CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.4 Thực thi chính sách
Qua phân tích ở các phần trên, cho thấy hiệu lực thực thi của các chính sách TCVM cịn yếu do thiếu đồng bộ, chưa khớp với thực tế, tạo ra nhiều chi phí hơn lợi ích.
61
NHNN (2012), “Lễ trao Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tài chính vi mơ TNHH M7”. tính đến 31/3/2012, có 02 tổ chức chuyển đổi thành TC TCVM là TYM (8/2010) và Tổ chức M7 (3/2012).
62
IMF (2003, tr.7), Vietnam Country Report No. 03/381. 63
A. Qasem & Co Chartered Accountants (2010, tr.11) và BankInfo (2012),“Grameeen Bank seeks tax exemption for four years”.
64 Hà Hoàng Hợp và đ.t.g (2007): Các NGO, các chương trình, dự án và các quỹ xã hội hoạt động phi lợi nhuận thường tập trung phục vụ các hộ gia đình nghèo nhất, trong khi khu vực tài chính chính thức, kể cả NH CSXH tập trung vào các hộ gia đình cận nghèo và khá hơn.
32
Phụ lục 10 mô tả chi tiết sự thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu lực thấp thể hiện trong quá trình hình thành chính sách. Theo đó những văn bản mang tính nền tảng và định hướng chiến lược cho TCVM như Luật các TCTD và Quyết định số 2195/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến 2020 lại hình thành sau các văn bản mang tính hướng dẫn thực hiện như NĐ 28, NĐ 165, do vậy cịn có sự chắp vá nội dung, sự thiếu nhất quán trong việc sử dụng các khái niệm (khái niệm TCVM thay thế cho tài chính quy mơ nhỏ từ khi Luật các TCTD ra đời). Thời gian hiệu lực thi hành của chính sách đã đặt ra dường như khơng thực thi trên thực tế và khơng có biện pháp xử lý khi có vi phạm.
Nhưng bản chất của việc không chấp hành nêu trên là do sự không ăn khớp của chính sách đối với thực tiễn. Ví dụ việc yêu cầu “giảm quy mô huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng TCVM xuống dưới mức 50% vốn tự có” chưa phù hợp với cơ chế hoạt động của TCVM: tín dụng – tiết kiệm là hai hoạt động song hành, giảm quy mô tiền gửi là giảm quy mô hoạt động và loại bỏ một số khách hàng hiện hữu khỏi nguồn vố họ đang tiếp cận, tương tự như ngừng nhận máu của người cho và ngừng luôn việc tiếp máu cho người bệnh đang cần máu để hồi sinh. Số liệu hoạt động của CEP năm 2010, 2011 cho thấy số dư tiền gửi tương ứng là 110,7% và 123,8% so với vốn chủ sở hữu cùng năm. Như đã phân tích tại Mục 3.3.3 luận văn này, nhiều tổ chức hoạt động TCVM ở Việt Nam có tỉ lệ tiền gửi so với vốn chủ sở hữu lớn hơn 100%. Yêu cầu gửi số tiền gửi tự nguyện vào ngân hàng và chỉ được phép rút nhằm mục đích hồn trả cho khách hàng gửi tiền biến các tổ chức hoạt động TCVM này một trung gian giữa người gửi tiền và ngân hàng, trong khi họ đang rất cần vốn. Điều này tạo ra chi phí giao dịch, làm mất cơ hội của tổ chức thực hành TCVM và những khách hàng gửi tiền và vay tiền. Bảng cân đối tài sản 2010 của GB cho thấy: số dư tiền gửi là 105 tỉ taka, gấp 154% so với 68,4 tỉ taka cho vay, lớn hơn nhiều lần so với vốn chủ sở hữu là 7,36 tỉ taka, nhưng thực tiễn cho thấy hoạt động của họ rất an tồn.
Việc khơng tn thủ lộ trình chuyển đổi của các TC TCVM cịn do sự hạn chế nguồn lực của riêng họ. Vốn chủ sở hữu không đạt mức quy định (5 tỉ đồng), đội ngũ quản lý nghiệp dư chưa đáp ứng trình độ chuyên môn theo yêu cầu của pháp luật, mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận nhưng vẫn có nhu cầu huy động tiền gửi từ cơng chúng vẫn chưa có mơ hình để chuyển đổi. Các văn bản sửa đổi liên tục, thiếu ổn định tạo nên sự bất an và không sẵn sàng chuyển đổi.
33
Về phía NHNN, cơ quan quản lý hoạt động TCVM: “nguồn cán bộ giành cho TCVM đã rất khiêm tốn về nhiều mặt, lại biến động thường xuyên khiến cho việc xử lí các vấn đề về TCVM khơng được liên tục, chậm muộn cũng là những trở ngại đáng kể”65. Các TC TCVM được đặt dưới sự giám sát của NHNN, nhưng cơ chế giám sát thông qua cơ quan thanh tra và giám sát của NHNN vẫn chưa cụ thể. Hiện nay, bản thân cơ quan này cũng đã quá tải khi họ chịu trách nhiệm thanh tra tất cả các tổ chức tín dụng ít nhất một lần một năm 66, việc giao thêm công tác thanh, kiểm tra hoạt động TCVM lên vai họ, sẽ tăng thêm tình trạng quá tải, giảm chất lượng cong tác thanh, kiểm tra.
Trên thực tế, NHNN chưa kiểm tra giám sát kỹ lưỡng hoạt động của các TC TCVM, một phần là vì các tổ chức này đa phần trực thuộc các TC CT-XH, hoạt động mang tính xã hội, khơng vì mục tiêu lợi nhuận, có lẽ chưa cần phải quản lý chặt. Mặt khác, nguồn lực của NHNN cũng hạn chế. Tuy vậy, xu hướng phát triển nhanh và q trình thương mại hóa của ngành yêu cầu phải quản lý và giám sát chặt chẽ hơn. Điều này khơng chỉ đảm bảo an tồn cho hệ thống tài chính và bản thân các TC TCVM, quan trọng hơn là bảo vệ quyền lợi của người nghèo vay vốn, gửi tiết kiệm và minh bạch hóa hoạt động TCVM.
Về phía các TC TCVM, chưa xây dựng được một “người đại diện” thực sự của ngành TCVM tương tự như Hiệp hội ngân hàng, dù trên thực tế có sự tồn tại của Nhóm cơng tác TCVM thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, tồn tại như “một diễn đàn dành cho các nhà thực hành TCVM để chia sẻ kinh nghiệm và giải quyết các vấn đề khó khăn của ngành, góp phần đưa tiếng nói của ngành đến với các nhà làm chính sách”67nhưng thể hiện sự thiếu chính danh, và đại diện như một hiệp hội vì thiếu vắng sự tham gia của các tổ chức có hoạt động TCVM hàng đầu (ví dự như CEP). Các tổ chức có hoạt động TCVM dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
65
Lê Thị Lân (2010, tr.28).
66 Hà Hoàng Hợp và đ.t.g (2007, tr.29,30). 67
Nhóm cơng tác TCVM, “Giới thiệu Nhóm cơng tác TCVM” truy cập ngày 14/3/2012 tại web: http://microfinance.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=232&Itemid=389&lang=vi.
34