Chống thất thu thuế và nâng cao hiệu quả quản lý thuế các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 50 - 55)

5. Kết cấu luận văn:

3.2 Chống thất thu thuế và nâng cao hiệu quả quản lý thuế các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ

nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi tại cục thuế tỉnh Đồng Nai.

3.2.1. Cải cách quản lý thuế gắn liền với cải cách chính sách thuế

Để đơn giản và nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý thuế, cần xây dựng một hệ thống thuế với ít sắc thuế, số lƣợng thuế suất của mỗi sắc thuế là hạn chế, phạm vi miễn thuế hạn chế và có diện chịu thuế rộng sẽ dễ quản lý hơn và đem lại kết quả mức độ tuân thủ cao hơn. Các luật thuế phức tạp và khơng rõ ràng cũng gây khó khăn cho đối tƣợng nộp thuế trong việc tuân thủ và làm tăng chi phí tuân thủ luật. Một hệ thống thuế đơn giãn dẫn đến việc

giảm chi phí tuân thủ của đối tƣợng nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Chi phí tn thủ thuế cũng giống nhƣ chi phí quản lý cần đƣợc giảm.

Cải cách quản lý thuế và cải cách chính sách thuế gắn liền với nhau trong tổng thể cải cách hệ thống thuế và là hai bộ phận cấu thành không thể tách rời nhau của cải cách thuế tại các nƣớc trên thế giới.

Cải cách chính sách thuế và quản lý hành chính thuế cần đƣợc thực hiện trên nền tảng một hệ thống chính sách thuế ổn định, rõ ràng và đơn giản. Việc cải cách chính sách thuế và quản lý thuế cần phải đƣợc kết hợp chặt chẽ phù hợp.

3.2.2 Hồn thiện cơ cấu chính sách thuế cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đất nƣớc và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. kinh tế đất nƣớc và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

Dựa trên nội dung chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020, tác giả kiến nghị một số nội dung liên quan đến hệ thống thuế cần đƣợc tiến hành cải cách trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu tăng cƣờng sự tuân thủ thuế của DN, chống thất thu thuế, đặc biệt là các DN có vốn ĐTNN.

Mục tiêu:

Chính sách thuế đƣợc xây dựng bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, công bằng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tăng cƣờng sự tuân thủ thuế của các DN một cách đầy đủ, kịp thời và tự nguyện theo các quy định của luật thuế.

i. Đối với thuế giá trị gia tăng:

Thuế suất: Sửa đổi, bổ sung theo hƣớng giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ

chịu thuế suất 5% và tiến đến năm 2020, áp dụng cơ bản một mức thuế suất. Kinh nghiệm thực tế cho thấy từ khi thực hiện Luật thuế GTGT (năm 1999) đến nay, thuế suất thuế GTGT quy định nhiều mức thuế suất, đã làm cho chính sách thuế GTGT trở nên phức tạp, khó áp dụng và khơng cơng bằng, dẫn đến hành vi không tuân thủ thuế của DN nhƣ áp dụng sai thuế suất và lợi dụng sự phức tạp

để né, trốn thuế. Chính vì vậy, để khắc phục hạn chế này, chính sách cần thiết sớm sửa đổi.

Đối tượng chịu thuế GTGT: Sửa đổi theo hƣớng giảm bớt số lƣợng nhóm

hàng hóa, dịch vụ khơng chịu thuế GTGT. Mục tiêu để đơn giản và công bằng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của DN. Theo quy định hiện hành của luật thuế GTGT, đối tƣợng khơng chịu thuế GTGT rất phức tạp và khó thực hiện cho cả DN và cả CQT.

Điều kiện hoàn thuế GTGT: Về nguyên tắc, thuế GTGT đầu vào chƣa

đƣợc khấu trừ sẽ đƣợc hoàn lại đầy đủ sau kỳ khai thuế (nếu nhƣ DN đề nghị). Nhƣng trên thực tế, để giảm thời gian và chi phí hành chính của việc hồn thuế đối với các trƣờng hợp có số thuế nhỏ, hiện nay chính sách thuế của Việt Nam đã quy định điều kiện hoàn thuế GTGT trong các trƣờng hợp khác nhau với những mức ngƣỡng khác nhau mang tính chủ quan, điều này đã tạo ra sự không công bằng và rất phức tạp trong quá trình thực hiện.

Nên áp dụng điều kiện đƣợc hoàn thuế GTGT với một mức ngƣỡng tối thiểu (thấp hơn so với hiện nay là 200 triệu đồng) và thống nhất, không phân biệt thuế GTGT đầu vào chƣa khấu trừ hết của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa, của hàng hóa, dịch vụ phục xuất khẩu hay của tài sản đầu tƣ nhƣ hiện nay. Với quy định thống nhất, sẽ làm cho điều kiện về hoàn thuế GTGT rõ ràng, minh bạch, đơn giản, đặc biệt là công bằng hơn và hạn chế đƣợc tiêu cực trong q trình thực hiện. Hồn thiện phƣơng pháp tính thuế, kê khai thuế GTGT phù hợp với cơ chế kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc và thông lệ quốc tế.

ii. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế suất: Mặc dù luật thuế TNDN đã đƣợc điều chỉnh giảm mức thuế

suất qua nhiều lần, nhƣng đến nay mức thuế suất thuế TNDN ở Việt Nam đang áp dụng là 25% vẫn còn tƣơng đối cao so với các nƣớc. Mức thuế suất TNDN nên tiếp tục đƣợc điều chỉnh giảm theo lộ trình phù hợp và xuống dƣới 25% nhƣ nội dung trong chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế đã đặt ra nhằm tạo điều kiện để

DN có thêm nguồn lực tài chính, thu hút đầu tƣ các nƣớc, nâng cao năng lực cạnh tranh và cuối cùng đó cũng là mục tiêu tăng sự tuân thủ thuế của các DN.

Giảm mức thuế suất thuế TNDN ngoài việc tăng cƣờng mức độ tn thủ thuế, nó cịn hạn chế đƣợc tình trạng trốn, tránh thuế thông qua hoạt động chuyển giá của các DN có đặc điểm cơ cấu tổ chức phức tạp, có các giao dịch liên kết, đặc biệt các DN có vốn ĐTNN.

Ƣu đãi thuế TNDN: Đơn giản hóa chính sách ƣu đãi thuế TNDN để khắc

phục thực trạng ƣu đãi nhƣ hiện nay là nhắm đến nhiều mục tiêu nên đi kèm với nó là hàng loạt điều kiện đặt ra cho DN. Để đảm bảo tính hiệu quả và tính minh bạch hơn, chính sách ƣu đãi thuế TNDN phải đơn giản theo hƣớng hẹp về lĩnh vực, khuyến khích vào các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lƣợng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

Chính sách ƣu đãi thuế cần đƣợc ổn định. Việc sửa đổi, thay đổi thƣờng xuyên các chế độ ƣu đãi về thuế có thể làm cho DN cảm thấy hệ thống thuế phức tạp khó tuân thủ, đồng thời dễ tạo điều kiện phát sinh tiêu cực. Mặt khác, sự phức tạp của chính sách ƣu đãi thuế hiện nay đã và đang tạo ra nhiều cơ hội tránh né thuế cho DN.

Chống gian lận trong định giá chuyển giao ở các giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết. Nhà nƣớc cần thể chế hóa các quy định có tính pháp lý cao về xác định giá thị trƣờng trong các giao dịch liên kết. Có thể quy định ngay trong Luật thuế TNDN và có nghị định riêng quy định về định giá chuyển giao và các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm để nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLT trong lĩnh vực chống chuyển giá.

Hiện nay, hệ thống thuế Việt Nam chƣa có quy định cụ thể đối với lĩnh vực “chuyển giá” ngồi thơng tƣ 66/2010/TT-BTC có tính pháp lý chƣa cao và các quy định trong thông tƣ này về xác định giá thị trƣờng trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết chƣa phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, rất

phức tạp và khó thực hiện. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội cho các DN né tránh thuế trong thời gian qua và không những gây thất thu NSNN nghiêm trọng mà còn tác động rất lớn đến tinh thần thuế của các DN trong môi trƣờng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đặc biệt các DN đa quốc gia, DN có vốn ĐTNN.

Nhà nƣớc cần bổ sung các quy định để bao quát đƣợc các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trƣờng hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế nhƣ: hoạt động bán hàng đa cấp, thƣơng mại điện tử, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, hiện tƣợng “vốn mỏng” khi xác định chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay, điều chuyển hoặc đánh giá lại tài sản khi tái cơ cấu DN, thỏa thuận trƣớc về giá của các DN liên kết.

3.2.3. Hoàn thiện quản lý thuế

Để duy trì hệ thống QLT hiệu quả, phù hợp với những thay đổi thƣờng xuyên trong nền kinh tế định kỳ rà soát lại chiến lƣợc đang thực hiện xem xét có phù hợp với thực tế.

Khuyến khích sự tuân thủ thuế tự nguyện, tuyên truyền cho ĐTNT nhận thức đƣợc là không tuân thủ nghĩa vụ thuế, khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt nặng, thực hiện các biện pháp chế tài. Việc xử phạt các đối tƣợng tránh thuế, trốn thuế không phải là mục tiêu của ngành thuế. Quản lý thuế là một nghệ thuật, làm sao để thu đúng, thu đủ, cân đối giữa phục vụ hài lòng ĐTNT và thực hiện các biện pháp chế tài các luật và quy định về thuế để khuyến khích tuân thủ tự nguyện.

Ngành thuế cần khuyến khích tuân thủ thuế tự nguyện và giải quyết các rào cản trở ngại cho việc tuân thủ tự nguyện. Các rào cản cơ bản đến tuân thủ của ĐTNT là: sự bất bình đẳng trong hệ thống thuế; sự phức tạp của các luật thuế; các chƣơng trình tuyên truyền đối tƣợng nộp thuế yếu; mức độ liêm khiết và trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngành thuế thấp; ngành thuế khơng có khả năng đảm bảo sự trung lập trong quá trình khiếu nại và yếu kém trong các chƣơng trình thanh tra. Tuân thủ tự nguyện đi liền với hệ thống TK-TN thuế. Theo hệ thống tự TK-TN, ĐTNT chịu trách nhiệm về việc xác định nghĩa vụ

thuế của riêng mình và về tính chính xác và thời hạn kê khai và nộp thuế của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)