Bộ ba bất khả thi, dự trữ ngoại hối và lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi ở việt nam (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

2.5 Tác động của bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối đối với nền kinh tế vĩ

2.5.1 Bộ ba bất khả thi, dự trữ ngoại hối và lạm phát

Sau khi xác định ba chỉ số bộ ba bất khả thi có mối quan hệ tuyến tính với nhau, tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa bộ ba bất khả thi, dự trữ ngoại hối và lạm phát theo mơ hình trên, bao gồm 15 quan sát (từ năm 1996 đến năm 2010), tác giả vẫn sử dụng các chỉ số của bộ ba bất khả thi do Hiro Ito cung cấp, dữ liệu về dự trữ ngoại hối, tỷ lệ lạm phát từ trang web http://www.indexmundi.com, dữ liệu về GDP tác giả cập nhật từ trang web của Tổng cục thống kê.

32Cần lưu ý ACI phân tích tác động đối với biến động sản lượng, trong khi tác giả phân tích hồi quy đối với tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người.

Kết quả hồi quy ước lượng của lạm phát được thể hiện trong bảng 2.8, tác giả thực hiện kiểm định các thông số khác nhau thông qua việc kết hợp các chỉ số bộ ba bất khả thi và các thành phần tương tác khác với nhau, kết quả được thể hiện từ cột 1 đến 6

Kết quả hồi quy trên với hệ số xác định R2 nằm trong khoảng [0.51 - 0.71] và hệ số xác định R2 điều chỉnh nằm trong khoảng [0.38 - 0.55]. Một vài hệ số ước lượng khơng có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên kết quả trên cho ta thấy rõ tác động của các chỉ số bộ ba bất khả thi và dự trữ đối với lạm phát của nền kinh tế. Hệ số âm của ổn định tỷ giá cho thấy chính sách ổn định tỷ giá có tác động giảm lạm phát. Điều này phù hợp hoàn toàn với nghiên cứu của ACI rằng quốc gia có được sự ổn định tỷ giá cao có xu hướng chịu mức lạm phát thấp. Trong khi chính sách hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ được sử dụng không thể hiện tác động rõ ràng đối với lạm phát.

Một phát hiện từ kết quả thu được biến tương tác giữa độc lập tiền tệ và dự trữ có tác động cùng chiều với lạm phát, tương tự với biến tương tác giữa hội nhập tài chính và dự trữ, điều này có nghĩa là chính sách độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính nếu kết hợp với một tỷ lệ dự trữ lớn sẽ làm tăng lạm phát32F

33, trong khi tương tác giữa ổn định tỷ giá và dự trữ không thể hiện được tác động của chúng đối với lạm phát của Việt Nam.

Bảng 2.8: Bộ ba bất khả thi, dự trữ và lạm phát (1) (2) (3) (4) (5) (6) Res/GDP 0.48834 0.00377 0.37760 -0.64843 0.42402 -1.54153 Sai số chuẩn 0.16776 0.83883 0.15319 1.29311 0.15841 1.23155 MI -0.00039 -0.06760 -0.05005 0.04077 Sai số chuẩn 0.10439 0.11613 0.09973 0.12605 MI x Res 0.01430 0.00320 Sai số chuẩn 0.01085 0.02517 ERS -0.10630** -0.02734 -0.04644 -0.01950 Sai số chuẩn 0.04618 0.07224 0.05756 0.05597 ERS x Res -0.00380 0.00963

Sai số chuẩn 0.00751 0.00895 KAOPEN 0.34984** -0.66987 0.24377 -0.88663 Sai số chuẩn 0.12361 0.70804 0.16130 0.60666 KAOPEN x Res 0.04142 0.05591* Sai số chuẩn 0.02505 0.02929 Số quan sát 15 15 15 15 15 15 R2 điều chỉnh 0.3828 0.3838 0.4708 0.5077 0.4889 0.5595

* mức ý nghĩa 10%; ** mức ý nghĩa 5%; *** mức ý nghĩa 1%

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi ở việt nam (Trang 60 - 62)