Tác động của định hướng chính sách đối với lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi ở việt nam (Trang 63 - 91)

CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

2.5 Tác động của bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối đối với nền kinh tế vĩ

2.5.3 Tác động của định hướng chính sách đối với lạm phát

Theo phương pháp của ACI, tác giả xây dựng chỉ số tổng hợp dựa trên việc lựa chọn 2 trong 3 mục tiêu, cụ thể: MI_ERS: đo lường độ đóng cửa về kinh tế; ERS_KAOPEN: chế độ chuẩn tiền tệ; MI_KAOPEN: chế độ tỷ giá linh hoạt.

Tiếp theo, tác giả kiểm định mối quan hệ giữa các chỉ số tổng hợp, dự trữ ngoại hối và tỷ lệ lạm phát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.10

Bảng 2.10: Tác động của các định hướng chính sách đối với lạm phát

(1) (2) (3) (4) (5) (6) Res/GDP 0.4687** -0.0828 0.4171* -0.5832 0.4016** -0.3062 Sai số chuẩn 0.1672 0.7776 0.2032 0.3364 0.1625 0.3492 MI_ERS 0.1705* -0.1607* Sai số chuẩn 0.0826 0.0853 MI_ERS x Res 0.0079 Sai số chuẩn 0.0109 MI_KAOPEN -0.1708** -0.0955 Sai số chuẩn 0.0780 0.1380 MI_KAOPEN x Res 0.0124** Sai số chuẩn 0.0056 ERS_KAOPEN -0.0065 -0.0884 Sai số chuẩn 0.1360 0.1033 ERS_KAOPEN x Res 0.0147*** Sai số chuẩn 0.0044 Số quan sát 15 15 15 15 15 15 R2 điều chỉnh 0.3793 0.3539 0.5588 0.5419 0.3988 0.5465

* mức ý nghĩa 10%; ** mức ý nghĩa 5%; *** mức ý nghĩa 1%

Kết quả thể hiện từ cột (1) đến (6), mỗi mơ hình thể hiện một chỉ số tổng hợp và tương tác của nó với dự trữ ngoại hối. Bảng 2.10 cho thấy tỷ giá hối đối linh hoạt (MI_KAOPEN) có tác động làm giảm lạm phát, chính sách ổn định tỷ giá hối đối và hội nhập tài chính cũng có tác động làm giảm lạm phát. Trong khi nền kinh tế đóng (MI_ERS) khơng thể hiện xu hướng tác động rõ ràng nào đối với lạm phát.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày các chính sách điều hành nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đối với ba mục tiêu chính sách trong bộ ba bất khả thi: Chính sách điều hành tỷ giá hối đối của Việt Nam, chính sách kiểm sốt tiền tệ và chính sách kiểm sốt vốn.

Tác giả sử dụng phương pháp đo lường các chỉ số bộ ba bất khả thi theo Aizenman, Chinn và Ito (2008) để đo lường các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam, tuy nhiên các chỉ số bộ ba bất khả thi được tác giả đo lường với dữ liệu theo tần số là Quý.

Các chỉ số bộ ba bất khả thi cho thấy Việt Nam đang cố gắng hướng tới chính sách tỷ giá ngày càng linh hoạt nhưng nhìn chung chính sách ổn định tỷ giá hối đoái của Việt Nam vẫn đang ở mức cao, hội nhập tài chính ngày càng sâu và duy trì độc lập tiền tệ ở mức trung bình.

Tác giả tiến hành kiểm định xem xét mối tương quan tuyến tính của các chỉ số bộ ba bất khả thi theo Q (tác giả tính tốn) và theo Năm (do Hiro Ito cung cấp). Kết quả kiểm tra mơ hình hồi quy của 2 trường hợp hồn tồn phù hợp, điều đó chứng tỏ rằng các chỉ số bộ ba bất khả thi ở Việt Nam có mối tương quan tuyến tính.

Tiếp theo tác giả kiểm định tác động cấu hình chính sách bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối đối với nền kinh tế vĩ mô Việt Nam, cụ thể là đối với tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng của Việt Nam. Kết quả kiểm định như sau:

Đối với tỷ lệ lạm phát: chính sách ổn định tỷ giá hối đối được sử dụng sẽ có tác động làm giảm lạm phát. Trong khi chính sách độc lập tiền tệ và chính sách hội nhập tài chính khơng thể hiện rõ vai trị của mình đối với lạm phát.

Đối với tỷ lệ tăng trưởng: độc lập tiền tệ có tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế, ổn định tỷ giá có tác động làm tăng tăng trưởng kinh tế, ngược lại hội nhập tài chính làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Cuối cùng, tác giả kiểm định tác động của định hướng chính sách đối với hiệu quả kinh tế vĩ mô, ở đây tác giả đi vào kiểm định cụ thể đối với lạm phát. Kết quả cho thấy chế độ tỷ giá hối đối linh hoạt (MI_KAOPEN) có tác động làm giảm lạm phát, chính sách ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính (ERS_KAOPEN) cũng có tác động làm giảm lạm phát.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Trong chương 2 - nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở Việt Nam, kết quả phân tích cho thấy Việt Nam đang chấp nhận một chế độ ổn định tỷ giá ở mức cao (mặc dù đang cố gắng thực hiện ngày càng linh hoạt tỷ giá), hội nhập tài chính ngày càng sâu và độc lập tiền tệ đang được duy trì ở gần mức trung bình. Tuy nhiên trước thực trạng lạm phát ngày càng cao và trong xu hướng hội nhập tồn cầu, thì chúng ta phải tích cực hơn nữa trong việc tìm hướng đi mới với các chính sách có tác động tích cực đến nền kinh tế vĩ mô. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải thực hiện các chính sách mục tiêu trong bộ ba bất khả thi một cách hợp lý. Theo kết quả phân tích của chương 2 và kinh nghiệm các nền kinh tế mới nổi mà chúng ta đã xem xét ở chương 1, thì Việt Nam cần cố gắng duy trì chính sách độc lập tiền tệ, thực

hiện chính sách hội nhập tài chính ở mức cao hơn và chính sách tỷ giá cần linh hoạt hơn nữanhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. Trong chương này tác giả trình bày các gợi ý chính sách như sau:

3.1 Chính sách tiền tệ

Điều hành các cơng cụ chính sách tiền tệ

Trong điều kiện nước ta hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang sụt giảm, thì việc tiếp tục điều hành các cơng cụ chính sách tiền tệ cần chủ động, linh hoạt; theo kịp sự phát triển của thị trường tiền tệ và trong khả năng kiểm soát tiền tệ là một trong các giải pháp để đạt được chính sách tiền tệ hiệu quả.

Duy trì việc tự do hố cơng cụ lãi suất. Để NHNN thực sự là người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng, cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hướng: sử dụng lãi suất tái chiết khấu như lãi suất sàn; lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng nhằm tác động đến việc huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường.

Tiếp tục điều hành công cụ dự trữ bắt buộc một cách chủ động và linh hoạt theo diễn biến của thị trường nhằm kiểm soát tiền tệ; mặt khác tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn khả dụng linh hoạt và hiệu quả.

Đẩy mạnh việc đổi mới điều hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở xem thị trường mở là công cụ được sử dụng rộng rãi nhằm duy trì lãi suất chủ đạo “lãi suất liên ngân hàng định hướng”; mở rộng việc kết nạp thành viên tham gia trên thị trường mở; đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trường mở nhằm đáp ứng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và thị trường mua bán lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.

Tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu trên thị trường, trong mối quan hệ phối hợp với lãi suất, có sự kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mơ : kiểm sốt được lạm phát; kích thích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu; khuyến khích đầu tư nước ngồi vào Việt Nam; không ảnh hưởng lớn đến việc doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ; tạo điều kiện quản lý và thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng; nâng cao quỹ trữ ngoại tệ của Nhà nước. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp áp dụng các cơng cụ phịng ngừa, bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Nâng cao tính độc lập, trách nhiệm của NHNN.

Đây là một trong các điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Việc nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cho NHNN phải thích ứng với mức độ hội nhập tài chính thế giới và phù hợp thể chế chính trị ở nước ta. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung Luật NHNN theo hướng trao thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho NHNN trong xây dựng dự án chính sách tiền tệ; chủ động trong việc sắp xếp cơ cấu tổ chức và nhân sự; tự chủ về tài chính trong bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ NHNN; có chế độ đãi ngộ hợp lý để khuyến khích thu hút nhân tài; hiện đại hố công nghệ

quản lý trong việc tổng hợp, thống kê, phân tích, dự báo ..phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ.

Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tiền tệ.

Tiếp tục tạo hàng hoá và phát triển nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ; mở rộng thành viên tham gia thị trường; nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn của NHNN trên thị trường tiền tệ; hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển. Sự phát triển của thị trường tiền tệ sẽ là kênh dẫn có hiệu quả trong cơ chế truyền tải các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.

Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và một số chính sách kinh tế vĩ mơ khác

Để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác (chính sách tài chính, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi..). Trong điều kiện dịng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam nhiều như một số năm trước đây (trong đó có dịng vốn ngắn hạn), nếu khơng kiểm sốt tốt dòng vốn này, sẽ ảnh hưởng đến việc chống lạm phát. Do đó, cần có sự phối hợp chặt giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi : đánh thuế hoặc yêu cầu ký quỹ đối với dòng vốn ngắn hạn vào Việt Nam. Hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới sụt giảm, thì việc điều hành chính sách tiền tệ trong quan hệ phối hợp chính sách tài chính nhằm mục tiêu góp phần ngăn chặn nguy cơ sụt giảm nền kinh tế trong nước, nhưng đồng thời kiểm sốt được lạm phát.

3.2 Chính sách tỷ giá

- Cần hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá. Hiện nay, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tỷ giá giao dịch của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối sẽ căn cứ vào tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN thông báo và biên độ giao dịch quy định trong từng thời kỳ. Đây là cách

điều tiết mang nặng tính áp đặt lên tỷ giá, tỷ giá khơng phản đúng cung cầu thật sự trên thị trường ngoại hối.

- Giá cả hình thành theo quy luật cung cầu là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất để một thị trường hoạt động hiệu quả. Cũng như các thị trường khác, để thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả với doanh số cao, chi phí thấp thì tỷ giá phải được hình thành một cách khách quan theo quy luật cung cầu, tức là mức tỷ giá đó, cung – cầu ngoại tệ cân bằng. Trong tương lai, cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam nên tiến tới thả nổi hoàn toàn để cho các NHTM tự do ấn định mức tỷ giá kinh doanh. NHNN không trực tiếp khống chế biên độ như hiện nay mà chỉ tác động một cách gián tiếp lên tỷ giá khi cần thiết thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, chưa thể thả nổi hoàn toàn tỷ giá mà cần có sự kiểm sốt của Nhà nước. Để có tỷ giá nhằm cân bằng cung cầu trên thị trường ngoại hối, NHNN cần nới lỏng biên độ giao dịch và dần đến lúc thả nổi hoàn toàn tỷ giá.

NHNN cần nới rộng biên độ tỷ giá cho các ngân hàng thương mại trở lại mức 5% và trong trung hạn có thể điều chỉnh lên 7%-10% để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại chủ động hoạt động của mình. Khi các ngân hàng thương mại có sự chủ động cao hơn, họ sẽ linh hoạt và mạnh dạn hơn trong các quyết định kinh doanh để đương đầu tốt hơn với sự biến động tỷ giá, từ đó thị trường sẽ khơng cịn các trạng thái q (cực nóng hoặc cực lạnh) vì các ngân hàng khơng cịn thụ động chờ đợi, thăm dò phản ứng của NHNN và của thị trường trước các biến động tức thời mang tính thời cuộc.

- Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt muốn vận hành tốt thì khơng thể nào thiếu một thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả. Khi mà mọi hoạt động liên quan đến ngoại hối đều thơng thống, thống nhất theo từng cấp độ, khách hàng có nhu cầu về ngoại tệ thì giao dịch qua ngân hàng, ngân hàng khi nào có nhu cầu giao dịch ngoại tệ sẽ giao

dịch với nhau trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, như vậy tỷ giá trên thị trường thật sự phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ và làm cơ sở xác định tỷ giá kinh doanh của các NHTM. Để thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ở Việt Nam hoạt động hiệu quả, cần phải mở rộng đối tượng tham gia thị trường và tăng cường tính linh hoạt của các NHTM trên thị trường ngoại hối.

- Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối. Để điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt và vẫn có thể kiểm sốt được thị trường thì NHNN phải ln chủ động trong việc can thiệp vào tỷ giá, muốn như vậy thì địi hỏi dự trữ ngoại hối của NHNN phải ln duy trì ở mức dồi dào. Cần có sự phối hợp và điều chỉnh việc triển khai cơ chế mua bán các khoản thu chi bằng ngoại tệ của NSNN theo hướng tập trung một đầu mối là NHNN. Bộ Tài Chính chỉ kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối của NHNN và bán lại tồn bộ ngoại tệ cho NHNN khi có phát sinh các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ. Đồng thời, NHNN phải đảm bảo đáp ứng kịp thời và đầy đủ khi cần chi ngân sách bằng ngoại tệ. NHNN cần thực hiện chính sách cung tiền kèm với mục tiêu tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.

- NHNN cần bãi bỏ ngay các quy định mang tính xin - cho trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thay vào đó chuyển sang cơ chế kinh doanh có điều kiện bằng các chuẩn mực cụ thể, rõ ràng và phải cơng bố cơng khai. Các tổ chức tín dụng đủ điều kiện sẽ mặc nhiên được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối và triển khai các sản phẩm, kỹ thuật kinh doanh. NHNN chỉ thực hiện hậu kiểm và có biện pháp chế tài đủ mạnh đối với các tổ chức vi phạm. Ngoài ra, nghiên cứu lộ trình để cho phép triển khai nghiệp vụ hợp đồng tương lai đối với ngoại tệ nhằm giúp doanh nghiệp và ngân hàng có thêm cơng cụ phịng ngừa rủi ro, góp phần lành mạnh hóa giao dịch trên thị trường ngoại tệ.

- Không quá lệ thuộc vào đồng USD: Hiện nay cơ chế tỷ giá của VN dù đã được cải thiện theo hướng rổ tiền tệ nhưng vẫn còn neo khá chặt với USD. Trong khi đó, quan hệ thương mại của VN và Hoa Kỳ dù chiếm tỷ lệ cao, dao động ở mức 10%-11% tổng kim ngạch xuất khẩu của VN nhưng vẫn xếp sau Trung Quốc và

hơn Nhật Bản. Hơn nữa, cơ cấu nợ nước ngồi nói chung và nợ nước ngồi của Chính phủ, được Chính phủ bảo lãnh đã khơng cịn q lệ thuộc vào USD. Bên cạnh đó, vị thế của USD trên thị trường quốc tế cũng đã có những thay đổi lớn. Sự biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều hành bộ ba bất khả thi ở việt nam (Trang 63 - 91)