Amarrtya Sen (2004), Markets and Freedoms: Achievements and Limitations of the Market mechanism in promoting individual freedoms, Oxford Economic Papers, Oxford university Press.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của chủ nghĩa tự do mới, quan điểm của nó về nhà nước và thị trường trong nền kinh tế hiện đại (Trang 31 - 34)

nào. Thứ hai, để chính phủ can thiệp và nền kinh tế có hiệu quả Pareto nảy sinh từ vấn đề là cá nhân có thể không hành động vì mục tiêu tốt nhất của mình, ngay cả khi có đầy đủ thông tin, người tiêu dùng vẫn có thể có những quyết định “tồi”. Mọi người vẫn tiếp tục hút thuốc mặc dù hút thuốc có hại cho họ, mọi người vẫn không chịu thắt dây an toàn khi đi xa dù biết nó sẽ tăng khả năng sống khi tai nạn…trường hợp này cần nhà nước phải can thiệp, bằng các cách thức như quy định về danh mục hàng bắt buộc sử dụng hoặc những hàng cấm. Tuy thị trường có thất bại ngụ ý rằng chính phủ có thể hành động song điều đó không có nghĩa là một chương trình cụ thể nhằm sửa chữa thất bại của thị trường không nhất thiết là khả dĩ. Sự khẳng định vai trò của chắc chắn của nhà nước còn được thể hiện qua các luận điểm mang tính khẳng định “ từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, cuộc sống của chúng ta bị tác động bởi các hoạt động của. chính phủ theo vô vàn cách khác nhau”27 với nhiều luận cứ được đưa ra, ở đây người viết xin đưa ra ba luận cứ trong đó: thứ nhất, chúng ta sinh ra ở các bệnh viện do nhà nước trợ cấp, nếu đó không phải do nhà nước trợ cấp, chúng ta sinh ra trong thế giới này được sự chăm sóc và giám sát của các bác sĩ, được đào tạo ở các trường y hay ít nhất cũng do nhà nước hỗ trợ một phần. Và chúng ta sinh ra được nhà nước ghi chép lại (bằng cách cấp giấy khai sinh), cho chúng ta có đặc quyền và nghĩa vụ làm công dân của nước mình. Thứ hai, thưc tế là ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, tất cả chúng ta đều có nhận tiền của chính phủ, hoặc là khi còn trẻ, qua chương trình cảu chính phủ cho sinh viên vay tiền, hoặc là lớn lên khi chúng ta mất việc làm, mất khả năng lao động hoặc lâm vào cảnh đói nghèo, hay khi nghỉ hưu, chúng ta nhận tiền thông qua bảo hiểm xã hội và chương trình bảo hộ y tế. Thứ ba, tất cả chúng ta đều được hưởng dihcj vụ công cộng: chúng ta đi trên đường công cộng và đường xe lửa 27 Joseph E. Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, Nguyễn Thị Hiền, Lê Ngọc Hùng và Nguyễn Văn Hưởng biên dịch, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật và Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

do nhà nước trợ cấp. Ở nhiều nơi, rác rưởi do cơ quan nhà nước thu dọn, cống rãnh do cơ quan nhà nước chăm lo…

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng không phải nhà nước có vai trò lớn hơn hay nhỏ hơn trong việc can thiệp vào nền kinh tế mà nhà nước có xu hướng thay đổi vai trò từ việc cung cấp các dịch vụ công cũng như sự can thiệp sâu thành vai trò điều chỉnh hiệu quả của những hoạt động này, tiếp tục xu hướng chuyển dần những lĩnh vực nhà nước trực tiếp làm sang cho tư nhân, nhà nước giữ đúng vị trí là người giám sát, là trọng tài để giữ cho nền kinh tế tránh khỏi những cuộc khủng hoảng28. Vai trò nhà nước di chuyển từ cung cấp đế hỗ trợ mục tiêu và các hỗ trợ mục tiêu sẽ được hướng vào các nhóm đặc biệt (đối tượng dễ bị tổn thương) và các hỗ trợ phổ quát. Hỗ trợ phổ quát được cung cấp như một số nước Châu Âu, có sự tốn kém về tài chính nhưng dễ dàng hơn về mặt hành chính và chính trị, bởi được giả định đáp ứng “ quyền công dân” đã trở thành quyền lợi, quyền sở hữu đối với cộng đồng, như vậy chúng cũng tạo ra trở ngại đối với việc xác định quyền sở hữu tư nhân.

Hỗ trợ mục tiêu là khó hơn về mặt chính trị và hành chính bởi những khó khăn trong việc xác định các loại đối tượng và quyết định mức độ thu nhập hay những đặc điểm khác đối với các quyền công dân. Trong đó phương pháp thực hiện khó khăn hơn với việc lấy thông tin đáng tin cậy về các cá nhân và gia đình trong một xã hội mà điện thoại di động, các đồ điện tử phát triển rộng khắp. Trong quá khứ, ví dụ như các linh mục giáo xứ hay các thành viên của xã hội hỗ trợ lẫn nhau cung cấp thông tin trực tiếp về tình hình kinh tế của các gia

28 Tanzin (2008), “Regulating for the New Economic Order. The good, the bad, the damaging”, Scottish Journal of political economic, Vol.49, No.1. Scottish Journal of political economic, Vol.49, No.1.

đình trong cùng khu vực họ sống29. Tuy nhiên, nhiều nhà xã hội học cũng nêu rằng nhà nước cần thận trọng hơn trong việc phân phối lại thu nhập, họ chỉ ra nghịch lý của phân phối lại: khi thu nhập được tạo ra bởi thị trường được phân bổ không đều, một chi tiêu công lớn hơn có thể không làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập, ngay cả khi đã có sự đóng góp thu nhập của những người có thu nhập cao hơn30.

Một số nước, điển hình là cá nước thuộc nhóm NIEs (Newly Industrialized Economies), với một nhà nước đủ mạnh, đã dùng các doanh nghiệp làm “ Quả đấm thép” vào nền kinh tế, và đã đạt được những sự tăng trưởng thần kỳ. Nhưng cách thức họ hỗ trợ cho các doanh nghiệp này là rất rõ ràng, khi nhà nước hỗ trợ cho một ngành công nghiệp nào đó, hay thậm chí một doanh nghiệp cá biệt nào đó, thì nói chung, ngành công nghiệp hay doanh nghiệp này đều biết ngay từ đầu rằng sự hỗ trợ này chỉ có tính tạm thời và rằng họ sẽ phải xuất khẩu sau một vài năm để có thể tự tồn tại. Quy tắc này được gọi là “xuất khẩu hay là chết”. Một ngoại lệ đối với quy luật này xuất hiện ở Hàn Quốc trong những năm 1990 là khi các chaebol trở thành “quá lớn nên không được phép thất bại” - có nghĩa là Chính phủ Hàn Quốc sẽ luôn phải “giải cứu chaebol” khi chúng có nguy cơ thất bại. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 - 1998, Chính phủ Hàn Quốc đã không thể cứu được những chaebol. Sự can thiệp của nhà nước không được trái quy luật cạnh tranh, sớm hay muộn thì tư nhân hóa các doanh nghiệp đều phải được thực hiện để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả cho các chủ thể kinh tế.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của chủ nghĩa tự do mới, quan điểm của nó về nhà nước và thị trường trong nền kinh tế hiện đại (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w