Chính sách kiểm soát tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi ở việt nam (Trang 38)

CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

2.1 Tổng quan các chính sách điều hành nền kinh tế của Việt Nam thời gian

2.1.2 Chính sách kiểm soát tiền tệ

Có thể nói trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay, chúng ta đã trải qua nhiều cảm xúc khác nhau của nền kinh tế, từ sự lo lắng, nhiều khi đến sợ hãi khi nền kinh tế đạt mức lạm phát cao kỷ lục, nhất là sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-2000; hoặc cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009

Với những yếu tố bất lợi đó đã làm cho Việt Nam cũng khơng thốt khỏi vịng xốy của sự suy giảm kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam suy giảm mạnh, từ mức 8,48% năm 2007 xuống còn 6,52% năm 2008 và chỉ còn 5,32% năm 2009. Đây là mức suy thoái tồi tệ nhất của Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây.

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2000 đến 2010 Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 2.1: Tỷ giá VN/USD do NHNN cơng bố (từ 1989-2010) Nguồn: NHNN Việt Nam

Trước tình hình đó, NHNN đã có hàng loạt các biện pháp quyết liệt và đúng đắn để ngăn ngừa suy thoái kinh tế và dần lấy lại đà phục hồi cho nền kinh tế Việt Nam. Nhìn chung, trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, NHNN đã có những biện pháp khá linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ từ thắt chặt đến nới lỏng.

Giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ

Năm 2007-2008 đánh dấu thời điểm lạm phát phi mã sau nhiều năm tốc độ lạm phát ở mức vừa phải. Nguyên nhân của lạm phát có thể do cầu kéo (do tổng cầu của nền kinh tế gia tăng), chi phí đẩy (do các yếu tố chi phí đầu vào tăng), thiếu hụt cung (khi nền kinh tế đạt tới hoặc vượt quá mức sản lượng tiềm năng), cung tiền tăng quá mức (việc tăng tổng phương tiện thanh toán - M2) và yếu tố tâm lý (lạm phát kỳ vọng). Phân tích lạm phát ở nước ta các năm gần đây, có đủ các nguyên nhân, vừa là lạm phát chi phí đẩy – do chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, vận tải, kho bãi, năng lượng, tiền lương...) tăng, đẩy giá bán ở đầu ra lên cao; vừa là lạm phát cầu kéo – do nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Chính phủ tăng cao, kéo theo tăng giá bán của các loại hàng hoá, dịch vụ; vừa là lạm phát kỳ vọng – phát sinh từ các yếu tố tâm lý và đầu cơ. Tuy nhiên, năm 2008 nước ta được coi là “nhập khẩu lạm phát” tức là nguyên nhân gây ra lạm phát năm 2008 chủ yếu là lạm phát do chi phí đẩy. Ngồi việc giá các yếu chi phí đầu vào trên thị trường thế giới tăng cao kỷ lục (dầu thô vượt ngưỡng hơn 147 USD/ thùng, giá phôi thép, thép 830 USD/tấn, gạo hơn 1.000 USD/tấn, phân bón, vải sợi... đều tăng cao) cịn do yếu tố nội sinh của nền kinh tế nước ta. Đó là mức tăng trưởng tín dụng cũng bị đẩy lên mức cao, giá điện sinh hoạt và sản xuất tăng, chính phủ tiến hành cải cách tiền lương làm thu nhập dân cư tăng và chi phí của doanh nghiệp tăng cao đã càng làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát. Trong điều hành chính sách tiền tệ, việc sử dụng công cụ thị trường mở và tỷ giá hối đối đơi khi có những sai lầm khơng đáng có, làm cho mức độ lạm phát lại có xu hướng tăng. Đặc biệt là trong năm 2008, do tỷ giá giữa USD/VND xuống thấp kỷ lục bởi đồng USD giảm giá do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế ở Mỹ và việc FED cắt giảm lãi suất cơ bản đồng USD xuống mức

thấp nhất trong nhiều năm qua (có lúc xuống 0,25%) khiến cho việc xuất khẩu hàng hố của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Để khuyến khích xuất khẩu, NHNN đã quyết định mua vào hơn 7 tỷ USD, tương đương với việc “bơm” thêm hơn 112.000 tỷ VND vào nền kinh tế làm cho lạm phát càng thêm trầm trọng. Biện pháp mua vào 7 tỷ USD có mặt tích cực đó là gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia (còn đang ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực), đồng thời nâng giá trị đồng USD nhằm khuyến khích nền kinh tế xuất khẩu qua đó tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, điều chỉnh giảm bội chi cán cân thương mại. Mặc dù sau đó, NHNN đã thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (Open Market) để “hút” tiền trở lại nhưng chỉ thu hồi được hơn 82.000 tỷ. Tuy nhiên, việc làm này vẫn làm gia tăng áp lực lớn về lạm phát vì với một khối lượng tiền quá lớn đã được NHNN cung vào nền kinh tế. Thời kỳ này, NHNN đã áp dụng hàng loại các biện pháp quyết liệt cùng Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa nhằm kiềm chế lạm phát. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong chống lạm phát bằng câu nói nổi tiếng “hy sinh tăng trưởng để kiềm chế lạm phát”. NHNN đã sử dụng đồng bộ các cơng cụ của chính sách tiền tệ như: lãi suất cơ bản VND được tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua (14%/năm), dự trữ bắt buộc là 11%, giảm hạn mức cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán ở mức không quá 20% vốn điều lệ hoặc không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng, bắt buộc các tổ chức tín dụng mua 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc có kỳ hạn 12 tháng với lãi suất chỉ có 7,58%/năm và khơng được sử dụng để tái chiết khấu tại NHNN, thực hiện các phiên giao dịch thị trường mở (OM-Open market) để “hút” tiền về.

Đồng thời Chính phủ cũng thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt nhằm hạn chế lượng tiền trong lưu thơng như tạm hỗn, giãn tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản kém hiệu quả (tiết kiệm hơn 40.000 tỷ VND). Dồn vốn cho các dự án đầu tư mang lại hiệu quả tức thời cho nền kinh tế như các dự án nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, xi măng... Chính phủ cịn giao các đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước phải tiết kiệm chi thường xuyên 10%, tăng cường chống

thất thu thuế và nuôi dưỡng nguồn thu, cơ cấu lại các khoản nợ và rà soát lại các khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các tập đồn, tổng cơng ty thuộc sở hữa nhà nước....

Giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ bao giờ cũng có độ trễ thời gian nhất định. Việc thắt chặt tiền tệ mạnh tay của Chính phủ đã có tác dụng làm giảm lạm phát nhanh nhưng cũng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại vì luồng tiền dành cho nhu cầu đầu tư, tiêu dùng giảm, lãi suất vay vốn quá cao làm cho các doanh nghiệp không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. Cùng với việc nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ do “cho vay dưới chuẩn” trong lĩnh vực bất động sản gây ra. Mỹ, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác rơi vào suy thoái khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá giảm, chu chuyển vốn đầu tư FDI, FII giảm gây khó khăn cho việc xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam đã càng làm cho kinh tế nước ta rơi vào suy thối trầm trọng hơn. Vì vậy, cuối năm 2008 khi lạm phát có xu hướng dừng lại thì cũng là lúc NHNN quay lại thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Việc thực hiện thắt chặt tiền tệ địi hỏi kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mới đem lại hiệu quả tốt nhất thì việc nới lỏng tiền tệ cũng địi hỏi việc làm tương tự. Điều đó thể hiện ở việc Chính phủ tiến hành thực hiện 5 nhóm giải pháp cấp bách nhằm “ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội”. Trong đó kích cầu nền kinh tế là một trong những giải pháp trọng tâm. Chính phủ đã dùng 9 tỷ USD cho gói kích cầu kinh tế (đứng thứ 3 thế giới về tỷ trọng gói kích cầu/tổng GDP, chỉ sau Trung Quốc và Malaixia) trong đó dành riêng 1 tỷ đơ la (tương đương hơn 17 ngàn tỷ đồng) từ dự trữ ngoại hối quốc gia để hỗ trợ giảm 4% lãi suất vay vốn lưu động ngắn hạn cho doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân để sản xuất, kinh doanh nhằm giảm giá thành hàng hoá và tạo việc làm. Đây là cách làm khá độc đáo và sáng tạo, và mang lại hiệu quả khá cao. Sau đó, vào ngày 04/04/2009, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ 4% lãi suất và kéo dài thời hạn hỗ trợ đến hết năm 2011 cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá

nhân vay vốn trung dài hạn để đầu tư mới cho sản xuất kinh doanh. Bằng việc hỗ trợ lãi suất, Chính phủ đã khuyến khích tăng nhanh chóng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp vốn đang rất thiếu vốn sản xuất đồng thời mở đầu ra cho các NHTM vốn đang trong tình trạng dư thừa vốn. Chính phủ cũng quyết định giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 30% số thu nhập doanh nghiệp của quý IV/2008 và cả năm 2009. Đối với 70% số thuế còn lại của năm 2009, các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp trong 9 tháng. Các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử được áp dụng thời hạn giãn thuế tương tự. Để thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ cũng đã quyết định giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 01/02/2009 đến 31/12/2009 đối với một số hàng hóa, dịch vụ; tạm hồn 90% thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thực xuất và hồn tiếp 10% khi có chứng từ thanh tốn.

Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước kết hợp chính sách tài khóa của Chính phủ

Từ tháng 10/2008, NHNN đã chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng một cách thận trọng bằng các biện pháp:

i) Điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản giảm từ 13%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12%/năm xuống 5%/năm)

ii) Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 3%; điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản cho NHTM; điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 10%/năm xuống 1,2%/năm.

iii) Điều hành linh hoạt tỷ giá USD/VND (điều chỉnh tăng tỷ giá giao dịch USD/VND bình quân thị trường liên ngân hàng, tăng biên độ tỷ giá giữa VND với USD từ +3% lên +5% đối với giao dịch mua bán của các NHTM); can thiệp mua bán ngoại tệ và thực hiện các biện pháp chống đầu cơ ngoại tệ.

iiii) Cho phép các tổ chức tín dụng được xin chiết khấu, tái chiết khấu và thanh tốn trước hạn 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc đã mua trước hạn. Thực hiện các phiên giao dịch thị trường mở mua vào các giấy tờ có giá nhằm cung thêm vốn cho nền kinh tế thơng qua các tổ chức tín dụng. NHNN tiến hành nghiệp vụ bán ngoại tệ làm giảm tỷ giá để hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống, điều hoà cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng...

2.1.3 Chính sách kiểm sốt vốn

Kiểm sốt vốn chính là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau để tác động lên dịng vốn nước ngồi chảy vào và ra khỏi một quốc gia để nhằm đạt “mục tiêu nhất định” của chính phủ. Việt Nam tuy có thực hiện mở cửa tài khoản vốn nhưng chưa có lộ trình rõ ràng, và khi xuất hiện nguy cơ nền kinh tế hay hệ thống tài chính phát triển nóng Chính phủ vội vàng áp dụng chính sách kiểm sốt vốn. Điều này cho thấy thật sự Việt Nam chưa có hệ thống chính sách và mục tiêu nhất quán trong việc kiểm sốt dịng vốn, điều mà các nền kinh tế đang chuyển đổi đều phải quan tâm đặc biệt ngay từ khi mở cửa thị trường.

Chính sách kiểm sốt vốn liên quan đầu tư trực tiếp vào

Theo Luật đầu tư nước ngoài, "tổng vốn đầu tư của một dự án bao gồm ít nhất 30% vốn pháp định do hai bên đóng góp". Do vậy, các chủ dự án có thể vay trong nước hoặc ngoài nước số tiền chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn pháp định. Tuy nhiên, do nguồn vốn trong nước rất hạn chế nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thường phải tìm kiếm các nguồn vốn từ cơng ty mẹ hoặc các chủ nợ nước ngoài. Hậu quả là các khoản FDI của Việt Nam kéo theo một lượng lớn các khoản vay. Các khoản vay này có chiều hướng gia tăng đáng kể, giai đoạn 1994- 1999 còn vượt quá phần vốn góp, làm gia tăng các khoản chi trả nợ liên quan đến các khoản nợ do các doanh nghiệp FDI vay. Từ 1995, các khoản trả nợ liên quan đến các khoản vay này ngày càng tăng dần, lên đến đỉnh điểm vào năm 2001 là 819tr USD. Ngồi ra cịn có luồng vốn FDI do người cư trú chuyển ra nước ngoài

bao gồm chuyển tiền, rút vốn của quỹ đầu tư, trả cổ tức, thanh toán các khoản vay trực tiếp nước ngoài qua dự án FDI trước 1/1/2004 bị đánh thuế, sau đó quản lý chuyển lợi nhuận ra nước ngoài định kỳ theo thông tư 04/2001/TT-NHNN ngày 18/05/2001; từ 01/07/2006 khi Luật đầu tư 59/2005/QH11 có hiệu lực và thơng tư 04 điều chỉnh theo Luật đầu tư nước ngồi cũng vơ hiệu theo. Như vậy hiện thời, Việt Nam khơng có văn bản nào giới hạn thời gian, số tiền chuyển ra liên quan đến các khoản FDI được đề cập ở trên trừ rào cản khả năng tiếp cận ngoại tệ và hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Chính sách kiểm sốt vốn liên quan đầu tư trực tiếp ra nước ngồi

Việt Nam bắt đầu chính thức cho phép các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ năm 1999, các văn bản chủ yếu điều chỉnh hoạt động này bao gồm:

Bảng 2.2: Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Ký hiệu Loại Ngày ban

hành

Cơ quan ban hành

Nội dung

78/2006/NĐ-CP Nghị định Chính Phủ Quy định việc đầu tư ra nước ngồi

10/2006/TT- NHNN

Thơng tư 21/12/2006 Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn việc tổ chức tín dụng cho khách hang vay để ĐTTTRNN 160/2006/NĐ- CP

Nghị định 28/12/2006 Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối 121/2007/NĐ-

CP

Nghị định 25/007/2007 Chính Phủ Quy định về ĐTTTRNN trong hoạt động dầu khí 1175/2007/QĐ-

BKH

Quyết định 10/10/2007 Bộ Kế

hoạch và Đầu tư

Ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục ĐTTTRNN

09/2008/QĐ- NHNN

Quyết định 10/04/2008 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Quy định về đối tượng cho vay vốn bằng ngoại tệ

97/2002/TT- BTC

Thông tư Bộ Tài

chính

Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

Nguồn : Tác giả tổng hợp từ www.mpi.gov.vn

Đặc biệt, 1) thông tư số 1/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn cụ thể về quản lý ngoại hối đối với doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư ra nước ngồi trong đó quy định doanh nghiệp phải chuyển lợi nhuận về chậm nhất là 6 tháng sau khi kết thúc năm tài chính 2) Thông tư số 04/2005/TT-NHNN ngày 26/08/2005, về mở rộng các nguồn ngoại tệ mà doanh nghiệp Việt Nam được phép sử dụng để chuyển ra nước ngồi góp vốn đầu tư, thực hiện dự án đầu tư; 3) Nghị định số 160/2006/ NĐ-CP, ngày 28/12/2006 Chính phủ đã ban hành quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối.

Trừ những rào cản mang tính kỹ thuật như: 1/ những dự án có giá trị trên 15 tỷ đồng phải thẩm tra khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư và 2/ mở được tài khoản tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi ở việt nam (Trang 38)