Đo lường các chỉ số của bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi ở việt nam (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

2.2 Đo lường các chỉ số của bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

Tác giả tiến hành đo lường các chỉ số của bộ ba bất khả thi theo quý, đây là phương pháp nghiên cứu theo Hutchison, Sengupta và Singh (2010), nghĩa là các chỉ số sẽ được tính với tần số cao hơn là quý (47 quý). Mục đích của việc kiểm định này nhằm tìm hiểu sự đánh đổi giữa các chính sách đã được Việt Nam áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn, trong đó có sự so sánh các chính sách áp dụng giữa các giai đoạn nghiên cứu mà tác giả tách ra ngẫu nhiên (được trình bày trong phần 2.4: kiểm tra mối quan hệ tuyến tính của các chỉ số bộ ba bất khả thi).

2.2.1 Dữ liệu và phương pháp

Phương pháp tiếp cận của tác giả để xây dựng các chỉ số bộ ba bất khả thi chủ yếu theo ACI (2008, 2010). Do đó, đầu tiên tác giả xây dựng chỉ số cho mỗi

mục tiêu chính sách bộ ba bất khả thi: độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá hối đoái và sự hội nhập tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu này có hai điểm khác với nghiên cứu của ACI. Trước hết, thay vì sử dụng dữ liệu xuyên quốc gia và thời gian trung bình của dữ liệu là hàng năm, tác giả sử dụng dữ liệu cho một quốc gia duy nhất là Việt Nam và thời gian trung bình là hàng quý. Thứ hai, tác giả sử dụng một biện pháp khác so với các tác giả trước để tính tốn cho chỉ số hội nhập tài chính. Về mặt này, phương pháp nghiên cứu theo Hutchison, Sengupta và Singh (2010).

Dữ liệu tác giả sử dụng là quý, tần số cao hơn dữ liệu nghiên cứu của ACI và chịu sự biến động đáng kể theo thời gian. Tác giả chia mẫu nghiên cứu một cách ngẫu nhiên thành 3 giai đoạn bằng nhau để phân tích và dễ dàng so sánh (giai đoạn 1 từ Q1/2000 đến Q4/2003; giai đoạn 2 từ Q1/2004 đến Q4/2007; giai đoạn 3 từ Q1/2008 đến Q3 năm 2011).

Dữ liệu tác giả sử dụng bắt đầu từ quý 1 năm 2000 đến quý 3 năm 2011, bao gồm 47 quý. Đối với các chỉ số bộ ba bất khả thi, tác giả có dữ liệu quý về GDP, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ trang web Tổng cục thống kê, tác giả sử dụng đồng VND/USD. Đối với chỉ số tiền tệ độc lập, tác giả sử dụng dữ liệu lãi suất tái cấp vốn từ trang web của NHNN Việt Nam cho phần lãi suất Việt Nam, và lãi suất cho vay của NHTM của Mỹ từ trang web http://www.housepricecrash.co.uk, tác giả tính tốn ra lãi suất bình quân hàng tuần để từ đó tính ra chỉ số độc lập tiền tệ theo quý. Đối với chỉ số ổn định tỷ giá hối đoái, tác giả sử dụng tỷ giá VND/USD, dữ liệu do Ngân hàng Vietcombank cung cấp, tác giả tính tốn chỉ số ổn định tỷ giá hối đoái theo quý dựa trên tỷ giá bình quân hàng tuần.

Sau khi tính tốn các chỉ số, tác giả tiến hành kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy nhằm xem xét liệu Việt Nam có tuân theo nguyên lý đánh đổi của lý thuyết bộ ba bất khả thi hay không.

2.2.2 Xây dựng các chỉ số

Chỉ số độc lập tiền tệ (MI)

Theo Aizenman, Chinn, Ito thì chỉ số MI là đối ứng của tương quan lãi suất giữa lãi suất trong nước (Việt Nam) và lãi suất nước cơ sở (Mỹ). Tương quan hàng quý được tính bằng cách sử dụng dữ liệu hàng tuần. Công thức như sau:

( , ) ( 1) 1 1 ( 1) i j corr i i MI − − = − − −

Chỉ số nằm trong khoảng từ 0 đến 1, giá trị càng cao thì cho thấy chính sách tiền tệ càng độc lập hơn và ngược lại. Vì tần số tính theo quý (thời gian ngắn) nên kết quả biến đổi đáng kể theo thời gian. Kết quả thể hiện ở hình 2.3

Hình 2.3: Chỉ số độc lập tiền tệ (MI index) Nguồn: Tính tốn của tác giả

Chỉ số ổn định tỷ giá hối đoái (ERS)

Chỉ số ERS được xây dựng cũng theo phương pháp của Aizenman, Chinn, Ito. Tuy nhiên có điều chỉnh lại thời gian của dữ liệu là quý và tuần thay vì năm và tháng như của Aizenman, Chinn, Ito. Tác giả tính tốn độ lệch chuẩn của sự thay đổi log của tỷ giá hối đối VND/USD. Cơng thức như sau:

0.01

0.01 ( (log( _ ))

ERS

stdev exch rate

=

+ 

Chỉ số này cũng nằm giữa 0 và 1, chỉ số càng lớn thì càng ổn định tỷ giá hối đoái và ngược lại. Kết quả xem hình 2.4.

Hình 2.4: Chỉ số ổn định tỷ giá hối đối (ERS index) Nguồn: Tính tốn của tác giả

Chỉ số KAOPEN

Đối với việc xây dựng chỉ số KAOPEN, tác giả sử dụng biện pháp đơn giản theo Hutchison, Sengupta và Singh (2010), nghĩa là chỉ số KAOPEN sẽ bằng tỷ lệ của tổng vốn đầu tư nước ngoài vào và vốn đầu tư ra nước ngoài trên GDP28F

29

. Tuy nhiên một điểm quan trọng cần lưu ý đối với phương pháp tính này chỉ số KAOPEN không theo lý thuyết nằm giữa 0 và 1. Kết quả tính tốn được thể hiện trên hình 2.5

Hình 2.5: Chỉ số hội nhập tài chính (KAOPEN index) Nguồn: Tính tốn của tác giả

29Do thiếu dữ liệu theo quý của dòng vốn đầu tư gián tiếp vào và đầu tư gián tiếp ra, và tỷ trọng của dòng vốn đầu tư gián tiếp vào và ra tương đối nhỏ so với dòng vốn đầu tư đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào đầu tư trực tiếp ra, nên tác giả tính tốn chỉ số KAOPEN dựa vào dịng vốn đầu tư trực tiếp vào và dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngồi. Do đó chỉ số KAOPEN khơng thể hiện được sự ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi ở việt nam (Trang 49 - 53)