Krugman, Paul E (2000), Thinking About the Liquidity Trap, journal of the Japanese and International economics, Princeton University.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của chủ nghĩa tự do mới, quan điểm của nó về nhà nước và thị trường trong nền kinh tế hiện đại (Trang 26 - 31)

International economics, Princeton University.

22 Trần Đức Hiệp (2011), Chủ nghĩa tự do mới: Bối cảnh và khung khổ cho một vài điều mới, Đại học quốc gia Hà Nội. quốc gia Hà Nội.

trường, đặt ra những vấn đề mới về phạm vi và mức độ can thiệp cảu nhà nước trong việc giải quyết thất bại thị trường; tiếp theo toàn cầu hóa làm tăng mạnh mẽ sự mở cửa, đan xen và phụ thuộc lẫn nhau giữ các nền kinh tế.

Những thất bại của thị trường được đưa ra gồm có: độc quyền, ảnh hưởng ngoại lai, hàng hóa công cộng, thông tin bất đối xứng và chi phí giao dịch. Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ ngày nay đã làm cho khái niệm độc quyền tự nhiên trở nên không còn ý nghĩa trong lĩnh vực sản xuất điện, các loại hình giao thông vận tải (đường sắt, hàng không), dịch vụ viễn thông (điện thoại, điện báo), và trong nhiều lĩnh vực khác. Trước đây, vấn đề độc quyền tự nhiên đã ấn định cho khu vực công cộng nhiệm vụ chính và chủ yếu trong các lĩnh vực này. Ngày nay, tại nhiều quốc gia, chính phủ đã bắt đầu rút dần khỏi một số hoạt động, nhường chỗ cho các thị trường hoạt động tương đối hiệu quả phát triển trong các khu vực này. Trong ngành viễn thông, hàng chục nước ở khắp châu Mỹ, châu Âu và châu Á, và một vài nước ở châu Phi, kể cả Gana và Nam Phi, đã thực hiện cạnh tranh trong các dịch vụ viễn thông đường dài, di động và giá trị gia tăng (fax, chuyển dữ liệu, hội nghị qua video). Thậm chí một số nước như Chilê và En Xanvađo đã thăm dò các giải pháp cạnh tranh về các mạng lưới kết nối cố định địa phương. Phát điện (không bao gồm chuyển tải điện và phân phối điện) giờ đây cũng được coi là lĩnh vực cạnh tranh. Tại Trung Quốc, Malaysia và Philipin, các nhà đầu tư tư nhân đã lập các dự án phát điện độc lập và làm tăng thêm công suất phát điện, góp phần làm giảm nhẹ những thiếu thốn nghiêm trọng về điện và khiến các nguồn tài chính tư nhân có thể bù đắp cho sự thiếu hụt của nguồn lực nhà nước. Sự tham gia của tư nhân vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đang mở rộng nhanh chóng.. Quá trình toàn cầu hóa cùng với những khía cạnh đa dạng của nó đang mở ra những thay đổi

to lớn về cách thức mà thị trường hoạt động hoặc có thể hoạt động. Sự cạnh tranh từ bên ngoài có thể làm cho các thị trường trong nước trở nên hiệu quả hơn bằng cách tăng cường sức ép cạnh tranh đối với những cái mà trước đây là độc quyền nội địa. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa làm cho đường biên giới giữa các quốc gia mờ đi và ít bị giới hạn hơn, từ đó mở ra cho các cá nhân cũng như cho nhà nước nhiều khả năng lựa chọn hơn. Các cá nhân có nhiều cơ hội dễ dàng hơn so với trước đây trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục ở nước ngoài.

Ngày nay, một chính phủ không cần thiết phải can thiệp vào thị trường với tư cách là nhà cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó khi mà các cá nhân trong nước có thể tiếp cận với nhiều sự lựa chọn từ bên ngoài một cách dễ dàng hơn và với giá rẻ hơn. Những bước phát triển này đang làm giảm đáng kể sự biện hộ cho việc can thiệp của nhà nước vào thị trường với vai trò một nhà cung cấp hay với tư cách là một nhà độc quyền trong rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực, nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo tính minh bạch, khả năng có thể kiểm soát và nghĩa vụ cung cấp các thông tin đáng tin cậy của thị trường.

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra những tác động to lớn, giúp nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội có khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin, đồng thời đưa ra các thông tin và hành động phản hồi tác động ngược trở lại các đường lối, chính sách của các chính quyền trung ương và địa phương. Việc dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội đã nâng cao vị thế và tiếng nói của người dân và các cộng đồng dân sự. Ngày nay, một chính sách mà một quốc gia đưa ra, không những phải phù hợp với các quy tắc và luật lệ quốc tế, hay phải đặt

trong mối tương quan với các yếu tố mang tầm cỡ thế giới, mà ngay trong nội bộ mỗi nước, các chính sách đó cũng phải chịu tác động và ảnh hưởng của các cá nhân và các cộng đồng dân sự.

Tuy nhiên, như nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo, những kết quả tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế thế giới dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa rất dễ tạo nên một thứ “men say thị trường tự do” với sự can dự ít hơn của nhà nước vào nền kinh tế trong nhiều quốc gia. Thực tế, chính với thứ men say này, nền kinh tế thế giới vừa qua đã bị trao đảo. Vì vậy, trong khuôn khổ tự do toàn cầu, thị trường toàn cầu, nền kinh tế thế giới cần phải có các công cụ điều tiết, công cụ giám sát mang tính chất toàn cầu.

Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia dường như phụ thuộc chặt chẽ vào nhau và ngày càng tỏ ra có ít quyền năng kiểm soát hơn đối với các quá trình kinh tế trong nước. Các quốc gia này phụ thuộc chặt chẽ nhiều hơn vào các thể chế toàn cầu, luật chơi toàn cầu và vì thế chịu sự áp đặt nhiều hơn của xu thế hội nhập quốc tế. Liên kết kinh tế xuyên quốc gia và liên quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan nhanh ra hầu khắp các quốc gia tức là quy mô toàn cầu với tốc độ lây lan nhanh chóng. Nói một cách khác, khủng hoảng lần này là sản phẩm của quá trình toàn cầu hoá khi quá trình này làm xuất hiện và trầm trọng hơn sự mất cân bằng giữa nền quản trị quốc gia và thực thể kinh tế tự do toàn cầu. Sự đan xen ràng buộc chặt chẽ của các tổ chức tài chính giữa các quốc gia, của các tập đoàn toàn cầu nhất là thông qua quá trình chứng khoán hoá được coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn khủng hoảng tài chính Mỹ. Cuộc giải cứu nền kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua vì thế cũng phải dựa vào sự đồng thuận lớn và chưa từng xẩy ra của cộng đồng thế giới. Toàn cầu hoá

là một quá trình phải trải qua nhiều thang bậc phát triển khác nhau nhưng là một xu thế không thể đảo ngược. Tính tất yếu của quá trình toàn cầu hóa này khẳng định phải có những luật chơi và thể chế toàn cầu tương ứng, không bị trói buộc bởi những thể chế quốc gia vốn rất khác biệt. Bên cạnh đó, nhà nước sẽ là lực lượng quan trọng nhưng là lực lượng tương hỗ, tạo lập và đảm bảo môi trường phát triển lành mạnh chứ không phải là lực lượng dẫn đường phát triển.

Thứ hai, nhiều nhà kinh tế cho rằng, với tốc độ lan toả nhanh chóng trên một diện rộng ở

quy mô toàn cầu, cuộc khủng hoảng tài tài chính thế giới mang theo nó những dấu hiệu của một “hình thái” kinh tế mới – kinh tế tri thức. Dấu hiệu này đặt ra cho các lý thuyết phát triển một khung khổ mới cần được tính đến. Như một biểu hiện dù không thật rõ nét, TS. Nguyễn Trần Bạt cho rằng, khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa rồi là “một sự lộng hành của yếu tố tri thức.”23 Người ta không thể hình dung được sức tàn phá của các chứng khoán phái sinh như CDS và các khoản tín dụng dưới chuẩn, không thể hình dung được khoảng cách giữa nền kinh tế thực và nền kinh tế ảo, nền kinh tế bong bóng mà các sản phẩm tài chính phái sinh đã đẻ ra trong quá trình tự do hoá tài chính. Dường như những cảnh báo của K.Marx từ nhiều thế kỷ trước đã không được quan tâm đúng mực. Để chống lại sự lộng hành này không gì khác chính là phải dựa vào lực lượng tri thức. Các chủ thuyết tự do phải bám sát, phản ánh và dẫn dắt kịp thời sự phát triển của nền kinh tế tri thức này.

Cần nhấn mạnh lại rằng, vai trò của nhà nước hiện nay đã được khẳng 23 Nguyễn Trần Bạt (2009), Khủng hoảng kinh tế thế giới và những nhiệm vụ của năm 2009, chungta.com.

định lại một cách chắc chắn. Theo hiệu quả Pareto đặt ra thì trong một số điều kiện nhất định thì thị trường tự do cạnh tranh sẽ đem lại sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả, khi điều kiện cần (thất bại của cạnh tranh, hàng hóa công cộng, yếu tố ngoại lai, thị trường ngoại lai, thông tin không hoàn hảo, thất nghiệp và lạm phát) không được đảm bảo thì cần thiết phải có chính phủ can thiệp vào thị trường. Ngay cả khi thị trường đạt đến hiệu quả Pareto, vẫn có hai cơ sở cho sự can thiệp của chính phủ: thứ nhất, phân phối thu nhập không khả dĩ về mặt xã hội, hiệu quả Pareto không quan tâm đến yếu tố công bằng xã hội,và “ phúc lợi của tôi có thể bị giảm bởi sự tồn tại của người rất nghèo hoặc những người mắc bệnh, đặc biệt là bện truyền nhiễm, xung quanh khu vực tôi sống”24 vì vậy chính phủ cần can thiệp để làm cải thiện hiệu quả Pareto, nghĩa là sự tăng lên về lợi ích của người này không làm ảnh hưởng đến sự tăng thêm lợi ích của người khác. Phân phối chỉ đơn giản là giả định số tiền chi cho việc cung cấp dịch vụ hay khoản tiền chuyển từ nhóm này sang cho một số nhóm khác là tương đương với lợi ích thực sự được nhận bởi các nhóm, và các giả định này thường không được bàn đến khi các nhóm chưa nhận được tiền mặt25.Đây cũng là mục tiêu cấp bách, đem lại phúc lợi cho cả xã hội là mục tiêu cuối cùng mà thành quả kinh tế hướng đến bởi suy cho cùng “những thành công hay thất bại của thị trường được đánh giá bởi thành tựu của phúc lợi cá nhân hơn là bởi thành quả trong việc thúc đẩy tự do cá nhân”26. Làm sao cho các cá nhân trong xã hội đạt phúc lợi cao quan trọng hơn là việc cá nhân đó được tự do đến mức 24 Perhaps move away from where I live, through the payment of some money. Thus, in theory, Coasean contracts could deal with this externality. See Coase, 1994, especially Chapter One. In practice it is not likely that these contracts would take care of the problem.

25 Tanzi, Vito (1974), "Redistributing Income Through the Budget in Latin America," Banca Nazionale del Lavoro Quarterly Review. Quarterly Review.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của chủ nghĩa tự do mới, quan điểm của nó về nhà nước và thị trường trong nền kinh tế hiện đại (Trang 26 - 31)