Bài trả lời Phỏng vấn Invest TV ngày 6/11/2011 của Bà Lê Thị Lân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (Trang 89 - 95)

Bà Lê Thị Lân, chuyên gia TCVM Việt Nam, hiện là chủ tịch mạng lưới TCVM M7, Giám đốc CFRC về TCVM Việt Nam. Bà đã có trên 20 năm gắn bó với ngành TCVM, là một trong những người đầu tiên đưa mô hình hoạt động TCVM vào Việt Nam.

Về việc mới chỉ có duy nhất một tổ chức được NHNN cấp phép hoạt động chính thức dù mơ hình TCVM hoạt động rất thành công ở Việt Nam, Bà Lê lân cho rằng nếu chỉ cấp phép mà các chính sách khác về TCVM chưa ban hành hoặc ban hành nhưng khơng sát hợp, thiếu khả thi thì kết quả hoạt động TCVM cũng sẽ không thành công. Cụ thể là, đến thời điểm hiện tại, chưa có chính sách thuế cho các tổ chức TCVM hoạt động cho vay các đối tượng nghèo và nghèo nhất. Họ chưa được hỗ trợ gì trong suốt quá trình hoạt động nhưng ngay sau khi thành lập lại phải chịu thuế suất 25% như các doanh nghiệp trưởng thành khác là một tổn thất lớn cho người nghèo và các tổ chức TCVM hoạt động vì người nghèo, điều này cũng tác động tiêu cực tới các tổ chức chưa hoặc đang chuẩn bị xin cấp phép.

Về giới hạn quy mô khoản vay trong hoạt động TCVM chưa đáp ứng nguyện vọng vay tiếp để đầu tư vào chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, Bà Lê Lân cho rằng: TCVM vẫn cho vay lặp lại nhiều lần cho các thành viên của mình, người nghèo cần có q trình làm quen và học cách quản lý vốn tốt. Mức vay là thước đo xem tổ chức TCVM có thực hiện đúng cho vay người nghèo hay khơng, do đó cho vay mức lớn một mặt gây áp lực về hoàn trả cho người nghèo và mặt khác khơng an tồn cho tổ chức. Hiện tại mức vay ban đầu chỉ là vài triệu, sau nhiều vịng có thể được tới 30,000,000 đồng như quy định của NHNN. Tuy nhiên do nguồn vốn có hạn trong lúc nhiều người nghèo còn cần được vay nên phải san sẻ, làm cho mức vay tăng chậm hoặc không tăng.

Trong khi nguồn vốn để các tổ chức tài chính vi mơ hoạt động chủ yếu là từ hỗ trợ, hoặc cho vay từ nước ngoài. Song thời gian gần đây tỷ giá có những biến động lớn. Vậy đây có phải là một trong những khó khăn cho các tổ chức tài chính vi mơ hay khơng? Bà Lê Lân cho rằng: NĐ 28 chỉ cho phép các TC TCVM được vay tiền VND, do đó rủi ro tỉ giá đẩy hết về phía người cho vay. Đây là một trong các lý do mà các nhà đầu tư, cho dù là nhà đầu tư xã hội cũng

80

chạy rất nhanh khỏi thị trường TCVM non trẻ của VN. Ví dụ M7 vay EUR 180,000 quy ra tiền VND tại thời điểm vay năm 2010 được gần 4 tỉ, với lãi suất 1%/năm trên tiền đồng thì sau năm năm Cordaid thu được khoảng 200,000,000 VND tiền lãi nhưng lúc này tỉ giá mua 1 EUR là 29,900; như vậy khi thu về từ M7 cả gốc cộng lãi được khoảng 4,200,000,000 VND sẽ chỉ mua được EUR 140,000. Nhà tài trợ mất đi EUR 40,000 do rủi ro tỉ giá, điều mà cả 2 bên đều không mong đợi. Cho nên vấn đề mấu chốt liên quan tới đầu tư nước ngồi cho TCVM vay cịn phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mơ, lạm phát và điều hành tiền tệ.

Để TCVM được mở rộng và phát triển ở VN thì cần phải có những giải pháp như: - Ổn định kinh tế vĩ mô, điều chỉnh giảm lạm phát, điều hành tốt chính sách tiền tệ.

- Cần có sự đột phá trong suy nghĩ và hành động của các nhà hoạch định chính sách và luật pháp ở cấp cao, bao gồm cả cơ quan ban hành luật pháp về TCVM. Trong lúc TCVM chưa có được khn khổ pháp lý đồng bộ, gặp những rào cản từ phía luật pháp thì nên chăng cần mạnh dạn “nhảy rào”, nghĩa là phải có những quy định ở cấp cao nhất cho phép ban hành các văn bản dưới luật để thúc đẩy hoạt động này mà không cần phải chờ đợi thời gian để bổ sung thay đổi luật pháp.

- Cần có sự nhận thức đầy đủ và đồng nhất về TCVM, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, đưa ra các vấn đề cơ bản, then chốt, các hoạt động và phân đoạn thời gian để thực hiện chiến lược. Nên chăng xem TCVM như một cơng cụ tài chính nằm trong hệ thống tài chính chính thức, giữ trọng trách trong chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo bền vững và được tạo những điều kiện cần thiết cho nó hoạt động để thúc đẩy cải thiện đầu yếu cả về kinh tế và chất lượng nguồn nhân lực.

- Bên cạnh đó cần tập trung thiết kế bản đề án về xây dựng ngành TCVM tới năm 2020 với chất lượng cao và khả thi, có hệ thống thực hiện với cơ chế vận hành thông suốt.

- Các ngành chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để ban hành đồng bộ các chính sách tạo

điều kiện thức đẩy sự thành lập và hoạt động. Trong các chính sách hỗ trợ cần tập trung chính sách tạo nguồn, chính sách thuế, tạo điều kiện cho TCVM đầu tư và áp dụng công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực quản lý và khuyến khích sự ra đời của các tổ chức hỗ trợ TCVM như Tổ chức bảo hiểm tương hỗ giành cho người thu nhập thấp thông qua kênh phân phối là các tổ chức TCVM. Bởi vì TCVM và BHVM như hai cánh tay trên một cơ

81

thể, nếu cánh tay phải làm ra của cải, tài sản nhờ vay vốn từ TCVM thì cánh tay trái là bảo hiểm vi mô, giúp người nghèo bảo vệ nhữngcủa cải và tài sản mà người nghèo đã tạo ra. Về phía các tổ chức TCVM thì phải lựa chọn mơ hình thích hợp, tiến hành tái cấu trúc tổ chức và tài chính, nâng cao năng lực quản trị điều hành chương trình, ấp dụng cơng nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm và khơng ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

82

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Tác giả và đồng nghiệp (Quỹ CEP) gặp GS Mohammad Yunus trong chuyến học tập tại Ngân hàng Grameen – Bangladesh năm 2006

Hình 2: Tác giả và đồng nghiệp (Quỹ CEP) dự buổi chi trả tiết kiệm cho khách hàng trong chuyến làm việc và học tập tại Ngân hàng Grameen– Bangladesh năm 2006

83

Hình 3: Nhân viên tín dụng Ngân hàng Grameenđang kiểm tra sổ vay vốn của khách hàng

Hình 4: Anh Hồ Văn Kiệp, Trưởng Chi nhánh CEP Củ Chi đang gửi sổ vay vốn cho khách hàng. Hình 3 và Hình 4 cho thấy sự tương đồng trong trong phương pháp hoạt động của TCVM.

84

Hình 5: Nhân viên tín dụng Ngân hàng Grameen đang thu tiền trả hằng kỳ từ khách hàng

Hình 6: Anh Liên Hữu Lợi, nhân viên tín dụng chi nhánh CEP Bến Nghé thu tiền của khách hàng qua cộng tác viên, một sự “điều chỉnh” trong phương pháp TCVM so với Ngân hàng Grameen!

85

Hình 7: Anh Nguyễn Tấn Khơi, nhân viên tín dụng chi nhánh CEP Thủ Dầu Một hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn.

Hình 8: Anh Trần Ngọc Tuấn và chị Phạm Ngọc Dược, chi nhánh CEP Bình Chánh tập huấn cho thành viên (khách hàng) nghèo, hướng dẫn thủ tục vay vốn và kỷ luật tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (Trang 89 - 95)