Mức độ tác động của các nhân tố tác động đến tỷ lệ TSTK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 69)

4 .Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.5. Mức độ tác động của các nhân tố tác động đến tỷ lệ TSTK

Bảng 4.13 Kết quả hồi quy mơ hình (3.6) với phương pháp phương pháp hồi quy tác động có định (FEM) và bình phương bé nhất tổng quát (GLS) cho 137 công ty trong giai đoạn 2007 - 2012

BIẾN DỰ ĐOÁN HỆ SỐ HỒI QUY P-VALUE

C 1.702*** 0.000 SIZE (–) -0.116*** 0.000 MV_MB (+) -0.008* 0.097 CF 0.523*** 0.000 DIV (–) 0.211* 0.090 NWC (–) -0.497*** 0.000 CAPEX (+) -0.036 0.278 CFVOL (+) 0.291** 0.017 LEVERAGE (–) -0.188*** 0.000 R-squared 0.796 Prob(F-statistic) 0.000

Adjusted R-squared 0.753 Durbin-Watson stat 1.585

Ghi chú : * mức ý nghĩa 10%,** mức ý nghĩa 5%, *** mức ý nghĩa 1%

Kết quả ước lượng phần lớn là phù hợp với dự đoán ban đầu. Tỷ lệ TSTK giảm theo biến SIZE, NWC, LEVERAGE và tăng theo biến CF, DIV, CFVOL. Riêng biến MV_MB trái với dự đốn và có độ tin cậy không cao bằng các biến cịn lại; Và biến CAPEX khơng có ý nghĩa thống kê.

Đúng như dự đốn, biến SIZE nghịch biến với biến LIQUIDITY và có nghĩa thống kê cao ở mức ý nghĩa 1%. Điều này phù hợp với lý thuyết cũng như kết quả kiểm định thực nghiệm trước đó. Giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy là 0.1166. Tức là, khi biến SIZE tăng 1 đơn vị, hay tài sản doanh nghiệp tăng 1,71828 lần thì tỷ lệ TSTK trên tài sản ròng giảm 11,66%, tương đương khi tổng tài sản doanh nghiệp tăng 1% thì tỷ lệ TSTK trên tài sản ròng giảm 0,07%.

Biến MV_MB lại ngược với dự đốn và kết quả ước lượng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, khơng cao so với các biến cịn lại. Theo kết quả này, doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư lại làm giảm tỷ lệ TSTK tích trữ, tuy nhiên, lại ở mức độ không đáng kể. Khi MV_MB tăng 1% chỉ làm tỷ lệ TSTK trên tài sản rịng giảm 0.0008%. Vì vậy, gần như MV_MB khơng có tác động đến tỷ lệ TSTK.

Hệ số hồi quy của biến CF có giá trị tuyệt đối cao, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Khi tỷ lệ dịng tiền trên tài sản rịng tăng 1% thì tỷ lệ TSTK/TS ròng sẽ tăng 0.52%. Tức là khi doanh nghiệp tạo ra dịng tiền, sẽ dùng 52% để tích trữ dưới dạng TSTK.

Biến DIV biến động cùng chiều với tỷ lệ TSTK và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Khi tỷ lệ cổ tức /tài sản ròng tăng 1% làm tỷ lệ TSTK/Tài sản rịng giảm 0.2%

Biến chi tiêu vốn NWC có hệ số tương quan âm và có nghĩa thống kê cao ở mức ý nghĩa 1%, trùng với dự đoán ban đầu. Mức độ tác động của biến NWC lên biến phụ thuộc cũng rất cao. Khi tỷ lệ chi tiêu vốn trên tài sản rịng tăng 1% thì tỷ lệ TSTK trên tài sản rịng giảm 0.49%.

Biến CAPEX có tương quan âm nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này hàm ý các khoản đầu tư trong hiện tại của doanh nghiệp không làm ảnh hưởng đến hành vi tích trữ thanh khoản của doanh nghiệp.

Biến CFVOL có quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 5%. Điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu của luận văn và thống nhất với kết quả kiểm định trước đây ở các quốc gia khác. Theo kết quả này, các cơng ty có độ biến động dịng tiền càng cao thì tỷ lệ TSTK tích trữ càng cao. Giá trị tác động của biến CFVOL lên LIQUIDITY khá cao. Tức khi độ lệch chuẩn của dịng tiền/TS rịng bình qn tăng 1% thì tỷ lệ TSTK/TS rịng tăng 0.29%.

Biến LEVERAGE có tương quan âm với tỷ lệ TSTK và có ý nghĩa thống kê cao ở mức ý nghĩa 1%. Có nghĩa là khi tỷ lệ địn bẩy tăng 1% thì tỷ lệ TSTK trên tài sản ròng giảm 0.19%.

Kết quả hồi quy có độ phù hợp tương đối cao với hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.75. Và độ phù hợp trên là khác 0 có nghĩa (p-value của F-statistic nhỏ hơn các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%). Kết quả Durbin-watson của mơ hình là 1.717 gần giá trị tới hạn 2, tức phần dư ít có khả năng tự tương quan.

TĨM TẮT: Tóm lại, kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ TSTK có xu hướng trở về giá trị trung bình. Mơ hình tác động cố định (FEM) theo phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) tỏ ra hiệu quả nhất trong việc đo lường tác động của các nhân tố lên biến giải thích, với độ phù hợp cao (R2

chỉnh là 0.75 và có nghĩa). Theo đó, tỷ lệ TSTK bị tác động bởi các nhân tố quy mô, cổ tức, vốn luân chuyển ròng, biến động dòng tiền, đúng như giả thuyết ban đầu. Riêng biến dòng tiền tương quan dương với tỷ lệ TSTK và biến đòn bẩy tương quan âm với tỷ lệ TSTK, trong khi theo dự đoán ban đầu, 2 biến này khơng tác động đến tỷ lệ TSTK. Điều đó cho thấy khơng riêng gì lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng cũng tham gia giải thích hành vi dự trữ thanh khoản của doanh nghiệp. Kết quả này làm cho luận văn không thể kết luận về việc có tồn tại hay khơng một tỷ lệ TSTK. Riêng chi tiêu vốn lại khơng có tác động lên tỷ lệ TSTK và chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách có tác động nhưng lại ở mức độ rất nhỏ. Điều đó hàm ý doanh nghiệp không dự trữ thanh khoản vì mục đích phịng ngừa các cơ hội đầu tư trong tương lai cũng như phòng ngừa các chi phí đầu tư phát sinh cao ở các dự án trong hiện tại như dự đoán ban đầu của lý thuyết đánh đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)