Nổi của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở hợp lý của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở việt nam (Trang 28 - 30)

Năm 2008 2009 GDP (nghìn tỷ đồng) 1.487 1.658* Thuế nhà, đất (nghìn tỷ đồng) 1,715 1,846 Tổng thu NSNN (nghìn tỷ đồng) 431,44 442,72** Tỷ trọng thuế nhà, đất/Tổng thu NSNN 0,40% 0,42% Tỷ trọng thuế nhà, đất/GDP 0,12% 0,11% Độ nổi của thuế nhà, đất 4,71 0,66 * Ƣớc tính, trích Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê, Tài khoản Quốc gia, Tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

** Bộ Tài chính, Tình hình thực hiện ngân sách Nhà nƣớc năm 2009 (có điều chỉnh theo sự thay đổi số thu thuế nhà, đất ƣớc tính cho năm 2009)

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Độ nổi của thuế tính đƣợc năm 2009 là 0,66, cho thấy mặc dù Luật thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp ra đời có đóng góp vào sự gia tăng số thu thuế nhà, đất nhƣng sự gia tăng này vẫn chậm hơn tốc độ tăng GDP quốc gia. Điều này cho thấy rằng các khu vực đang đi lên của nền kinh tế, cụ thể là các đối tƣợng hƣởng lợi từ q trình đơ thị hóa đã khơng bị đánh thuế đúng mức. Hơn nữa, nguồn thu thuế này vẫn chƣa tƣơng xứng với vai trị của nó. Cụ thể, thu thuế nhà, đất chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,42% tổng thu NSNN và 0,11% GDP, không thay đổi so với năm 2008.

Tính tốn thực tế khu Nam Sài Gịn để thấy rõ hơn bất cập của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Theo khung giá đất năm 2009 và năm 2010, giá đất khu Nam Sài Gịn khơng đổi với mức trung bình là 9.783.000 đồng/m2

. Theo quy định, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp khu Nam Sài Gòn năm 2009 và năm 2010 là không đổi. Chỉ số giá đất nền đô thị khu Nam Sài Gòn đƣợc Vinaland khảo sát đầu năm 2009 là 18.420.000 đồng/m2 và năm 2010 là 23.110.000 đồng/m2. Nhƣ vậy, từ năm 2009 đến năm 2010, độ nổi của thuế so với giá đất ở khu Nam Sài Gòn bằng 0 trong khi giá đất thị trƣờng tăng 29,57%.

Khảo sát thực tế đƣờng Lƣơng Thế Vinh, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tìm độ nổi của thuế nhà, đất so với giá đất thị trƣờng. Giá đất quy định năm 2009 và năm 2010 của tuyến đƣờng này là 4.320.000 đồng/m2. Giá thị trƣờng theo khảo sát giá đất bán trong khu vực năm 2009 là 11 triệu đồng/m2

và năm 2010 là 22 triệu đồng/m2. Do giá đất tính thuế khơng đổi từ năm 2009 sang năm 2010 nên độ nổi của thuế nhà, đất bằng 0, trong

khi giá đất thị trƣờng đã tăng 100%. Điều này cho thấy sự không tƣơng quan giữa thuế sử dụng đất phi nông nghiệp với giá đất thị trƣờng.

Nhƣ vậy, qua ƣớc tính số thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2008 và năm 2009, ta thấy rằng Luật thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp ra đời đã góp phần gia tăng số thu thuế nhà, đất. Tuy nhiên, về cơ bản nguồn thu thuế này vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu NSNN và GDP, chƣa thể hiện đƣợc mối quan hệ đồng biến với nền kinh tế và giá thị trƣờng nhà đất. Do đó, cơ sở thuế, thuế suất và giá tính thuế của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cần phải đƣợc mở rộng để tạo nguồn thu cao hơn cho NSNN và nổi theo nền kinh tế và giá thị trƣờng nhà đất.

3.3. Hiệu quả kinh tế

3.3.1. Hiệu quả kinh tế tối ƣu

Nhƣ đã trình bày từ mục 2.1, nhà đất là hàng hóa thiết yếu và có hạn nên cung và cầu nhà đất ít co giãn theo giá; thuế nhà, đất do đó ít ảnh hƣởng đến q trình phân bổ nguồn lực và ít gây tổn thất xã hội. Bên cạnh, vì tính cố định và hiển thị cao của nhà đất làm cho thuế nhà, đất trở thành một cỗ máy tạo nguồn thu tiềm năng và hiệu quả về kinh tế nếu Chính phủ biết tận dụng8

. Vậy Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã tận dụng triệt để ƣu thế của loại thuế này chƣa?

Theo quy định của Luật số 48/2010/QH12, thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bằng từ 0,03-0,15% giá đất UBND cấp tỉnh quy định. Ngày 14/02/2011, Bộ Tài nguyên – Môi trƣờng khẳng định giá đất do Nhà nƣớc quy định bằng 30-60% giá đất chuyển nhƣợng thực tế9

. Tính tốn chúng ta đƣợc thuế suất cũng nhƣ số thu thuế nhà, đất theo Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện chỉ bằng 0,009-0,09% so với giá trị thị trƣờng, một tỷ lệ rất thấp so với giá thị trƣờng. Nhƣ vậy, rõ ràng với cùng một nỗ lực thu thuế nhƣng chúng ta

8 Rosengard, Jay K. (1998), Hoàng Phƣơng d., Bùi Văn h.đ. (2006), Cải cách thuế bất động sản tại các nước

đang phát triển, Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright TP. Hồ Chí Minh, trang 19

9

Quang Duẩn (2011), “Giá đất Nhà nƣớc quy định chỉ bằng 30-60% giá đất chuyển nhƣợng thực tế”, Thanh

niên, truy cập ngày 15/02/2011 tại địa chỉ: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110215/Gia-dat-Nha-

chƣa tận dụng triệt để ƣu thế của loại thuế này hay sắc thuế này hiện chƣa đạt hiệu quả kinh tế tối ƣu.

3.3.2. Hiệu quả thu thuế

Từ số thu thuế ƣớc tính cho năm 2008 và số thu thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2008, tác giả thực hiện tính tỷ trọng thuế đất ở đô thị và đất SXKD phi nông nghiệp trong thu thuế nhà, đất và tổng thu thuế liên quan đến nhà và đất để phân tích.

Theo tính tốn từ Bảng 3.6, mặc dù diện tích đất ở đô thị và đất SXKD chiếm tỷ trọng rất thấp 1,21% tổng diện tích đất nhƣng tạo nguồn thu chủ yếu trong tổng thu thuế liên quan đến nhà và đất (chiếm 95,22% thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và 90,12% tổng thu thuế liên quan đến nhà và đất). Trong khi đó, diện tích nhà và các cơng trình xây dựng gắn liền trên đất ở đô thị và đất SXKD phi nông nghiệp sẽ gần bằng với diện tích đất. Do đó, nếu bỏ qua thuế nhà và các cơng trình gắn liền trên đất ở đơ thị và đất SXKD phi nông nghiệp là chúng ta đã bỏ qua một nguồn thu rất lớn cho NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở hợp lý của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở việt nam (Trang 28 - 30)