Loại hình doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2 Đánh giá điều kiện thành lập và cơ cấu của tổ chức tài chính vi mô

3.2.2 Loại hình doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức

Loại hình doanh nghiệp và cơ cấu của TC TCVM theo NĐ 28 và NĐ 165 cịn bất cập, khơng đáp ứng hầu hết các tiêu chí của RIA được lựa chọn để đánh giá, đặc biệt là tính khơng tương thích với Luật doanh nghiệp (Luật DN) hiện hành, cơ sở pháp luật và thực tiễn không chắc chắn, làm gia tăng chi phí thành lập và vận hành TC TCVM.

Theo NĐ 165, TC TCVM là doanh nghiệp, được thành lập dưới hình thức cơng ty TNHH một hoặc nhiều thành viên. Về cơ cấu tổ chức của TC TCVM gồm có Hội đồng thành viên (HĐTV) hoặc chủ sở hữu, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS) và Tổng Giám đốc (Giám đốc) và bộ máy giúp việc27. Theo Luật DN, và Luật các TCTD, tổ chức tín dụng thành lập dưới hình thức công ty TNHH không bắt buộc phải có HĐQT trong cơ cấu tổ chức28. Sự không thống nhất này phản ánh thực tế không chắc chắn của chính sách, pháp luật,

làm giảm sự sẵn sàng chuyển đổi của các TC TCVM. Mặt khác, quy định phải có HĐQT và

BKS trong cơ cấu tổ chức của TC TCVM là cứng nhắc và thiếu linh hoạt, làm cho bộ máy kồng kềnh, kém hiệu quả, đặc biệt đối với các TC TCVM có quy mơ nhỏ. Theo số liệu thống kê ngành TCVM 2009, một nhân viên tín dụng quản lý trung bình khoảng 2,273 tỉ đồng dư nợ29, với một TC TCVM có mức vốn đúng bằng vốn pháp định (5 tỉ đồng), nếu cho vay hết sẽ cần hai nhân viên tín dụng, trong khi cơ cấu TC TCVM có tối thiểu ba thành viên BKS, ba thành viên HĐQT, giám đốc, kế toán trưởng, chưa kể HĐTV (hoặc chủ tịch công ty). Như vậy tỉ lệ nhân viên so với quản lý, giám sát là ¼, rất bất hợp lý và thiếu hiệu quả.

Vị trí và quyền hạn của BKS của TC TCVM theo NĐ 28 đã bị thu hẹp so với Luật doanh nghiệp 2005. Theo đó, BKS là cơ quan giúp việc cho HĐQT chứ không phải thay mặt chủ sở hữu giám sát HĐQT và hoạt động điều hành của Giám đốc như Luật doanh nghiệp quy định và triết lý tổ chức cơng ty nói chung30. Điều này khơng thể đảm bảo cho hoạt động của các TC

27

Chính phủ (2007), Nghị định 165/2007/NĐ-CP, Điều 1, Khoản 4, 8. 28

Quốc hội (2010), Luật các TCTD, Điều 32, Khoản 2 và Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp 2005, Điều 46 và Điều 67. 29

Phụ lục 2: Thống kê số liệu hoạt động TCVM năm 2009, dịng cuối, cột dư nợ/NVTD. 30

Chính phủ (2005), Nghị định 28/2005/NĐ-CP, Điều 17, Khoản 3 và NHNN (2008), Thông tư 02/2008/TT-NHNN ngày 02/4/2008, Điều 36.

20

TCVM được an toàn, hiệu quả, giải quyết tốt các xung đột lợi ích giữa HĐQT và chủ sở hữu khi mọi quyết định của HĐQT nằm ngoài tầm giám sát bởi BKS.

Cơ cấu tổ chức cồng kềnh, nhiều tầng nấc sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và tốc độ của việc ra quyết định, gia tăng chi phí thành lập và vận hành, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, cản trở quá trình chuyển đổi của các TC TCVM cũng như sự gia nhập thị trường của các chủ thể mới.

CEP đã thực hiện thủ tục chuyển đổi từ năm 2008 với hình thức công ty TNHH một thành viên. Tuân thủ NĐ 165, LĐLĐ TP. HCM đã mời đại diện một số cơ quan, ban ngành của Thành phố tham gia HĐQT, không phải với tư cách đại diện cho vốn chủ sở hữu, chủ yếu là đáp ứng yêu cầu của pháp luật. Với sự ra đời của Luật các TCTD, CEP đã chủ động tạm ngưng chuyển đổi, dù đã tốn nhiều chi phí cho việc chuẩn bị chuyển đổi, “chờ” chính sách tiếp theo của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (Trang 29 - 30)