Biến động dòng tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 33)

2 .Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm

c. Động cơ đầu cơ

2.2.7. biến động dòng tiền

Như đã trình bày ở trên, lý thuyết đánh đổi cho rằng các cơng ty có dịng tiền biến động cao sẽ có rủi ro xảy ra cầu tiền đột biến, vì vậy, cần tích trữ TSTK vì mục đích phịng ngừa. Các nghiên cứu thực nghiệm đều cho kết quả đúng với dự đoán lý thuyết về tương quan dương giữa độ biến động dòng tiền và tỷ lệ TSTK.

Sự khơng chắn chắn của dịng tiền được Kim (1998) đo lường bằng cách lấy độ lệch chuẩn của sai phân bậc 1 của dòng tiền chia cho bình quân giá trị sổ sách của tổng tài sản. Kim (1998) đo lường vừa biến động của dòng tiền hoạt động lẫn biến động của dòng tiền tự do. Kết quả cho thấy tương quan dương giữa biến động dịng tiền với tỷ lệ TSTK nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê ở một số phương pháp hồi quy. Đặc biệt, Kim (1998) nhận thấy khi thêm biến giả phân ngành vào thì mức độ tác động của biến động dòng tiền lên TSTK càng giảm đi và càng khơng có ý nghĩa thống kê.

Opler (1999) dùng độ biến động dòng tiền ngành trong khoảng thời gian 20 năm để đo lường chỉ tiêu này. Opler (1999) phân ngành theo tiêu chuẩn SIC cấp độ 2 (2-digit SIC) của Mỹ. Tương tự như biến cổ tức, biến biến động dòng tiền tương quan dương với biến tỷ lệ TSTK trong phương pháp hồi quy Fama- Macbeth (1973) và tương quan âm ở phương pháp hồi quy tác động cố định.

Iskandar-Datta và Jia (2012) tính độ biến động dịng tiền bằng cách lấy trung vị của độ lệch chuẩn dòng tiền ngành qua 8 năm trước đó (tối thiểu là 3 năm). Kết quả hồi quy cho thấy biến động dịng tiền có tác động cùng chiều đến tỷ lệ TSTK ở tất cả các quốc gia với mức độ tác động không đồng đều. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia nhạy cảm với biến này nhất và Úc là quốc gia ít nhạy

cảm nhất. Tác giả lý giải tâm lý ngại rủi ro của Nhật Bản và tâm lý thoải mái của Úc (theo nghiên cứu của Hofstede, 20017) có thể là nguyên nhân dẫn đến việc Nhận Bản thường thích dự trữ thanh khoản để phòng ngừa rủi ro dòng tiền nhiều hơn.

Nissim (2002) trong một bài nghiên cứu liên quan về dự báo dịng tiền đã tính tỷ lệ độ biến động dòng tiền bằng cách lấy độ lệch chuẩn của 5 năm liền kề tính đến năm nghiên cứu và chia cho tổng tài sản bình quân của cùng giai đoạn 5 năm trên. Dữ liệu nghiên cứu của Nissim (2002) không dài, từ năm 1983 đến năm 1997. Luận văn này chọn cách tính dịng tiền theo Nissim (2002) vì phù hợp với dữ liệu thời gian ngắn của bài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)