Gia tăng hiệu lực của chính sách tiền tệ để nâng cao chiều sâu tài chính và tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút FDI cho việt nam (Trang 87 - 89)

II. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

3.2 Gia tăng hiệu lực của chính sách tiền tệ để nâng cao chiều sâu tài chính và tỷ

chính và tỷ trọng tín dụng qua hệ thống ngân hàng trong nước

Trong điều kiện nước ta hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là trong bối cảnh

kinh tế thế giới đang sụt giảm, thì việc tiếp tục điều hành các cơng cụ chính sách

tiền tệ cần chủ động, linh hoạt theo kịp sự phát triển của thị trường tiền tệ và trong khả năng kiểm soát tiền tệ là một trong các giải pháp để đạt được chính sách tiền tệ hiệu quả.

Duy trì việc tự do hố cơng cụ lãi suất. Để NHNN thực sự là người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng, cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hướng : sử dụng lãi suất tái chiết khấu như lãi suất sàn, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng nhằm tác động đến việc huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường.

Tiếp tục điều hành công cụ dự trữ bắt buộc một cách chủ động và linh hoạt theo diễn biến của thị trường nhằm kiểm soát tiền tệ, mặt khác tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn khả dụng linh hoạt và hiệu quả. Trong điều kiện kiềm chế lạm phát, trong năm 2007 và năm 2008 NHNN nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối

với tổ chức tín dụng từ 5%, lên đến 10% và 11% là cần thiết để chống lạm phát,

ngược lại trong bối cảnh ngăn chặn nguy cơ sụt giảm nền kinh tế trong nước do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, do đó cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nâng cao sử dụng vốn khả dụng. Đó cũng là yếu tố cần

thiết cho các tổ chức tín dụng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp trong nước cũng như đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Đẩy mạnh việc đổi mới điều hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở xem thị

trường mở là công cụ được sử dụng rộng rãi nhằm duy trì lãi suất chủ đạo, mở rộng việc kết nạp thành viên tham gia trên thị trường mở, đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trường mở nhằm đáp ứng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và thị trường mua bán lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức

tín dụng với nhau và giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.

Tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu trên thị trường, trong mối quan hệ phối hợp với lãi suất, có sự kiểm sốt của Nhà nước nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mơ, kiểm sốt được lạm phát kích thích xuất khẩu,

kiểm sốt nhập khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, không ảnh hưởng lớn đến việc doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ tạo điều kiện quản lý và thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng nâng cao quỹ trữ ngoại tệ của Nhà nước.

Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp áp dụng các cơng cụ phịng

ngừa, bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tiền tệ: tiếp tục tạo hàng hoá và phát triển nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ, mở rộng thành viên tham gia thị trường nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn của NHNN trên thị trường tiền tệ, hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển. Sự phát triển của thị

trường tiền tệ sẽ là kênh dẫn có hiệu quả trong cơ chế truyền tải các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.

Để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ cần có sự phối hợp chặt

chẽ giữa chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác (chính sách tài chính, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi..). Trong điều kiện dịng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam nhiều như một số năm trước đây (trong đó có dịng vốn ngắn hạn), nếu khơng kiểm sốt tốt dịng vốn này, sẽ ảnh hưởng đến việc chống lạm phát. Do đó, cần có sự phối hợp chặt giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đánh thuế hoặc yêu cầu ký quỹ

sụt giảm, thì việc điều hành chính sách tiền tệ trong quan hệ phối hợp chính sách tài chính nhằm mục tiêu góp phần ngăn chặn nguy cơ sụt giảm nền kinh tế trong nước, nhưng đồng thời kiểm soát được lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút FDI cho việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)