Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 73)

yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP .HCM từ năm 2004 – 2012

3.3. Một số kiến nghị trong việc hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

3.3.2.3. Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh

tranh cao

Phát triển thị trường tiền tệ an tồn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các NHTM. Tăng số lượng và chủng loại chứng khốn có độ an tồn và tính thanh khoản cao được phép

giao dịch trên thị trường mở; đồng thời nới lỏng các hạn chế tiếp cận thị trường đối với các NHTM. Tăng cường sự liên kết hoạt động và quản lý, điều hành giữa các thị trường tiền tệ bộ phận; giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khốn, trong đó cần nâng cao và hoàn thiện các thị trường: thị trường liên ngân hàng, ngoại tệ, thị trường mở…Hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường tiền tệ.

Bên cạnh đó cần cải tổ các ngân hàng chính sách trở thành các định chế độc lập và ổn định về mặt tài chính để thị trường tiền tệ, ngân hàng được lành mạnh hơn qua đó tạo mơi trường tiền tệ, ngân hàng thuận lợi cho các NHTM hoạt động; kinh nghệm quốc tế về tính hiệu quả của loại hình tổ chức này là không đồng nhất, hầu hết là không hiệu quả trong việc hồn thành các mục tiêu, khơng hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn đang khan hiếm và làm méo mó thị trường ngân hàng. Cần giảm mức độ phức tạp trong cấu trúc sở hữu nhằm loại bỏ các xung đột lợi ích hiện tại cũng như trong tương lai giữa chủ sở hữu và ban điều hành; đồng thời thúc đẩy quản trị ngân hàng hiệu quả và minh bạch hơn; có biện pháp để thúc đẩy việc hợp nhất các ngân hàng để thị trường có định chế hơn nhưng có khả năng cạnh tranh và hiệu quả cao hơn.

Cần có các biện pháp nhằm tạo ra sự minh bạch và công khai thông tin lớn hơn sẽ giúp đảm bảo được sự ổn định và lành mạnh của các ngân hàng và khiến cho các ngân hàng dễ dàng và ít tốn kém hơn trong việc huy động vốn từ những người gửi tiền và các nhà đầu tư. Như vậy, có những mối quan hệ hỗ trợ quan trọng giữa những giá trị cốt lõi này khiến gia tăng thêm những lợi ích trong việc kết hợp chúng trong một cấu trúc các chiến lược tổng thể.

3.3.2.4. Phát triển ứng dụng công nghệ và hệ thống thanh tốn

Phát triển ứng dụng cơng nghệ: hồn thiện các quy định pháp lý liên quan đến việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ ứng dụng Internet như: e-banking, home banking… phù hợp với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân hàng hiện đại; tạo và xây dựng trung tâm thông tin, dữ liệu, định hướng phát triển công nghệ cho các NHTM thực hiện đồng bộ…Triển khai việc ứng dụng

công nghệ thông tin trong công tác thanh tra giám sát, quản trị, điều hành thông tin, báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM. Xây dựng hệ thống thanh toán an toàn, hiệu quả và hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của các nước trong khu vực về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khuôn khổ thể chế và dịch vụ thanh toán.

Hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động thanh tốn, hồn thiện các đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực công, khu vực tư gồm doanh nghiệp và dân cư, hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng, trung tâm chuyển mạch thể thống nhất, xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ các dịch vụ bán lẻ, kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia. Xây dựng hệ thống thanh toán hỗ trợ cho hàng loạt giao dịch bán lẻ chi phí thấp, bao gồm việc mở rộng hệ thống thanh toán bù trừ bán lẻ liên ngân hàng, bao gồm tất cả các lựa chọn thanh toán bán lẻ, hoạt động thanh toán bù trừ Banknet, thanh toán qua mạng và thanh toán qua điện thoại.

3.3.2.5. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của thanh tra, giám sát ngân hàng

Đảm bảo các quy chế thanh tra và giám sát của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được triển khai một cách hiệu quả và đồng bộ trên toàn quốc; xây dựng và ban hành các chuẩn mực tối thiểu về quản lý rủi ro và an toàn hoạt động ngân hàng của Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực quốc tế hiện hành, đồng thời phải giám sát việc thực hiện nghiêm túc trong việc đảm bảo các quy định này; xác định ra bất kỳ một ngân hàng nào có khả năng gặp khó khăn cho việc đáp ứng được các yêu cầu về an toàn hoạt động, nếu ngân hàng nào không đáp ứng được quy định về chỉ tiêu an toàn này, các ngân hàng phải trình bày kế hoạch giải quyết trong một khoản thời gian hợp lý để thực hiện việc tuân thủ; đẩy nhanh việc giám sát các ngân hàng yếu kém hơn trong hệ thống, và thiết lập các quy trình rút lui để thúc đẩy việc sáp nhập hoặc đóng cửa các ngân hàng chưa đủ vốn và yếu kém này.

Nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN được nâng cao gắn liền với tính minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình, báo cáo của NHNN trước Quốc hội, Chính phủ và công chúng đã được quy định rõ trong Luật NHNN. Đây là nội dung mới, quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng Trung Ương nhằm minh bạch hóa, cơng khai hóa các quyết định trong điều hành của mình khơng những với cơ quan cấp trên mà còn với công chúng, thị trường. Hiện nay, NHNN cũng đã thành lập vụ dự báo thống kê tiền tệ với nhiệm vụ: thu thập, phân tích và xử lý các thơng tin, dự báo diễn biến tiền tệ, hoạt động ngân hàng cán cân thanh toán quốc tế…; làm đầu mối cung cấp thông tin, số liệu thống kê tiền tệ, số liệu liên quan đến hoạt động ngân hàng cho các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên trong thực tế các thông tin về diễn biến tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cán cân thanh tốn quốc tế,…đơi khi vẫn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của công chúng và chưa tạo niềm tin đối với cơng chúng, ví dụ về hiện tượng găm giữ USD. Do đó, NHNN cũng phải nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm cũng như chất lượng trong việc cung cấp các thông tin về sự phát triển của khu vực tài chính ngân hàng cho công chúng. Thông tin đáng tin cậy và kịp thời sẽ tạo niềm tin cho cơng chúng qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ cũng như cho hoạt động của các NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với việc xem xét các yếu tố đặc thù của ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khốn TP.HCM thơng qua mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến, kết quả cho thấy lượng vốn an toàn tối thiểu, chất lượng tài sản và hiệu quả quản trị ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các NHTM niêm yết. Tuy nhiên, các chỉ số kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát khơng có ý nghĩa thống kê do hạn chế mẫu nhỏ và thời gian nghiên cứu ngắn. Từ các kết quả trên, tác giả đưa ra một số đề xuất gợi ý trong phạm vi liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ mơ hình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp phân tích định lượng trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ 2004 – 2012, bài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá hiệu quả hoạt động của 05 ngân hàng niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Đồng thời, bài viết đã đưa ra một số vấn đề gợi ý giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Sở Giao dịch TP.HCM.

Nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy lượng vốn an toàn tối thiểu, chất lượng tài sản và hiệu quả quản trị ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các NHTM niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Tuy nhiên, tác động của thanh khoản và các biến số kinh tế vĩ mô đối với lợi nhuận đạt được của ngân hàng thương mại không nhiều. Vai trò của cơ cấu sở hữu đối với toàn bộ hoạt động của các NHTM niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khốn TP.HCM là khơng đáng kể.

Vì một số hạn chế của mơ hình như mẫu nghiên cứu nhỏ và giai đoạn phân tích ngắn nên các biến kinh tế vĩ mơ chưa có ý nghĩa thống kê và độ tin cậy chưa cao, do đó bài nghiên cứu tạo tiền đề để tập trung nghiên cứu tác động của các biến, mở rộng giai đoạn nghiên cứu, mở rộng mẫu nghiên cứu để đánh giá hiệu quả hoạt động đạt được của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Do đó, tác giả luận văn rất mong nhận được những sự đóng góp và bổ sung của các nhà nghiên cứu khác để luận văn đạt chất lượng hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính các năm 2004 – 2012 của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

2. Báo cáo tài chính các năm 2004 – 2012 của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

3. Báo cáo tài chính các năm 2004 – 2012 của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.

4. Báo cáo tài chính các năm 2004 – 2012 của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam.

5. Báo cáo tài chính các năm 2004 – 2012 của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín.

6. Cơng ty cổ phần chứng khoán Bản việt – Báo cáo phân tích ngành ngân hàng – tháng 12/2012.

7. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Stata – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

8. Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012), Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam, Tạp chí Khoa học 2012:21a 158-168.

9. Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013), Phân tích hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế tháng

04/2013.

10. Nguyễn Khắc Minh (2004), Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, Kinh tế lượng

Anh – Việt, NXB Khoa học kỹ thuật.

11. Nguyễn Minh Sáng (2012), Phân tích hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí cơng nghệ

12. Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh (2013), Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế

tháng 10/2013.

13. Perter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Dịch từ Tiếng Anh, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Tài chính.

14. Trầm Thị Xuân Hương và Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội.

15. Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động

xã hội.

Tiếng Anh

1. Athanasoglou, P.P., Sophocles, N.B., Matthaios, D.D. (2005), Bank- specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability,

Working paper, Bank of Greece. 1(1), 3-4.

2. Ilhomovich, S.E. (2009), Factors affecting the performance of foreign banks

in Malaysia, Malaysia: A thesis submitted to the fulfillment of the requirements for the

degree Master of Science (Banking) College of Business (Finance and Banking.)

3. Khrawish, H.A. (2011), Determinants of Commercial Banks Performance: Evidence from Jordan, International Research Journal of Finance and Economics.

Zarqa University, 5(5), 19-45.

4. Olweny, T., Shipho, T.M. (2011), Effects of Banking Sectoral Factors on the Profitability of Commercial Banks in Kenya, Economics and Finance Review,

1(5), 1-30.

5. Vincent Okoth Ongore and Gemachu Berhanu Kusa (2013), Determinants of Financial Performance of Commercial Banks in Kenya, pp.237-252.

6. Vong, A, Hoi, S. (2009), Determinants of Bank Profitability in Macao. Faculty of Business Administration, University of Macau.

7. Wen, W. (2010), Ownership Structure and Banking Performance: New Evidence in China, Universitat Autònoma de Barcelona Departament D’economia de

L’empresa, 2010.

Cổng thông tin điện tử

1. Số liệu GDP của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012

http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=8216

2. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012

http://data.worldbank.org/country/vietnam

3. Số liệu nợ xấu các nước trên thế giới giai đoạn 2004 – 2012

Phụ lục 1: Chi tiết danh sách NHTM trong mẫu nghiên cứu

STT TÊN NGÂN HÀNG MÃ CK SÀN

1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam CTG HSX

2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB HSX

3 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MBB HSX

4 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín STB HSX

Phụ lục 2: Các yếu tố trong mơ hình CAMELS

- Mức độ an tồn vốn (Capital Adequacy).

- Chất lượng tài sản có (Asset Quality), trong đó việc quản lý rủi ro tín dụng được chú ý nhiều nhất.

- Quản lý (Management). Vai trị quản lý sẽ quyết định thành cơng trong hoạt động của NHTM, các quyết định quản lý sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản có, mức độ tăng trưởng của tài sản có, mức độ thu nhập…Và để đánh giá chất lượng quản lý của nhà quản lý cần dựa vào năng lực của lãnh đạo, việc nhà quản lý có tn thủ các quy định pháp luật khơng, khả năng lập kế hoạch, khả năng ứng phó với sự thay đổi của thị trường, chất lượng các chính sách và khả năng kiểm soát việc tuân thủ các chính sách.

- Lợi nhuận (Earning). Trong đó chú ý đến các nguồn thu nhập chính của NHTM là thu từ lãi, thu từ lệ phí, hoa hồng, thu từ kinh doanh mua bán, thu nhập khác. - Thanh khoản (Liquidity). Để đánh giá tính thanh khoản của NHTM, cần đánh giá

nhiều chỉ tiêu. Chỉ tiêu thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền, và khách hàng của NHTM.

Phụ lục 3: Nguồn dữ liệu chạy mơ hình hồi quy được tính tốn từ BCTC của các NHTM niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM giai đoạn 2004 – 2012

CK DN Năm Year M ROA ROE NIM CA AQ ME LM GDP LP

CTG 1 2004 1 1 (0.033865781) (3.207813107) 0.029806012 0.01075172 (1.99156778) 0.901900054 7.7 7.76 1 2005 2 1 0.004536601 0.084621325 0.032663416 0.04318919 0.20969178 0.884404701 8.4 8.28 1 2006 3 1 0.006127994 0.106924458 0.029548875 0.04162375 0.014100000 0.24804063 0.875925695 8.17 7.39 1 2007 4 1 0.009205091 0.107964013 0.032269875 0.06409210 0.026056535 0.29604551 0.906807074 8.48 8.30 1 2008 5 1 0.012585276 0.146274379 0.041446191 0.06372300 0.018400000 0.48292016 0.992745535 6.23 23.12 1 2009 6 1 0.006884294 0.101299403 0.021318030 0.05157031 0.006133517 0.56232967 1.098567422 5.32 7.05 1 2010 7 1 0.012504448 0.187419371 0.041446866 0.04941463 0.006569199 0.44678032 1.137365394 6.78 8.86 1 2011 8 1 0.018219597 0.219150426 0.050740184 0.06185552 0.007511633 0.46958967 1.140553049 5.89 18.68 1 2012 9 1 0.016221269 0.182948128 0.040255662 0.06677758 0.014668986 0.49110783 1.15306113 5.03 9.09

CK DN Năm Year M ROA ROE NIM CA AQ ME LM GDP LP

STB 2 2004 1 0 0.019146151 0.156652227 0.039819317 0.09333061 0.71937105 0.760815185 7.7 7.76 2 2005 2 0 0.021779377 0.126305306 0.042553683 0.13143086 0.005500000 0.70905501 0.796150397 8.4 8.28 2 2006 3 0 0.024674060 0.163788268 0.043645795 0.11585102 0.007300000 0.71859787 0.821988250 8.17 7.39 2 2007 4 0 0.024499002 0.190198892 0.031749659 0.11381960 0.002300000 0.82211922 0.799832515 8.48 8.30 2 2008 5 0 0.016217858 0.123057001 0.021337944 0.11336625 0.006000000 0.80636288 0.758937059 6.23 23.12 2 2009 6 0 0.020909026 0.158395469 0.032474843 0.10139249 0.006436931 0.67981637 0.985801026 5.32 7.05 2 2010 7 0 0.016802241 0.133517882 0.035975144 0.09199159 0.005389114 0.65028416 1.052969490 6.78 8.86 2 2011 8 0 0.019585065 0.142053181 0.047456020 0.10282756 0.005751551 0.65277065 1.072540573 5.89 18.68 2 2012 9 0 0.008992474 0.074732156 0.052971543 0.08829149 0.020481502 0.37089539 0.894088085 5.03 9.09

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 73)