Chƣơng 2 : Cơ chế FTP tại BIDV và tác động đến hiệu quả tại chi nhánh
2.2. Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV
Căn cứ thực hiện:
- Quyết định số 10033/QĐ-NVKD1 ngày 26/12/2006 của Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt nam về việc ban hành Cơ chế Định giá chuyển vốn. Thời điểm chính thức áp dụng cơ chế mới là ngày 13/01/2007.
- Công văn số 201/ CV-NVKD1 ngày 12/01/2007 của Ban Nguồn vốn và kinh doanh vốn Ngân hàng ĐT&PT Việt nam về việc hướng dẫn triển khai Cơ chế Định giá chuyển vốn
- Quyết định số 7038/QĐ-ALCO3 ngày 31/12/2010 của Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt nam về việc ban hành Cơ chế Định giá chuyển vốn (Bổ sung và sửa đổi Quyết định số 10033/QĐ-NVKD1).
2.2.1. Mục đích
Quản lý vốn tập trung nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác điều hành vốn nội bộ; tạo cơ chế kinh doanh có tính nhất qn và bình đẳng chung cho các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc (các đơn vị kinh doanh); Phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, công bằng để đánh giá đúng mức độ đóng góp của các đơn vị kinh doanh vào thu nhập chung của toàn hệ thống trên cơ sở phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác tiềm năng thế mạnh trên từng địa bàn;
Tập trung quản lý rủi ro về Hội sở chính, đặc biệt là quản lý được các rủi ro trong công tác quản trị vốn như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản;
Quản lý vốn tập trung nhằm cân đối một cách hiệu quả nhất cho các mục tiêu sử dụng vốn theo định hướng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an tồn theo quy định, kiểm sốt rủi ro, đạt được các chỉ tiêu tài chính tốt nhất của ngân hàng.
2.2.2. Nguyên tắc định giá
Nguyên tắc 1: Định giá chuyển vốn được áp dụng trên toàn bộ các giao dịch phát sinh liên quan đến sự dịch chuyển dòng vốn của đơn vị.
Nguyên tắc 2: Việc thu lãi, trả lãi FTP hồn tồn mang tính nội bộ mà khơng có sự dịch chuyển thật của dòng tiền.
Nguyên tắc 3: Tại một kỳ hạn FTP nhất định, FTP áp dụng thống nhất cho các giao dịch bán vốn (hoặc mua vốn) cho tất cả các địa bàn (không phân biệt theo địa bàn), đơn vị kinh doanh.
- Luôn theo sát lãi suất thị trường, được điều chỉnh thường xuyên phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường.
- Phù hợp với tình hình cân đối thực tế và kế hoạch cân đối vốn trong tương lai của BIDV. FTP có thể biến động cao hơn, thấp hơn lãi suất thị trường để khuyến khích/hạn chế quy mơ một số khoản mục, kỳ hạn, loại tiền phục vụ mục đích tái cơ cấu bảng TKTS.
- Đảm bảo tỷ lệ thu nhập cận biên cho đơn vị kinh doanh trong từng thời kỳ.
2.2.3. Công thức xác định FTP mua/bán vốn
FTPmua vốn = I1 + M1
FTPbán vốn = I2 + M2 Trong đó:
- I1: là lãi suất huy động thị trường tương ứng với từng đối tượng khách hàng và từng kỳ hạn cụ thể.
Đối với khách hàng cá nhân: I1 là lãi suất tiết kiệm trả lãi sau.
Đối với khách hàng doanh nghiệp: I1 là lãi suất huy động thị trường 1 áp dụng cho các tổ chức kinh tế.
Đối với khách hàng định chế tài chính:
Đối với Tài sản Nợ có kỳ hạn < 3 tháng: trong từng thời kỳ, I1 được quy định là lãi suất bình quân liên ngân hàng hoặc lãi suất huy động thị trường 1 cho phù hợp.
Đối với Tài sản Nợ có kỳ hạn > 3 tháng: I1 là lãi suất huy động thị trường 1 áp dụng cho các tổ chức kinh tế.
- M1: là tỉ lệ thu nhập lãi bán vốn cận biên của đơn vị kinh doanh tương ứng với từng kỳ hạn cụ thể. Tỷ lệ M1 do Tổng Giám đốc và Hội đồng ALCO quyết định trong từng thời kỳ, phù hợp với chủ trương bình ổn hoặc khuyến khích/ hạn chế quy mơ, chất lượng của các khoản mục.
- I2: là lãi suất cơ sở để làm căn cứ xác định lãi suất bán vốn cho từng kỳ hạn cụ thể.
Đối với Tài sản Có có kỳ hạn < 12 tháng: I2 là FTP mua vốn ở kỳ hạn tương ứng.
Đối với Tài sản Có có kỳ hạn > 12 tháng: I2 là lãi suất bình quân tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau kỳ hạn 12 tháng của BIDV hoặc lãi suất huy động tối đa được quy định phù hợp trong từng thời kỳ.
- M2: là tỉ lệ chi phí mua vốn cận biên của đơn vị kinh doanh phải trả cho Trung tâm vốn. Tỷ lệ M2 được xác định theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài, M2 càng lớn và phải đảm bảo tối thiểu bù đắp chi phí vốn đầu vào mang tính chất lãi gồm chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi.
2.2.4. Tƣơng quan giữa FTP mua vốn và FTP bán vốn:
Áp dụng 1 giá, 2 giá FTP:
Thông thường, Trung tâm vốn áp dụng 2 giá FTP theo nguyên tắc FTPbán vốn > FTPmua vốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp điều kiện thị trường biến động, nguồn vốn của BIDV có xu hướng thiếu hụt, chi phí huy động vốn tăng cao, Trung tâm vốn áp dụng 1 giá FTP mua vốn = FTP bán vốn, hỗ trợ chi phí vốn đầu vào của chi nhánh (M2 = 0) để gia tăng khả năng huy động vốn. Điển hình như trong giai đoạn đầu năm 2010, là giai đoạn các ngân hàng bắt đầu cuộc chạy đua LS huy động, Trung tâm vốn áp dụng 1 giá FTP mua vốn = FTP bán vốn nhằm tạo điều kiện cho chi nhánh chủ động hơn trong việc đàm phán LS với khách hàng. Cơ chế này được duy trì đến cuối tháng 4/2010.
Bảng 2.2. Hội Sở Chính áp dụng Giá FTP mua vốn = FTP bán vốn
Kỳ hạn
FTP mua vốn VND (%/năm) FTP bán vốn VND(%/năm) (áp dụng từ ngày 20/01/10) (áp dụng từ ngày 20/01/10) Tổ chức kinh tế Dân cƣ Định chế tài chính Tổ chức kinh tế Dân cƣ Định chế tài chính KKH 7.5 5.5 7.5
Qua đêm 7.5 5.5 7.5 10 10 10 1 tuần 10.7 10.7 11 10.7 10.7 11 2 tuần 10.7 10.7 11 10.7 10.7 11 3 tuần 11 11 11 11 11 11 1->12 tháng 11.5 11.5 12 11.5 11.5 11.5 12 Tháng 11.5 11.5 11.5 11.6 11.6 11.6
Tƣơng quan giữa FTP mua vốn và FTP bán vốn:
- Trong điều kiện thị trường ổn định, lãi suất khơng có biến động mạnh, tình hình nguồn vốn của BIDV được đảm bảo, thông thường đối với một kỳ hạn chuyển vốn nhất định, FTP mua vốn nhỏ hơn FTP bán vốn (chênh lệch M2).
- Trong điều kiện thị trường có biến động tăng, lãi suất điều chỉnh 1 lần hoặc nhiều lần trong 1 quý tăng cao hơn 1% và/hoặc tình hình nguồn vốn của BIDV có xu hướng thiếu hụt hoặc chủ trương khuyến khích tăng huy động vốn đối với từng đối tượng, đối với một kỳ hạn chuyển vốn nhất định, FTP mua vốn có thể lớn hơn hoặc bằng (>) FTP bán vốn.
- Trong điều kiện lãi suất thị trường biến động giảm, lãi suất điều chỉnh 1 lần hoặc nhiều lần trong 1 quý giảm thấp quá 1% và/hoặc tình hình nguồn vốn của BIDV dư thừa, đối với một kỳ hạn chuyển vốn nhất định, FTP mua vốn có thể nhỏ hơn (<) FTP bán vốn nhiều. Mức chênh lệch giữa FTP mua và bán vốn tùy thuộc vào mức độ dư thừa nguồn vốn.
2.2.5. Các cơ chế bổ trợ:
Tùy điều kiện thị trường và tình hình cân đối vốn của BIDV, trong từng thời kỳ, Hội sở chính sẽ quy định lãi suất huy động vốn, cho vay cụ thể với từng kỳ hạn, từng khoản mục để phù hợp với tình hình thực tế của BIDV.
Ngoài ra, khi thị trường lãi suất diễn biến nhanh, mạnh, lãi suất tăng quá cao hoặc quá thấp, kết hợp với tình hình cân đối vốn có thể dư thừa hoặc thiếu hụt,
ngồi cơ chế FTP, Hội sở chính sử dụng các cơng cụ khác hỗ trợ điều hành vốn như cấp bù lãi suất, giảm trừ FTP, cơ chế động lực, khen thưởng.
Ví dụ:
- Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ban hành Cơ chế động lực trong công tác huy động vốn năm 2010 tại công văn số 1458/CV- ALCO3. Theo đó, ban hành các điều kiện và cách tính khen thưởng cho chi nhánh có sự tăng trưởng trong huy động vốn bình quân, tăng trưởng huy động vốn bán lẻ, huy động vốn không kỳ hạn ổn định. (Phụ lục 01)
- Trên cơ sở chi nhánh làm tờ trình đề nghị cấp bù đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được cấp bù, Hội sở chính đồng ý cấp bù phần chênh lệch cho chi nhánh nhằm đảm bảo chi nhánh hoà vốn hoặc vượt FTP 1 khoản cố định. (Phụ lục 02)
2.2.6. Định giá cho các giao dịch mua bán vốn
Căn cứ định giá
- Đối tượng định giá: được xác định cho các đối tượng hay sản phẩm cụ thể của Tài sản Nợ và Tài sản Có trên Bảng Tổng kết tài sản của đơn vị kinh doanh.
- Đối tượng khách hàng: là đối tượng nào trong ba đối tượng khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế hay định chế tài chính.
- Kỳ hạn định giá: là kỳ hạn danh nghĩa của giao dịch được quy về kỳ hạn FTP tương ứng.
- Đồng tiền định giá: là VND; USD hay EUR.
- Ngày định giá: là ngày phát sinh giao dịch hoặc ngày xác định lại lãi suất.
Định giá cho các giao dịch xác định kỳ hạn
- Các giao dịch có xác định kỳ hạn được định giá FTP mua/bán vốn tại ngày phát sinh hoặc ngày xác định lại lãi suất của giao dịch theo kỳ hạn FTP tương ứng với kỳ hạn danh nghĩa của giao dịch đó.
- FTP mua/bán vốn áp dụng cho các giao dịch xác định được kỳ hạn được cố định trong suốt kỳ hạn định giá lại của giao dịch đó (kể cả trong trường hợp Trung tâm vốn điều chỉnh FTP mua/bán vốn trong kỳ định giá lại của giao dịch đó).
Định giá cho các khoản mục không xác định kỳ hạn
- Các khoản mục không xác định kỳ hạn được quy định kỳ hạn FTP theo tính chất hoạt động của khoản mục đó.
- Tùy theo tính chất của khoản mục Tài sản Nợ/Tài sản Có để phân loại theo kỳ hạn FTP thích hợp.
- FTP mua/bán vốn áp dụng cho các khoản mục không xác định kỳ hạn là FTP áp dụng cho khách hàng tổ chức kinh tế.
- FTP mua/bán vốn áp dụng cho các khoản mục không xác định kỳ hạn được cập nhật mới hàng ngày theo bảng giá FTP mua/bán vốn do Trung tâm vốn cơng bố và có hiệu lực từ ngày có thay đổi lãi suất FTP.
Định giá cho các giao dịch lãi suất cố định
- Các giao dịch lãi suất cố định được áp dụng FTP mua/bán vốn cố định cho toàn bộ kỳ hạn giao dịch kể từ thời điểm phát sinh (ngày hiệu lực) đến ngày đáo hạn của giao dịch đó.
Định giá cho các giao dịch lãi suất thả nổi
Các giao dịch lãi suất thả nổi được áp dụng FTP mua/bán vốn thả nổi.
- Đối với các giao dịch tiền gửi lãi suất thả nổi: Các khoản tiền gửi lãi suất thả nổi được áp FTP mua vốn mới theo kỳ hạn danh nghĩa tương ứng tại ngày điều chỉnh lãi suất huy động gần nhất với khách hàng. Thời gian áp dụng: tính từ ngày điều chỉnh lãi suất huy động gần nhất đến ngày điều chỉnh lãi suất huy động tiếp theo (hoặc ngày đáo hạn).
- Đối với các khoản cho vay lãi suất thả nổi: Các khoản cho vay lãi suất thả nổi được áp FTP bán vốn cùng kỳ hạn danh nghĩa của khoản vay tại “ngày điều
chỉnh” gần nhất. “Ngày điều chỉnh”: là ngày điều chỉnh lãi suất cho vay danh nghĩa hoặc ngày điều chỉnh lãi suất cho vay thực tế. Trong đó:
Ngày điều chỉnh lãi suất cho vay danh nghĩa là ngày điều chỉnh lãi suất cho
vay theo cam kết tại hợp đồng tín dụng, được thể hiện qua thơng tin định giá lại do chi nhánh nhập trên phân hệ tín dụng. Trên phân hệ tín dụng, ngày điều chỉnh lãi suất cho vay danh nghĩa là ngày có giá trị bằng ngày định giá lại (trong tương lai) trừ một kỳ định giá lại. Đến ngày định giá lại do chi nhánh nhập trên phân hệ tín dụng, ngày điều chỉnh lãi suất cho vay danh nghĩa chính là ngày định giá lại đó.
Ngày điều chỉnh lãi suất cho vay thực tế là ngày hiệu lực của lãi suất cho vay
mới, hay ngày “effective date” trên phân hệ tín dụng, có thể trùng hoặc khác với ngày chi nhánh thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay trên phân hệ (posting date).
FTP áp cho các khoản cho vay lãi suất thả nổi là FTP bán vốn cùng kỳ hạn
danh nghĩa của khoản vay tại “ngày điều chỉnh”.
Thời gian áp dụng: tính từ “ngày điều chỉnh” gần nhất đến “ngày điều chỉnh”
tiếp theo (hoặc ngày đáo hạn).
Định giá cho một giao dịch huy động quay vòng
- Các khoản huy động vốn quay vòng được áp FTP mua vốn cùng kỳ hạn (kỳ hạn của khoản tiền gửi khi quay vòng) tại ngày bắt đầu kỳ quay vòng mới (ngày đáo hạn của kỳ gốc).
- Trường hợp khoản huy động quay vịng có điều chỉnh lãi suất, chương trình áp FTP mua vốn theo nguyên tắc như đối với các khoản huy động mới có điều chỉnh lãi suất tiền gửi.
- Đối với một khoản huy động được quay vòng một hoặc nhiều lần, kỳ hạn FTP áp cho giao dịch quay vòng huy động vốn tương ứng với kỳ hạn quay vòng của giao dịch.
- Trong trường hợp đặc biệt hoặc trong từng thời kỳ, Hội sở chính có quy định cụ thể về cơ chế FTP mua vốn áp dụng riêng cho từng sản phẩm huy động quay vòng.
Định giá giao dịch gia hạn một khoản cho vay
- Ngày định giá: FTP áp cho mỗi lần gia hạn một khoản vay là FTP bán vốn tại ngày đáo hạn liền trước. Trường hợp khoản vay gia hạn có điều chỉnh lãi suất cho vay thì ngày định giá là ngày điều chỉnh gần nhất (tương tự định giá khoản cho vay có lãi suất thả nổi trong hạn).
- Kỳ định giá: trong thời kỳ gia hạn, khoản cho vay gia hạn được áp FTP bằng tổng kỳ hạn của khoản vay cộng với kỳ hạn gia hạn, hay bằng khoảng thời gian tính từ ngày mở đến ngày đáo hạn cuối cùng (ngày đáo hạn mới) của khoản vay.
- Đối với một khoản vay được gia hạn nhiều lần, kỳ hạn FTP cho lần gia hạn tiếp theo bằng tổng của kỳ hạn cho vay (bao gồm kỳ hạn cho vay ban đầu + tất cả các kỳ hạn gia hạn).
Định giá cho một khoản cho vay cơ cấu lại nợ:
- Ngày định giá: FTP áp cho mỗi lần cơ cấu lại một khoản vay là FTP bán vốn tại ngày thực hiện cơ cấu lại. Trường hợp khoản vay cơ cấu lại có điều chỉnh lãi suất cho vay thì ngày định giá là ngày điều chỉnh gần nhất (tương tự định giá khoản cho vay có lãi suất thả nổi trong hạn).
- Kỳ định giá: tương tự như kỳ định giá của khoản cho vay gia hạn.
Định giá cho một khoản cho vay quá hạn
- Đối với khoản vay quá hạn chậm trả gốc/lãi tại ngày đáo hạn cuối cùng của khoản vay:
Kỳ định giá: trong thời kỳ quá hạn, khoản vay quá hạn được áp FTP bằng kỳ
Kỳ điều chỉnh: Để đảm bảo lãi suất quá hạn phản ánh sát giá vốn của ngân
hàng, đối với các khoản cho vay quá hạn, kỳ điều chỉnh lãi suất FTP trong thời kỳ quá hạn được điều chỉnh 6 tháng 1 lần vào ngày 01/01 và 01/07 hàng năm.
- Đối với các khoản vay quá hạn còn lại: được định giá theo các nguyên tắc tương tự như một khoản vay trong hạn.
Định giá cho một khoản cho vay thấu chi:
Khoản cho vay thấu chi được áp FTP bán vốn kỳ hạn O/N theo đối tượng khách