Đánh giá tác động của cơ chế FTP đến hoạt động huy động vốn và tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51)

Chƣơng 2 : Cơ chế FTP tại BIDV và tác động đến hiệu quả tại chi nhánh

2.6. Đánh giá tác động của cơ chế FTP đến hoạt động huy động vốn và tín

2.6.1. Thu nhập từ hoạt động tín dụng và huy động giai đoạn 2006 – 2010.

Bảng 2.5. Thu nhập từ hoạt động tín dụng và huy động giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng 8% 11% 11% 40% 6% 25% Kho bạc Nhà nước Sở Tài chính Dầu khí TCKT khác Định chế TC Cá nhân

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Thu từ bán vốn cho HSC - 119 193 981 1,887 Chi phí trã lãi HĐV 404 557 841 965 1,519 Lợi nhuận từ HĐV 404 - 438 - 648 16 368 Thu nhập từ TD 537 804 1,332 1,479 2,557 Chi mua vốn từ HSC - 86 269 1,167 2,422 Lợi nhuận từ TD 537 717 1,063 312 135

Lợi nhuận từ Lãi 940 279 415 327 503

(Nguồn: Dữ liệu gốc của chi nhánh SGD2)

Riêng đối với năm 2006 thu từ lãi tiền gửi nội bộ đạt 123,76 tỷ đồng và chi trả lãi vay nội bộ là 117,25 tỷ đồng. Lợi nhuận từ Lãi năm 2006 đạt 947 tỷ đồng.

Năm 2007, 2008, là những năm đầu áp dụng cơ chế FTP, theo đó, cơ chế ban đầu quy định tính cả giá mua bán đối với tài khoản điều chuyển vốn nội bộ, làm cho thu từ bán vốn và chi mua vốn đều giảm. Kể từ năm 2009, HSC đã thay đổi cách tính, khơng tính giá mua bán đối với tài khoản điều chuyển vốn nội bộ, thu nhập, chi phí từ hoạt động huy động vốn và tín dụng được trở về đúng thực chất của nó.

Qua bảng trên ta nhận thấy cơ chế FTP làm giảm rất mạnh lợi nhuận của chi nhánh trong khi quy mơ huy động vốn và tín dụng đều tăng.

2.6.2. So sánh hiệu quả hoạt động huy động vốn và tín dụng tại 2 thời điểm: trƣớc và ngay sau khi áp dụng cơ chế FTP và ngay sau khi áp dụng cơ chế FTP

Bảng 2.6. So sánh các chỉ số trƣớc và sau khi áp dụng cơ chế FTP

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu BQ

2006 SD 31/01/07 %TT

SD

28/02/07 %TT

1 Huy động vốn, cho vay:

1.1 Vốn huy động 5,099 5,161 + 1,2% 5,146 - 0,3%

Huy động từ dân cư 1,849 1,721 - 6,9% 1,718 - 0,14%

Huy động từ tổ chức 3,250 3,441 +5,9% 3,428 - 0,36%

Ngắn hạn 2,231 1,856 - 16,8% 1,799 - 3,05%

Trung dài hạn 2,961 2,909 - 1,8% 3,004 + 3,3%

2 Các chỉ số LQ đến dự trữ thanh

toán

2.1 TLDT TT trên vốn HĐ 0.86% 0.85% -0.01% 0.83% -0.02%

2.2 TLDT TT trên quy mô 0.86% 0.90% 0.04% 0.87% -0.03%

3 Các chỉ số liên quan đến thu nhập

3.1 Chênh lệch thu nhập- chi phí từ hoạt

động nội bộ -1.29 -0.55 57.40% -1.2 -118%

3.2 Chênh lệch thu nhập- chi phí từ hoạt

động chung 1.22 1.35 10.65% -6.4 -574%

(Nguồn: Dữ liệu gốc của chi nhánh SGD2)

Phân tích tác động của cơ chế FTP: - Tác động đến thu nhập :

Nguồn vốn Sở huy động chủ yếu là ngắn hạn. Tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn huy động ngắn hạn /dài hạn là 55/45 trong khi cơ cấu cho vay ngắn hạn /dài hạn là 40/60 thể hiện sự bất cân đối trong cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn của Sở. Tuy nhiên nếu xét về hiệu quả kinh doanh, đây là lợi điểm mang lại nguồn lợi nhuận khá cao cho Sở vì huy động ngắn hạn với lãi suất thấp nhưng cho vay dài hạn với lãi suất cao.

Đối với USD: Trước ngày 14/02/2007 với tổng số HĐV USD là 94tr USD với

lãi suất USD từ các tổ chức (từ 0.7%/năm đến 2%/ năm) và cá nhân (từ 1%/ đến 5.3%) bình quân là 3.5%/ năm, Sở cân đối cho vay 50 tr với lãi suất bình qn 7.3% và gửi có kỳ hạn tại TW với lãi suất khá cao bình quân 5.7%/ năm. Lãi suất bình quân đầu ra USD 6.5%. Chênh lệch lãi suất 3 %/năm.

Theo cơ chế mới mua và bán vốn theo kỳ hạn, chênh lệch lãi suất ước tính cịn khoảng 2.2%/ năm như vậy mỗi năm Sở mất khoảng 12 tỷ lợi nhuận từ USD trong đó chỉ tính riêng phần tiền gửi khơng kỳ hạn 26trUSD chỉ được tính lãi suất khơng kỳ hạn 3.5%, lợi nhuận của Sở giảm 6.24tỷ / năm.

Đối với VND: Lãi suất bình quân đầu vào VND của SGD2 là 8.1% và đầu ra 11.2%. Chênh lệch lãi suất 3.1% ( chênh lệch lãi suất cao do trong phân tích loại bỏ các yếu tố lãi nợ xấu phải đẩy ngoại bảng). Với số HDV không kỳ hạn 1.038 tỷ lãi suất

2.4%-3% Sở có thể đầu tư vào các kỳ hạn trung dài hạn với lãi suất bình quân 11.2%. Với cơ chế mới, giá mua vốn không kỳ hạn chỉ có 5.8%, trong năm lợi nhuận của SGD2 giảm khoảng 29 tỷ.

Giá FTP quy định tại CV 790/CV-NVKD1 ngày 14/02/2007 ở một số kỳ hạn đã được nâng lên nên hoạt động huy động vốn tại SGD2 có hiệu quả tuy khơng nhiều nếu cộng thêm chi phí.

- Tác động đến chi phí

Huy động vốn VND đạt 3,500 tỷ đồng trong khi đó dư nợ VND là 4,026 tỷ. trong đó dư nợ trung dài hạn là 2,593 tỷ chiếm 64%.Trước đây ngoài việc cân đối tài sản nợ có, dùng nguồn vốn ngắn hạn huy động được để cho vay dài hạn, SGD2 còn được TW hỗ trợ khoảng 500 tỷ thấu chi và các nguồn khác với lãi suất trung bình khoảng 8.2% để sử dụng cho vay trung dài hạn. Với cơ chế mới không được chuyển nguồn, đối với các món vay trung dài hạn phải mua giá FTP 10,2%, Sở phải chi thêm khoảng 10 tỷ chi phí.

Như vậy chỉ tính sơ bộ 2 khoản trên, nếu với số liệu không đổi, theo cơ chế mới, trong năm 2007 và những năm tiếp theo, lợi nhuận của Sở giảm khoảng 45 tỷ trong đó 35 tỷ giảm từ thu nhập lãi và 10 tỷ do tăng chi phí lãi. Có thể nói cơ chế FTP đã phân bổ lại lợi nhuận của chi nhánh và Hội sở chính

Hình 2.2. Phân phối lại lợi nhuận khi áp dụng cơ chế FTP

2.6.3. Cấp bù lãi suất của BIDV đối với CN SGD2

 Các khoản huy động được cấp bù: Trong năm 2010:

- Tổng số dư các khoản huy động vốn có khơng hạn có LS âm đạt 202 triệu đồng

- Tổng số dư các khoản huy động vốn có kỳ hạn có LS âm đạt 205 tỷ đồng, khoản lỗ ước tính đến khi đáo hạn là 1.2 tỷ đồng.

- Tổng số dư các khoản huy động vốn có kỳ hạn có LS bằng FTP đạt 231 tỷ đồng Tổng số dư các khoản huy động được cấp bù bình quân đạt 2.388 tỷ đồng. Số tiền được cấp bù trong năm 2010 đạt 2.676 triệu đồng

 Các khoản cho vay được cấp bù:

- Tình trạng dư nợ có chênh lệch lãi suất âm chiếm khá cao: tổng số dư nợ có lãi suất âm bình quân đạt 6,405 tỷ, tương đương chiếm 41% tổng dư nợ bình quân của chi nhánh

- Tổng dư nợ được xét cấp bù đạt 609 tỷ đồng. Tổng số tiền được cấp bù năm 2010 đạt 70 tỷ đồng.

Đây là các dự án đồng tài trợ mà Chi nhánh đã tham gia từ những năm 1999, 2002. Lãi suất vay vốn đã được thỏa thuận từ lúc ký Hợp đồng tín dụng: lãi suất thả nổi bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng hoặc Libor/Sibor cộng biên độ phí. Tuy nhiên biên độ phí thấp khơng bù được mức tăng của lãi suất bán vốn của TW. Chi nhánh đã đề nghị tổ chức đầu mối thương lượng với khách hàng thay đổi lãi suất theo thị trường nhưng không được khách hàng chấp nhận. Lãi suất cho vay hiện nay được thay đổi vào đầu mỗi năm.

 Đối với các dự án cho vay bằng VNĐ:

Dự án Cty DV Vận tải Sài Gòn (TRANACO): đây là khoản vay chỉ định với mức lãi suất áp dụng là 5,5%/năm theo quy định của Bộ tài chính trong suốt thời hạn vay vốn, HSC thực hiện cấp bù cho khoản vay này; Cho vay Cty TNHH SX&TM Quân Đạt: điều chỉnh lãi theo Quý = bình quân gia quyền lãi suất JBIC cho vay và lãi suất huy động tiết kiệm dân cư có kỳ hạn 12 tháng (loại trả lãi sau) của Chi nhánh cộng (+) phí Ngân hàng 2%/năm, HSC cấp bù toàn bộ FTP ; Cho vay TCT Lương Thực miền Nam tài trợ xuất khẩu gạo

Các khoản khác cũng là dự án cho vay đồng tài trợ từ những năm 1999, 2002, lãi suất cho vay thay đổi hàng năm = LS huy động BQ KH 12 tháng của 4 NHTM + 0,7% và các khoản vay quá hạn được cơ cấu lại nợ.

Ban Thủ Thiêm hiện có 2 khoản vay tại chi nhánh. Lãi suất trong hạn: theo phương thức thả nổi, trước mắt áp dụng mức lãi suất 7,5%/năm, đến kỳ điều chỉnh lãi suất (ngày 01/01/2010) lãi suất cho vay được xác định bằng lãi suất Trái phiếu Chính phủ thời hạn 5 năm (phát hành thành công tại thời điểm gần nhất) cộng (+) 0,3% /năm. Mức lãi suất này sẽ được điều chỉnh 6 tháng/lần (01/01 và 01/07 hàng năm) dựa vào nội dung làm việc, thương thảo giữa UBND Tp.HCM và BIDV TW, trên cơ sở lãi suất trúng thầu TP Chính phủ, mặt bằng lãi suất huy động vốn trên thị trường và nguồn tiền gửi đối ứng của Kho bạc Nhà nước trong từng thời kỳ.

2.7. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại chi nhánh SGD2

Như vậy, qua phần phân tích ở trên, có thể nhận thấy cơ chế FTP tác động rất lớn đến hoạt động huy động vốn và tín dụng, cụ thể như sau:

Theo hƣớng có lợi cho chi nhánh

- Hoạt động nguồn vốn hiệu quả hơn: trước khi áp dụng cơ chế, chi nhánh phải theo dõi nguồn tiền đi và về hằng ngày để có thể sử dụng nguồn hiệu quả. Nếu thiếu vốn cho vay phải ký hợp đồng vay HSC, nếu thừa vốn huy động lại phải ký hợp đồng tiền gửi với HSC, đối với tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh tại HSC cũng thường xuyên phải đối soát về lãi suất… điều này gây mất thời gian và xảy ra nhiều xai sót trong hợp đồng. Do đó, vai trị cán bộ điều nguồn là rất quan trọng, góp phần rất lớn trong tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Khi áp dụng cơ chế FTP, hoạt động điều phối nguồn hoàn toàn tự động, nhanh chóng và tăng hiệu quả hoạt động tại chi nhánh.

- Dữ liệu được chiết xuất tập trung, nhanh chóng và chính xác thơng qua chương trình điều chuyển vốn nội bộ.

- Giảm thiểu rủi ro thanh khoản và lệch kỳ hạn. Rủi ro này được quản lý tập trung tại Ban Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ tại Hội Sở Chính. Do đó, chi nhánh có thể phát huy thế mạnh của mình trên địa bàn trú đóng.

Theo hƣớng bất lợi cho chi nhánh

- Phân bổ lại lợi nhuận từ lãi suất giữa chi nhánh và Hội Sở Chính

- Việc thiết lập giá FTP mang tính chủ quan của HSC. Xét trên bình diện tổng thể toàn hệ thống BIDV, lợi nhuận từ lãi chính là chênh lệch giữa lãi suất cho vay – huy động vốn. Cơ chế FTP phân phối lại lợi nhuận, do đó, nếu giá FTP được xác lập hợp lý sẽ là động lực rất lớn cho chi nhánh tăng trưởng. Tuy nhiên, trong những năm giao kế hoạch lợi nhuận tại HSC cao, HSC thường có xu hướng giãn

độ chênh lệch giữa giá mua và bán vốn. Điều này tạo tâm lý HSC “ăn” của chi nhánh và hạn chế khả năng huy động và cho vay tại chi nhánh.

- Xuất hiện cơ chế cấp bù: cơ chế này hiện vẫn chưa được tự động hoá, cán bộ vẫn theo dõi riêng hằng ngày đối với từng khoản huy động, cho vay được cấp bù. Việc xai sót thường xuyên xảy ra và ít khi được phát hiện. Thời gian đối chiếu số liệu giữa chi nhánh và HSC kéo dài. Bên cạnh đó là thời gian phê duyệt đồng ý cấp bù rất lâu, có thể gây nguy cơ đánh mất cơ hội có được khách hàng tốt.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 khái quát về tình hình mơi trường hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Giới thiệu về cơ chế FTP của BIDV, nghiên cứu trường hợp tại CN SGD2 – là chi nhánh mang nhiều khác biệt so với các chi nhánh khác trên địa bàn, trong đó, sử dụng nguồn số liệu để chứng minh, làm rõ những đặc trưng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như mối quan hệ với các nhóm khách hàng lớn thuộc nhà nước, tổng cơng ty và nêu bật được tính tập trung về mật độ huy động vốn và cho vay đối với nhóm khách hàng này. Từ đó, tác giả đưa ra nhận định riêng về thuận lợi và khó khăn xét dưới góc độ tại chi nhánh SGD2 khi hoạt động dưới cơ chế FTP.

Đối với những khách hàng quan trọng này, hiệu quả mang lại không chỉ là hiệu quả riêng cho chi nhánh mà là của tồn hệ thống BIDV, bên cạnh đó, các chi nhánh lớn trong hệ thống như Sở Giao Dịch 1, Chi nhánh TP HCM, Chi nhánh Hải Phòng và một số chi nhánh khác cũng được phục vụ khách hàng quan trọng của BIDV. Qua sự phân tích rõ ràng về thực tế hoạt động tại chi nhánh, chương 3 sẽ đóng góp đề xuất, giải pháp nhằm cân đối lại lợi ích giữa chi nhánh với Hội sở chính, đồng thời nâng cao hiệu quả của cơ chế FTP của BIDV.

Chƣơng 3: Hoàn thiện cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV. 3.1. Định hƣớng hoạt động của BIDV. 3.1. Định hƣớng hoạt động của BIDV.

- Về định hướng phát triển: “giữ vững thị phần và phát triển bền vững”, Giữ

vững thị phần hoạt động trong giai đoạn thị trường được nhận định sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp; đồng thời tiếp tục tích cực phát triển khách hàng, tăng nền vốn bền vững là nền tảng thúc đẩy các mặt hoạt động khác và giữ vững hình ảnh truyền thống của BIDV; thiết lập quan hệ tồn diện thơng qua tăng tỷ trọng bán chéo sản phẩm; tiếp tục ưu tiên tăng trưởng tín dụng ngắn hạn tài trợ XNK nhằm tăng cường thu dịch vụ và tiền gửi thanh toán.

- Về định hướng khách hàng: “phát triển khách hàng chọn lọc, hợp tác tồn diện và tìm kiếm cơ hội để tạo bƣớc đột phá”, nâng cao trình độ đội ngũ cán

bộ QHKH nhằm có khả năng tiếp thị, tiếp cận và thẩm định năng lực khách hàng; chọn lọc khách hàng là các DN Việt Nam hoạt động minh bạch, đã có thị trường ổn định, các cá nhân, hộ gia đình trung lưu, có thu nhập cao; tạo cơ chế khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm bán chéo, đẩy mạnh hợp tác toàn diện, lâu dài, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của các bên, thực hiện nguyên tắc cùng chia sẻ cơ hội, cùng hợp tác thành công.

- Về định hướng hoạt động: “đảm bảo hoạt động an tồn, hiệu quả”: nâng cao

vai trị quản trị điều hành, giám sát chặt các hoạt động nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro và có phản ứng kịp thời trước những diễn biến phức tạp của thị trường, đảm bảo không để xảy ra rủi ro trong tác nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo các hoạt động an tồn, khơng thất thốt tài sản khách hàng và của ngân hàng. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, các cơ cấu chỉ số tiên tiến hơn mức bình quân toàn hệ thống trên các mặt hoạt động; nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo thu nhập CBNV năm sau cao hơn năm trước.

- Nguồn nhân lực tinh thông nghiệp vụ, tận tâm với nghề: Công tác đào tạo được chú trọng, quan tâm đúng mức. Số lượng đào tạo ngày càng tăng, cơ cấu

đào tạo chuyên sâu và mang tính tổng hợp: đào tạo về chuyên môn, về quản lý kinh tế, về chính trị, pháp luật …

3.2. Đề xuất thiết lập Cơ chế tự cân đối nguồn đối với 1 số khách hàng lớn: 3.2.1. Sự cần thiết của cơ chế tự cân đối nguồn. 3.2.1. Sự cần thiết của cơ chế tự cân đối nguồn.

Đối với một số khách hàng đặt biệt như Pvoil, Thủ Thiêm là những khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51)