Các kênh huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.3 Đánh giá chính sách về hoạt động của tổ chức tài chính vi mơ

3.3.3 Các kênh huy động vốn

Hiện nay, kênh huy động vốn ổn định và lâu dài của TCVM gồm nhận tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện bên cạnh các nguồn khác như vay vốn, tiếp nhận vốn uỷ thác theo các chương trình, dự án, nhận tài trợ 43. Luật các TCTD và các văn bản về TCVM đều xác định tiết kiệm bắt buộc là một biện pháp bảo đảm, nên không quy định cụ thể mức lãi suất tương

43

Tổng hợp từ: Quốc hội (2010), Luật các TCTD, Điều 119; Chính phủ (2005), Nghị định 28, Điều 22; Chính phủ (2007), Nghị định 165, Điều 1, Khoản 9; NHNN (2008), Thông tư 02, Mục 53.

25

ứng mà dành quyền này cho TC TCVM44. Trên thực tế, ở Việt Nam cũng như ở các nước khác, nguồn tiền gửi của khách hàng TCVM (bao gồm tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện) là kênh huy động vốn ổn định và quan trọng nhất, đặc biệt đối với các tổ chức tiến tới bền vững về tài chính. Theo số liệu thống kê năm 2009 của Nhóm cơng tác TCVM Việt Nam, với 18 tổ chức được khảo sát, số dư tiết kiệm chiếm 27% tổng tài sản, một số tổ chức tỉ lệ này lên đến trên 60%45. Đối với CEP, tiết kiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn so với vốn chủ sở hữu và các khoản nợ khác và luôn tăng đều từ năm 2008 đến nay. Năm 2008 tiết kiệm chiếm 25,5% tổng nguồn vốn, tương đương 78,8% vốn chủ sở hữu của CEP. Năm 2011, tiết kiệm chiếm 38,7% tổng nguồn vốn, tương đương 128,3% vốn chủ sở hữu, trở thành nguồn chủ lực và quan trọng nhất đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của CEP46.

Về kinh nghiệm quốc tế, theo số liệu hoạt động năm 2010 của GB, tổng số tiền gửi chiếm 83,8% tống nguồn vốn, trong đó riêng tiết kiệm của khách hàng đang vay vốn chiếm 45,2%, phần còn lại là tiền gửi của khách hàng không vay vốn47. Nhờ vào nguồn này, GB thôi nhận tài trợ kể từ năm 1995, thôi vay vốn theo lãi suất thị trường kể từ năm 1998 mà vẫn đảm bảo có đủ vốn để mở rộng hoạt động cho vay nhờ nguồn tiền tiết kiệm huy động được48.

Để tự bền vững về tài chính, khơng phụ thuộc vào các nguồn trợ cấp và tài trợ, hoạt động TCVM phải được đảm bảo từ các nguồn tiết kiệm bắt buộc của khách hàng TCVM và nguồn tiền gửi từ công chúng. Tuy nhiên, các văn bản về TCVM hiện nay chưa quy định cụ thể về huy động tiền gửi tự nguyện từ công chúng đối với các tổ chức đã chuyển đổi và đăng ký hoạt động chính thức, trong khi NĐ 165 và Thơng tư 02 yêu cầu các TC TCVM không chuyển đổi ngưng huy động và hoàn trả hết tiền gửi tự nguyện của khách hàng không vay vốn khi đến hạn; giảm quy mô huy động tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện của các khách hàng có

44

Quốc hội (2010), Luật các TCTD, Điều 120. 45

Phụ lục 3: So sánh các chỉ số hoạt động của các tổ chức TCVM Việt Nam. 46

Phụ lục 6: Mục so sánh các chỉ số của CEP. 47 GB, Balance Sheet (1983-2010) in USD

http://www.grameen.com/index.php?option=com_content&task=view&id=179&Itemid=424 truy cập ngày 05/3/2012. 48 Yunus (2003, tr.3).

26

vay vốn xuống dưới 50% vốn tự có, đồng thời phải gửi vào ngân hàng số tiền gửi tự nguyện, chỉ được phép rút ra nhằm mục đích hồn trả cho khách hàng gửi tiền 49.

Quy định này có phần khiên cưỡng và không khả thi trên thực tế. Hiện nay, số khách hàng không vay vốn và gửi tiền cho TC TCVM rất ít, do đặc thù của hoạt động này là cung cấp tín dụng song hành với tiết kiệm để giảm thiểu chi phí giao dịch. Họ chủ yếu là những người từng vay vốn của TC TCVM và tiếp tục tham gia dịch vụ tiết kiệm góp định kỳ. Ngược lại, nguồn tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện của khách hàng có vay vốn giữ vai trị tối quan trọng trong hoạt động TCVM. Tín dụng - tiết kiệm là hai hoạt động luôn song hành trong hoạt động này tương tự như nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp sản xuất. Yêu cầu giảm quy mô huy động tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện đồng nghĩa với việc giảm quy mơ cho vay xuống dưới khả năng hiện có, giảm tính tự chủ về nguồn vốn của TC TCVM và thu hẹp một kênh cung cấp dịch vụ tài chính thích hợp cho người nghèo. Hiện nay, tổng số dư tiết kiệm của CEP bằng 128,3% vốn chủ sở hữu, tỉ lệ này còn lớn hơn ở một số tổ chức chưa chuyển đổi khác như PPC Hà Tĩnh, Chương trình Tín dụng Tiết kiệm Phù n, Sơn La (trên 150%)50. Nếu cắt giảm theo yêu cầu xuống dưới 50% vốn tự có, tác động trên toàn ngành rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và mưu sinh của người nghèo. Nếu tuân thủ yêu cầu này, chỉ riêng trong năm 2011 sẽ có 27 nghìn hộ nghèo khơng được tiếp tục tiếp cận nguồn vốn từ CEP (xem số liệu tại Phụ lục 6). Cụ thể:

Số hộ không được tiếp cận vốn năm 2011 =Tổng tiết kiệm năm 2011– 50% ∗ Vốn chủ sở hữu năm 2011 Mức vay bình quân của mỗi hộ khách hàng 2011 = . . . – % ∗ . . .

. . = 27.076 hộ

Như vậy, không chỉ CEP, kể cả khách hàng của nó - những người nghèo khơng được tiếp cận vốn sẽ rơi và cuộc khủng hoảng thực sự: đói vốn và mất cơ hội!

Mục tiêu, cơ sở thực tiễn của quy định này không chắc chắn và rõ ràng. Nếu hạn chế huy động tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi để đảm bảo an toàn cho hoạt động của TC TCVM và bảo vệ

49 Chính phủ (2007), Nghị định 165, Điều 1, Khoản 12; NHNN (2008), Thông tư 02, Mục 65.

27

công chúng khỏi những rủi ro có thể lại càng thiếu bằng chứng thuyết phục. Thực tiễn an toàn trong hoạt động TCVM dựa trên tỉ lệ hoàn vốn hoặc tỉ lệ dư nợ có nợ quá hạn trên tổng dư nợ (PAR: Portfolio at Risk). Số liệu thống kê của CEP từ năm 1992 đến 2011 cho thấy tỉ lệ PAR trên 30 ngày cao nhất là 3,63% vào năm 1994 và đạt bình quân là 1,8%. PAR liên tục giảm dần từ 0,99% đến 0,39% từ 2007 đến 2011, nghĩa là tỉ lệ hoàn vốn luôn đạt trên 99% trong khoảng thời gian trên51. Tương tự, PAR của TYM từ 2009 đến 2011 cũng chỉ giao động từ 0,03% đến 0,06%, nghĩa là tỉ lệ hoàn vốn cũng đạt trên 99%52. Vậy tại sao họ không thể huy động vốn từ công chúng và phải giảm quy mô huy động tiết kiệm từ những người rất tin cậy họ, cùng họ đồng hành qua một quá trình gian truân để vượt lên nghèo đói?

Việc yêu cầu “gửi vào ngân hàng số tiền gửi tự nguyện, chỉ được phép rút ra nhằm mục đích hồn trả cho khách hàng gửi tiền” vừa làm tăng chi phí, giảm nguồn vốn cho các TC TCVM, vừa giảm cơ hội tiếp cận vốn của người nghèo. Có thể đã nhận ra những bất cập của quy định

này nên mặc dù các TC TCVM không chuyển đổi đã không chấp hành quy định về giảm quy

mô huy động tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện của các khách hàng có vay vốn xuống dưới 50% vốn tự có và họ cũng không gửi số tiền này vào ngân hàng trong hơn 4 năm qua kể từ khi NĐ 165 có hiệu lực, NHNN vẫn chưa có biện pháp can thiệp nào.

Kinh nghiệm của GB và những kiến giải của Giáo sư Muhammad Yunus có thể mang lại nhiều gợi ý về mặt chính sách. Tỉ lệ hồn trả của GB thường đạt khoảng 98%. Ngân hàng này có quyền huy động vốn từ công chúng, cùng với tiền gửi của khách hàng vay vốn, tạo nên 83,8% tổng nguồn vốn53, giúp họ không chỉ tự vững về tài chính, khơng cần tiếp cận các khoản vay thương mại nhưng vẫn đảm bảo nguồn cung giá rẻ. Giáo sư Muhammad Yunus từng đặt câu hỏi: “một hiện tượng rất lạ ở nhiều nước chứng kiến các ngân hàng chính thống với tỷ lệ hoàn trả dưới 70% lại được phép tiếp nhận các khoản tiết kiệm khổng lồ từ công chúng năm này qua năm khác, nhưng các tổ chức tín dụng nhỏ với tỷ lệ hồn trả liên tục trên 98% lại không được phép huy động tiết kiệm từ cơng chúng”. Từ đó, ơng đề xuất tạo ra khuôn

51

Phụ lục 6: Mục các chỉ số CEP từ 2007 đến 2011. 52

TYM, Báo cáo thường niên (2011, tr.16). 53

GB, Balance Sheet 1983-2010(As on December 31), Amount in Million US $ web site:

28

khổ luật pháp cho phép các chương trình tín dụng nhỏ được huy động tiết kiệm từ cơng chúng, bao gồm các chương trình của các NGO54.

Để có thể xây dựng hệ thống các TC TCVM an tồn, bền vững và tự chủ, đóng góp tích cực hơn và cơng cuộc giảm nghèo55, khơng có con đường nào bền vững và khả thi hơn việc xây dựng các chính sách phù hợp, để họ có thể huy động vốn từ những khách hàng vay vốn và từ công chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (Trang 34 - 38)