Hệ số tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 57)

yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP .HCM từ năm 2004 – 2012

3.1. Kết quả nghiên cứu từ mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu

3.1.4. Hệ số tương quan giữa các biến

Bảng 3.4: Hệ số tương quan giữa các biến các biến độc lập đối với các biến phụ thuộc

Biến số ROA ROE NIM

Tỷ lệ vốn CA 0.0002609 -0.8244281 0.0174926 Chất lượng tài sản AQ 0.0504881 0.6584524 -0.2893792 Hiệu quả quản trị ME 0.0199273 0.2015879 -0.0286637 Thanh khoản LM -0.0008632 -0.0249111 0.0015399 GDP 0.0003121 -0.0002118 -0.0012646 Lạm phát -0.0000849 -0.0001518 0.0002432

Nguồn : Từ kết quả hồi quy

Bảng 3.4 chỉ ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Từ bảng có thể thấy, tỷ lệ vốn tương quan dương với ROA và NIM. Mối quan hệ này có thể cho thấy ngân hàng không phải đối mặt với biến động trong lợi nhuận nhờ sử dụng địn bẩy. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn có tương quan âm với ROE. Điều này phù hợp với lập luận thông thường rằng tỷ lệ vốn cao hơn sẽ khuyến khích ngân hàng đầu tư vào tài sản an

toàn hơn, chẳng hạn như các khoản vay hoặc chứng khốn có ít rủi ro hơn, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Chất lượng tài sản thể hiện bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ có tương quan dương đến ROA và ROE nhưng có tương quan âm đến NIM. Điều này là do lợi nhuận của các NHTM Việt Nam chủ yếu là từ hoạt động cho vay, Ngân hàng càng cho vay nhiều thì lợi nhuận càng nhiều, tuy nhiên nợ xấu cũng sẽ gia tăng hơn trước.

Một biến giải thích khác, hiệu quả quản trị có tương quan dương với ROA và ROE nhưng có tương quan âm với NIM. Lợi nhuận biên tế ròng càng cao, ngân hàng càng thu được nhiều lợi nhuận và phát triển càng bền vững. Tuy nhiên, tỷ số Lợi nhuận biên tế rịng càng cao có thể phản ánh hoạt động cho vay càng nhiều rủi ro đi kèm với khoản lỗ lớn hơn khi cho vay. Điều này cho thấy hiệu quả quản trị của ngân hàng kém đi.

Quản trị thanh khoản tương quan âm với ROA và ROE và tương quan dương với NIM.

Kiểu quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và lợi nhuận ngân hàng là hỗn hợp. GDP tương quan dương với ROA nhưng lại tương quan âm với ROE và NIM. Lạm phát tương quan âm với ROA và ROE nhưng lại tương quan dương với NIM. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, tương quan đều không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)