Cơ chế LS FTP theo địa bàn hoạt động:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69 - 72)

Chƣơng 3 : Hoàn thiện cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV

3.5. Cơ chế LS FTP theo địa bàn hoạt động:

Từ những năm 2009 – 2010, thị trường tài chính Việt Nam chứng kiến cuộc chạy đua lãi suất rầm rộ giữa các ngân hàng. Với vị thế là ngân hàng dẫn đầu thị trường và đảm bảo thực hiện chính sách ổn định kinh tế của chính phủ, Trong giai đoạn lãi suất tăng mạnh, BIDV ln có cơ chế lãi suất thấp hơn các ngân hàng thương mại cổ phần khác nhằm bình ổn lãi suất

Bảng 3.4. so sánh lãi suất giữa BIDV và một số ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn thời điểm 31/12/2010.

Đơn vị tính: %/năm

Kỳ hạn VCB BIDV ICB Agribank SCB ACB STB Eximbank KKH 3.00 3.00 3.00 3.00 4.20 3.60 3.00 3.00 1 tháng 14.00 13.50 14.00 14.00 14.00 13.88 12.96 13.55 2 tháng 14.00 13.50 14.00 14.00 14.00 13.88 12.96 13.65 3 tháng 14.00 14.00 14.00 14.00 14.00 13.88 12.96 13.55 6 tháng 12.00 13.50 14.00 14.00 13.55 13.88 12.96 12.85 9 tháng 12.00 13.50 14.00 13.50 13.50 13.88 12.96 12.50 12 tháng 12.00 14.00 14.00 13.50 13.50 14.00 12.96 12.85 18 tháng - 13.00 11.50 13.50 13.00 - 12.00 12.00 24 tháng 12.00 13.00 11.50 13.50 13.00 11.40 12.00 12.00 36 tháng 12.00 13.00 11.00 13.50 13.00 10.90 12.00 12.00

(Nguồn: Tạp chí cơng nghệ NH, Trường Đại học Ngân hàng TP HCM)

Địa bàn thành phố HCM là địa bàn có sự cạnh tranh rất khốc liệt, mục tiêu tăng trưởng năm nay khá cao, nhu cầu vốn cho nền kinh tế lớn mà kênh chủ yếu vẫn là ngân hàng. Để giữ được nền vốn, ngồi chi phí trả lãi khách hàng cịn các khoản chi phí rất cao về chăm sóc khách hàng, khuyến mại.

Với cơ chế giá mua FTP của TW, bắt buộc chi nhánh phải hạ thấp lãi suất và chi phí hơn nữa mới có lợi nhuận. Điều này bất khả thi khi thực tế lãi suất HĐV của các chi nhánh BIDV trên địa bàn thành phố thấp hơn các ngân hàng TMCP và ngay cả các NHTM Quốc doanh khác tại TP HCM rất nhiều. Nếu chi nhánh cân nhắc khi giá HĐV thấp hơn giá FTP mới huy động thì sẽ mất khách hàng và mất thị phần. Đặc biệt nếu HĐV ở TPHCM giảm sút sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nguồn vốn của cả hệ thống.

Do đó đề nghị TW sớm xây dựng cơ chế mua – bán vốn riêng cho các địa bàn trọng điểm, tránh trường hợp chi nhánh phải báo cáo, xin cơ chế cấp bù cho từng khách hàng cụ thể rất mất thời gian và cơ hội.

3.5.2. Nội dung của cơ chế:

Thay vì áp dụng giá mua bán vốn thống nhất trong toàn hệ thống BIDV, HSC xây dựng cơ chế giá mua bán vốn riêng cho từng địa bàn cụ thể như:

- Nhóm A bao gồm khu vực kinh tế năng động như thành phố HCM, Hà Nội.

- Nhóm B bao gồm khu vực kinh tế đang phát triển như Bình Dương, Hải Phịng, Đà Nẵng và những khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Nhóm C bao gồm các khu vực dân cư nghèo, nơng thơn.

Theo đó, khoản cách giữa FTP mua vốn và bán vốn đối với nhóm A sẽ thấp hơn nhóm B và C.

Bảng 3.5. Khoản cách giữa FTP mua vốn và bán vốn

Đơn vị tính: %/năm

Nhóm FTP mua vốn FTP bán vốn

Nhóm A 16.00% 16.50%

Nhóm B 15.50% 17.00%

Nhóm C 15.00% 17.50%

Cơng việc thiết lập cơ chế giá mua bán vốn riêng cho từng địa bàn không quá phức tạp, ở đây tác giả đề nghị bước nhảy giữa giá mua bán vốn giữa 2 nhóm liền kề là 0.5%, đây là mức đủ bù đắp cho sự sự chênh lệch lãi suất với các ngân hàng TMCP trên địa bàn.

Cơ chế này chỉ nhằm tăng tính linh hoạt trong phán quyết lãi suất với khách hàng, khi thực hiện cơ chế này vẫn đòi hỏi các chi nhánh BIDV phải tuân thủ theo chính sách của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)