Thành lập Trung tâm vốn trên địa bàn TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72 - 77)

Chƣơng 3 : Hoàn thiện cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV

3.6. Thành lập Trung tâm vốn trên địa bàn TP.HCM

3.6.1. Tình hình quan hệ với các ĐCTC của BIDV:

Trong thời gian qua, khối khách hàng là các Định chế tài chính đã đóng một vai trị quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh doanh của BIDV. Đến nay, BIDV đã có quan hệ đại lý với 1.551 ĐCTC bao trùm hầu hết các khu vực địa lý trên khắp thế giới. BIDV cũng được các ĐCTC trong và ngoài nước biết tới với vai trò là đơn vị tiên phong tại các thị trường mới như Lào, Nga, Séc, Campuchia …qua việc tổ chức các diễn đàn xúc tiến đầu tư, tạo dựng kênh thông tin giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước và khai thác cơ hội hợp tác kinh doanh với các ĐCTC tại các thị trường này.

BIDV cũng đã nhận được sự hợp tác và hỗ trợ tương đối lớn từ các ĐCTC nói chung và các tổ chức tài chính đa phương nói riêng như WB, ADB … qua các dự án hiện đại hoá ngân hàng, tăng cường năng lực thể chế, phát triển công nghệ, hỗ trợ tài chính, nâng cao kỹ năng quản trị điều hành và đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng hiện đại.

Tại Việt Nam, BIDV hiện đã thiết lập quan hệ với hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam bao gồm cả các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng nước ngoài/hiện diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Hiện nay, BIDV đã cấp hạn mức cho khoảng 50 ĐCTC nhóm 1.

Riêng đối với các ĐCTC nhóm 2, BIDV hiện mới chỉ thiết lập quan hệ và đề xuất hạn mức giao dịch đối với nhóm các cơng ty tài chính mà chưa thiếp lập quan hệ đối với nhóm các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ

Tại khu vực trọng điểm phía bắc đã có trung tâm vốn tại HSC, tại khu vực phía Nam, tác giả nhận thấy chi nhánh SGD2 có đầy đủ điều kiện đề trở thành trung tâm vốn trực thuộc trung tâm vốn của HSC.

3.6.2. Tình hình quan hệ với ĐCTC của CN.SGD2

Quan hệ tiền gửi:

Tính đến thời điểm hiện nay, CN. SGD2 đang quan hệ với trên 30 định chế tài chính với số dư tiền gửi của các định chế tài chính tại CN.SGD2 là 756.1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,5% huy động vốn CNSGD2, giảm trên 60% so với HDV đầu năm do sự sụt giảm nguồn tiền gửi của một số định chế tài chính. Việc sụt giảm này mang tính khách quan như: HSC yêu cầu tất toán khoản tiền gửi 930 tỷ đồng của Ngân hàng Á Châu khi đến hạn, tiền gửi của Sở tài Chính giảm do tiếp tục chi đền bù Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo kế hoạch.

Trong thời gian đầu năm 2010, CN.SGD2 đã chủ động phát triển thêm quan hệ với các định chế tài chính trên địa bàn TPHCM, tăng cường thu hút có các nguồn tiền gửi có kỳ hạn trong khn khổ lãi suất FTP mua bán vốn với HO, cụ thể là chi nhánh cơng ty Tài chính Dệt May, cơng ty chứng khốn Kim Eng,..

Quan hệ tín dụng:

Tính đến thời điểm hiện nay, Sở Giao Dịch II đang quan hệ với 2 Công ty Chứng khốn với hạn mức tín dụng (cho vay ứng trước) theo ủy nhiệm của HSC là 35 tỷ đồng.

Quan hệ khác:

Hiện nay, CN.SGD2 đang cung cấp dịch vụ Western Union cho NHLD Việt Nga-CN.HCM, PG Bank trên địa bàn TPHCM (theo ủy quyền của HSC). Việc cung ứng các dịch vụ cho định chế tài chính trên địa bàn tương đối khó khăn vì đây vừa là đối tác vừa là đối thủ cạnh tranh tiềm năng của BIDV. Các NHTMCP vừa và nhỏ, công ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, quỹ đầu tư, có các cổ đông chiến lược thường là ngân hàng lớn hơn, ngân hàng nước ngồi. Do đó, việc cạnh tranh với các cổ đông chiến lược này hoặc ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư của các quỹ đầu tư nước ngoài cần rất nhiều thời gian và cơng sức.

- Việc hình thành đại diện trung tâm kinh doanh vốn tại TP.HCM sẽ giúp công tác quản lý và kinh doanh vốn có tầm nhìn rộng hơn, tiếp cận gần hơn với thị trường và các đối tượng khách hàng, đồng thời thực hiện giao dịch có giá trị lớn hơn để có mức giá tốt hơn.

- Số lượng khách hàng là ĐCTC của BIDV trên địa bàn TP HCM tương đối lớn, rất đa dạng, trong khi đó kết quả kinh doanh mang lại chưa xứng đáng với tiềm năng thực sự của nhóm khách hàng này. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt của các TCTD trên địa bàn hỏi việc tiếp cận khách hàng cần thực hiện trực tiếp và thường xuyên, các giao dịch phải được thực hiện tập trung, chuyên nghiệp, nhanh chóng. Đồng thời, cần có những cơ chế riêng theo hướng đặc thù để phát triển và mở rộng quan hệ với khách hàng trên diện rộng về lượng và chất, tận dụng nguồn khách hàng, vốn và trạng thái, cũng như nguồn nhân lực tại một đơn vị có kinh nghiệm và hoạt động hiệu quả hàng đầu tại khu vực phía Nam như CN SGD 2 sẽ tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn trong và ngồi nước với chi phí thấp.

- Tập trung hoá giao dịch vốn tại một trung tâm trên địa bàn cũng góp phần làm gia tăng khả năng cạnh tranh của BIDV so với các ngân hàng khác trên địa bàn, các luồng vốn được luân chuyển linh hoạt và hiệu quả, nâng cao tính tự chủ và khả năng phản ứng linh hoạt của ngân hàng trước phản ứng của thị trường.

3.6.4. Định hƣớng hoạt động:

Vai trò: Việc mở rộng chức năng hoạt động của CN SGD2 - đại diện HSC tại

khu vực TP.HCM nhằm nâng cao chun mơn hóa nghiệp vụ kinh doanh vốn, đồng thời gia tăng hiệu quả và giá trị sử dụng vốn kinh doanh, tăng cường quan hệ của BIDV với các ĐCTC trên địa bàn TPHCM.

Nguyên tắc hoạt động:

- Tuân thủ nguyên tắc quản lý vốn tập trung tại HSC theo mơ hình quản lý hiện đại TA2. HSC vẫn là đơn vị quản lý điều hành và chịu trách nhiệm cuối cùng về

cân đối nguồn vốn - sử dụng vốn của toàn hệ thống nhằm mục đích đảm bảo thanh khoản, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn TP.

- Chi nhánh SGD2 chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn huy động được để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng, cho vay khách hàng theo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý được giao và giao dịch với HSC thông qua tài khoản điều chuyển vốn nội bộ trong và ngoài kế hoạch. Chi nhánh SGD2 được hưởng hoặc phải trả phí nội bộ theo quy định của TGĐ BIDV.

Đối tƣợng phục vụ: là các định chế tài chính có trụ sở chính tại TP.HCM. Hình 3.4. Mơ hình hoạt động của trung tâm vốn tại TP HCM

3.6.5. Phƣơng án hoạt động cụ thể:

Huy động vốn:

- Dựa trên cân đối trạng thái nguồn và sử dụng nguồn, chi nhánh được phép chủ động trong huy động cũng như cho vay đối với các ĐCTC với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo an tồn trong họat động kinh doanh, dưới sự hỗ trợ của HSC trong giao dịch với các đối tác.

- Đầu mối đàm phán giao dịch với các ĐCTC trong khu vực phía Nam, theo ủy quyền của HSC như ACB, VIB, LVBank, BIDC,…

- Cho phép CN.SGD2 được thực hiện dịch vụ trung gian giới thiệu các nguồn tiền gửi có lãi suất cao (trên giá FTP, vượt quá nhu cầu nguồn huy động của BIDV, Ban ALCO/Ban Vốn&KDVốn xác nhận từ chối không huy động) cho các ĐCTC khác trên địa bàn TP.HCM chấp nhận giá huy động trên. Theo đó, CN.SGD2 được hưởng phí mơi giới từ các ĐCTC này.

- Đối với các định chế tài chính thuộc đối tượng chi nhánh khởi tạo CIF, chi nhánh được chủ động quyết định lãi suất tiền gửi trong khung lãi suất FTP của HO, đảm bảo kinh doanh hiệu quả theo từng thời kỳ.

- Chấp thuận và ủy quyền cho CN.SGD2 nhận các khoản tiền gửi CKH của các tổ chức tín dụng và được hạch toán theo dõi tại chi nhánh.

Kinh doanh ngoại tệ:

- Cho phép CN.SGD2 là “cánh tay nối dài” của Trung tâm giao dịch vốn hội sở chính với chức năng đại diện Trung tâm đàm phán các giao dịch kinh doanh ngoại tệ với khách hàng. Số dư trạng thái ngoại tệ cuối ngày 5.000.000 USD và 1.000.000 USD các ngoại tệ khác tương đương.

- Cho phép CNSGD2 được đầu mối hỗ trợ các chi nhánh khác trên địa bàn trong giao dịch với các khách hàng lớn có nguồn ngoại tệ cần mua/bán và được thu phí thu xếp ngoại tệ.

- Trường hợp CN.SGD2 tìm được nguồn ngoại tệ giá tốt trên địa bàn TP.HCM, đề xuất HSC cho phép CN mua/bán nguồn ngoại tệ này trên thị trường liên ngân hàng nhằm hỗ trợ các giao dịch khác như hoạt động ngoại tệ, chi trả kiều hối,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)