Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô tuyến đồng xoài thành phố hồ chí minh và sự hài lòng của hành khách đối với dịch vụ này tại công ty TNHH vận tải thành công (Trang 69 - 71)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Đánh giá thang đo

4.2.4.3 Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính

Giả định phân phối chuẩn của phần dư

Biểu đồ tần số Histogram và biểu đồ tần số P-P Plot đều được dùng để xem phần dư có chuẩn hố hay khơng. Biểu đồ tần số Histogram sẽ có một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Nhìn hình 4.2 ta thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (Mean= -4.66E-16, độ lệch chuẩn Std.Dev=0.99, gần bằng 1).

Hình 4.2 : Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hố

Trên hình 4.3 cũng cho thấy các giá trị của phần dư phân tán tập trung sát đường thẳng kỳ vọng của biểu đồ. Kết quả từ hai biểu đồ Histogram và P-P Plot nên ta có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm

Hình 4.3 : Biểu đồ tần số P-P Plot của phần dư chuẩn hố

Giả định về tính độc lập của sai số (khơng có tương quan giữa các phần dư)

Theo phương trình 4.1 trên, sai số e là một biến độc lập ngẫu nhiên, nghĩa là giữa các phần dư khơng có mối tương quan và có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0

và phương sai không đổi 2. Đại lượng thống kê Durbin-Watson được dùng để kiểm

định tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất). Giả thuyết khi

kiểm định này là : H’0 : Hệ số tương quan tổng thể của các phần dư bằng 0. Nếu

các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, giá trị Durbin-Watson sẽ gần bằng 2 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Kết quả kiểm định được thể hiện trong bảng 4.19 trên giá trị Durbin-Watson = 1.777 (gần bằng 2) nên có thể kết luận các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất. Có nghĩa là ta chấp nhận giả thuyết H’0 : Hệ số tương quan tổng thể của các

phần dư bằng 0, sai số có tính độc lập. Hay nói cách khác giả định về tính độc lập

của sai số khơng bị vi phạm.

Hiện tượng đa cộng tuyến

Kết quả phân tích hồi quy ở bảng 4.21 cho thấy hệ số phóng đại VIF (Variance inflation factor) giữa các biến độc lập trong mơ hình rất nhỏ (nhỏ hơn < 2) nghĩa là các biến độc lập này khơng có quan hệ chặt chẽ với nhau nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mơ hình hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô tuyến đồng xoài thành phố hồ chí minh và sự hài lòng của hành khách đối với dịch vụ này tại công ty TNHH vận tải thành công (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)