.Nghiệp vụ chi trả BHTG và giám sát thanh lý tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi việt nam DIV (Trang 28)

bảo hiểm

Chi trả BHTG là hoạt động mà tổ chức BHTG thực hiện cam kết thanh toán đến người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm khoản tiền gửi của họ, bao gồm cả tiền gửi gốc và tiền lãi theo một mức độ nhất định, tùy thuộc vào quy định về hạn mức chi trả BHTG ở mỗi hệ thống BHTG. Việc chi trả tiền bảo hiểm sẽ được thực hiện khi tổ chức tham gia BHTG chấm dứt hoạt động và bị mất khả năng thanh tốn.

Thơng thường phổ biến ở nhiều quốc gia có hoạt động BHTG, tổ chức BHTG có vai trò quan trọng trong việc quản lý các mối quan hệ tài chính tổ chức tham gia BHTG sau khi chi trả bảo hiểm. Vai trị này được thể hiện thơng qua các hoạt động sau khi chi trả, quyết định thanh tốn các khoản cơng nợ,… của tổ chức tham gia BHTG đã được chi trả tiền bảo hiểm.

1.3. Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi

1.3.1. Khái niệm hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi

Theo Luật Bảo hiểm tiền gửi 2013: “Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm”.

1.3.2. Cơ sở xác định hạn mức chi trả

Việc xác định hạn mức chi trả BHTG phù hợp có một vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố then chốt đối với sự ổn định hệ thống tài chính và kinh tế vĩ mơ của một quốc gia – điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế bền vững. Nếu hạn mức chi trả BHTG quá thấp sẽ làm nản lòng tin và thúc đẩy tâm lý rút tiền ồ ạt của người gửi tiền trong trường hợp ngân hàng gặp phải những khó khăn tài chính; nhưng ngược lại nếu q cao sẽ có tác động tiêu cực trong việc giám sát các ngân hàng, dẫn tới rủi ro đạo đức. Do đó, hạn mức chi trả phải đủ để bù đắp cho hầu hết những người gửi tiền và ngăn ngừa hoảng loạn ngân hàng, đồng thời cũng không quá cao làm xói mịn kỷ cương thị trường. Mặt khác, hạn mức chi trả BHTG cần phù hợp với mục tiêu chính sách cơng của hệ thống BHTG, đó là bảo vệ người gửi tiền nhỏ và kém hiểu biết về thị trường, cũng như góp phần vào sự ổn định tài chính. Đồng thời, hạn mức chi trả cần phải được xác định sao cho ít có những tác động tiêu cực nhất tới hoạt động bình thường của hệ thống tài chính và phù hợp với các đặc tính thiết kế khác của hệ thống BHTG. Theo khuyến nghị của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI), việc xác định hạn mức chi trả bảo hiểm cần dựa trên ngun tắc: “duy trì lịng tin của người gửi tiền và tăng cường sự ổn định kinh tế vĩ mơ và tài chính của hệ thống ngân hàng. Hạn mức chi trả và phí bảo hiểm không nên là gánh nặng đối với hệ thống ngân hàng và cần bảo vệ được đa số người gửi tiền”.

Như vậy, hạn mức trả tiền bảo hiểm được xác định dựa trên các căn cứ: tình hình kinh tế vĩ mơ và thực trạng của hoạt động tín dụng và bảo hiểm tiền gửi như: GDP bình quân đầu người; mức độ rủi ro hệ thống tín dụng; lịng tin của người gửi tiền đối với hệ thống tài chính; tỷ lệ số người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ trong số những người gửi tiền được bảo hiểm; số tiền được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm; tỷ lệ hạn mức chi trả trên GDP bình quân đầu người.

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, hệ thống tài chính bất ổn, hạn mức thường được nâng lên rất cao hoặc chi trả khơng giới hạn (bảo hiểm tồn bộ cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm).

Căn cứ thứ nhất – tình hình kinh tế vĩ mơ: Theo nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới, trong điều kiện kinh tế bình thường, hệ thống tài chính ổn định, tỷ lệ hạn mức/GDP bình quân đầu người khoảng từ 2,5 – 5 lần.

Căn cứ thứ hai – mức độ rủi ro hệ thống: Rủi ro hệ thống càng cao thì hạn

mức trả tiền bảo hiểm càng cao để ổn định niềm tin của nười gửi tiền.

Căn cứ thứ ba – niềm tin, hành vi của người gửi tiền: Niềm tin, hành vi của

người gửi tiền đối với hệ thống tài chính là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự ổn định của hệ thống. Khi người gửi tiền mất niềm tin vào hệ thống tài chính, thì chỉ cần một biến cố nhỏ cũng có thể dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt, gây đổ vỡ hệ thống. Do đó, trường hợp niềm tin của người gửi tiền giảm thì hạn mức trả tiền bảo hiểm cần được nâng lên để củng cố niềm tin đó, đảm bảo an tồn cho người gửi tiền, góp phần giữ ổn định hệ thống.

Căn cứ thứ tư - tình hình lượng tiền gửi, số người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng: Một trong những mục tiêu của bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ người gửi tiền, bảo đảm an toàn cho số tiền gửi tại hệ thống ngân hàng của người dân. Do vậy, hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi phải đảm bảo được cho đa số người gửi tiền và tiền gửi.

Ngoài các yếu tố trên, khi xác định hạn mức chi trả BHTG, cần xem xét hạn mức tại các quốc gia có những nét tương đồng về mức độ phát triển hệ thống tài chính và văn hóa. Việc xem xét hạn mức chi trả BHTG tại các quốc gia láng giềng cũng rất quan trọng, đặc biệt khi dòng chu chuyển vốn giữa các quốc gia có thỏa thuận hợp tác kinh tế tương đối dễ dàng. Mức chi trả của các quốc gia lân cận nên tương đồng nhau để hạn chế việc di chuyển tiền gửi từ nước có hạn mức thấp sang các nước có hạn mức chi trả cao hơn trong xu hướng hội nhập và tồn cầu hóa.

1.3.3. Phương pháp xác định hạn mức chi trả

Tổ chức bảo hiểm quốc tế cũng đã khuyến nghị một số nguyên tắc: mức bảo hiểm nên giới hạn nhưng phải đáng tin cậy và có thể nhanh chóng được xác định,

gửi tiền nhằm đáp ứng các mục tiêu chính sách cơng và nhất quán với đặc điểm thiết kế khác của hệ thống bảo hiểm tiền gửi; hạn mức phải đủ cao để duy trì niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng và hạn mức đủ thấp để tránh rủi ro đạo đức và kinh doanh.

 Xác định hạn mức chi trả BHTG ban đầu:

Để xác định hạn mức chi trả BHTG, các tổ chức BHTG trước hết phải thu thập số liệu về tiền gửi. Ví dụ: số lượng và số dư trung bình các tài khoản mà người gửi tiền mở tại các tổ chức nhận tiền gửi. Số liệu này cho phép tổ chức BHTG xác định tỷ lệ các tài khoản cũng như tổng số tiền gửi cần được bảo hiểm ở mức độ khác nhau, từ đó đề xuất một hạn mức chi trả bảo vệ được đại đa số người gửi tiền. Theo thông lệ quốc tế, hạn mức bảo vệ tối thiểu 80% người gửi tiền và 20-40% tổng số dư tiền gửi được cho là phù hợp.

Tiếp đó, có thể sử dụng tỷ lệ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người để xác định hạn mức chi trả tối ưu. Vì khi GDP bình quân đầu người thay đổi sẽ dẫn tới thay đổi quy mô của các khoản tiền gửi trong dân cư.

 Điều chỉnh hạn mức chi trả BHTG:

Thực tế cho thấy, tỷ lệ lạm phát, sự thay đổi về cơ cấu và quy mô tiền gửi cũng như sự phát triển của các công cụ tài chính có thể làm giảm giá trị thực của hạn mức chi trả BHTG và làm nó trở nên kém phù hợp với các mục tiêu chính sách. Do đó, việc điều chỉnh mức chi trả BHTG là cần thiết. IADI đã chỉ ra một số nội dung cần phải rà soát và điều chỉnh hạn mức chi trả, đó là:

Sự cần thiết phải bảo vệ phần lớn người gửi tiền nếu sự phát triển kinh tế vĩ mô và hệ thống ngân hàng làm thay đổi bất lợi đến một phần người gửi tiền hoặc khối lượng tiền gửi được bảo hiểm. Việc rà sốt giúp cho hạn mức mang tính kịp thời. Các chỉ số cần được thường xuyên đánh giá bao gồm thu nhập bình quân đầu người, chỉ số giá tiêu dùng CPI, hoặc số liệu thống kê về cơ cấu và quy mô tiền gửi hàng năm.

Yêu cầu đáp ứng hạn mức chi trả tối thiểu quy định bởi Luật BHTG hoặc quy định của Chính phủ.

Kỳ vọng của người gửi tiền.

Sự cần thiết phải chuyển đổi từ cơ chế bảo hiểm toàn bộ sang bảo hiểm giới hạn và ngược lại.

Khuyến khích các tổ chức tài chính tham gia hệ thống BHTG, đặc biệt là thành viên tự nguyện. Ở Việt Nam, BHTG là bắt buộc đối với các tổ chức nhận tiền gửi.

Giảm thiểu rủi ro đạo đức từ các tổ chức tham gia BHTG.

Những điều chỉnh về hạn mức chi trả BHTG nên được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất do các biến động trong hệ thống tài chính ngân hàng. Hầu hết các quốc gia đều áp dụng đồng thời hai phương pháp: Điều chỉnh hạn mức chi trả phù hợp với biến động các chỉ số (thông thường sử dụng chỉ số giá tiêu dùng) và đánh giá sự phù hợp của hạn mức chi trả thơng qua việc tính tốn nhu cầu tiềm năng của một người gửi tiền trung bình tại hai thời kỳ khác nhau để tính toán điều chỉnh hạn mức chi trả. Tuy nhiên, tần suất thay đổi hạn mức cũng phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. Với những nước có nền kinh tế phát triển ổn định và lạm phát thấp, tần suất này sẽ thưa hơn so với những nước hoặc có nền kinh tế đang gặp phải những thách thức trầm trọng hoặc hệ thống tài chính đang phát triển hoặc đang trải qua giai đoạn khủng hoảng.

Trong giai đoạn kinh tế bình thường, hạn mức thường được xác định bằng từ 2 đến 5 lần GDP/đầu người, bảo vệ toàn bộ được trên 80% người gửi tiền và khoảng 30% tổng giá trị tiền gửi được bảo hiểm. Các quốc gia với hệ thống ngân hàng hoạt động rủi ro cao có xu hướng duy trì hạn mức trả tiền bảo hiểm cao hơn nhằm bảo vệ tốt nhất người gửi tiền. Trong giai đoạn khủng hoảng, hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi sẽ được tăng lên hoặc bảo đảm tồn bộ vì một số lý do sau:

Trong giai đoạn khủng hoảng, sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến giá trị thực của hạn mức và khiến nó khơng cịn phù hợp với mục tiêu chính sách cơng.

Việc tăng hạn mức sẽ củng cố niềm tin của người gửi tiền vào các ngân hàng, qua đó ngăn chặn tình trạng rút tiền hàng loạt và tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng, tránh làm trầm trọng thêm khủng hoảng.

Mục tiêu quan trọng nhất của BHTG cũng như chính sách hạn mức trả tiền bảo hiểm là bảo vệ số đơng người gửi tiền. Do đó, trong thời kỳ khủng hoảng, nhiều quốc gia áp dụng bảo đảm tồn bộ để có thể bảo vệ người gửi tiền tốt nhất.

Việc tăng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm nhằm mục đích đảm bảo an tồn cho người gửi tiền, góp phần ổn định hệ thống tài chính, nhưng cũng phải cân nhắc các yếu tố sau:

Hạn mức sau khi điều chỉnh phải đảm bảo duy trì niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống tài chính và giảm thiểu rủi ro đạo đức;

Quy mơ quỹ bảo hiểm tiền gửi: cần có lộ trình tăng quy mơ quỹ bảo hiểm tiền gửi để quỹ có đủ năng lực đáp ứng hạn mức muốn hướng tới. Nguồn chủ yếu để tăng quỹ là từ phí bảo hiểm tiền gửi. Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần được tiếp cận các nguồn hỗ trợ đặc biệt;

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi về hạn mức trả tiền bảo hiểm phải đảm bảo hiệu lực thi hành và tính khả thi.

1.4. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm về hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi

1.4.1. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở một số quốc gia

Luận văn xin giới thiệu một số tổ chức BHTG tiêu biểu: Tổ chức BHTG liên bang Mỹ (hệ thống BHTG ra đời đầu tiên trên thế giới), Tổ chức BHTG Malaysia (tổ chức có trẻ nhất ở khu vực Châu Á), Tổ chức BHTG cho các ngân hàng tư nhân Đức (tổ chức có mơ hình hoạt động được tổ chức theo mơ hình hiệp hội phi chính phủ).

1.4.1.1. Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ

Nguồn vốn hoạt động: Nguồn vốn cần thiết để thành lập FDIC do Kho bạc Mỹ

và 12 ngân hàng Nhà nước Liên bang cung cấp. Kho bạc Mỹ đóng 150 triệu USD và các ngân hàng Nhà nước liên bang góp 139 USD.

Các hoạt động nghiệp vụ chính của FDIC

Thu phí BHTG: Khi mới thành lập, các ngân hàng tham gia FDIC phải đóng

phí hằng năm ở một mức độ như nhau bằng 1%/năm trên số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm, nhưng chỉ đóng ngay 0,5%/năm trên số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm, phần cịn lại sẽ phải đóng khi FDIC yêu cầu. Phí bảo hiểm tiền gửi giảm dần qua các năm vì năng lực tài chính của FDIC tăng dần qua số phí bảo hiểm tiền gửi tích lũy. Và bắt đầu từ 01/01/1993 FDIC mới chuyển từ hình thức áp dụng tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi đồng hạng sang áp dụng tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi có phân biệt theo mức độ rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Vào thời điểm đó, các nhà lập pháp Mỹ đã nhận thấy cần đẩy nhanh tốc độ tích lũy quỹ BHTG nhằm đảm bảo nguồn lực ứng phó tốt hơn với rủi ro tăng cao của hệ thống ngân hàng, đồng thời hạn chế tình trạng tổ chức tài chính có rủi ro thấp phải tài trợ phần phí cho các tổ chức có rủi ro cao. Phương pháp tính phí BHTG tại Mỹ tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với những thay đổi của hệ thống ngân hàng. Một đặc điểm đáng lưu ý là trong giai đoạn từ 1997-2007, khi tỷ lệ quỹ mục tiêu của FDIC đã đạt được mức theo yêu cầu của Luật định (1,25%), FDIC đã giảm tỷ lệ phí, trong đó những ngân hàng có mức độ rủi ro thấp nhất khơng phải nộp phí. Mức phí hàng năm áp dụng đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dao động trong khoảng 0,00% đến 0,27% của tổng số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại mỗi ngân hàng.

Hoạt động kiểm tra giám sát tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: FDIC rất

quan tâm đến hoạt động kiểm tra, giám sát. Ngay sau khi thành lập, FDIC đã cử 4.000 kiểm tra viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các ngân hàng nhằm đánh giá tình trạng hoạt động của các ngân hàng thành viên. So sánh với số lượng thanh tra viên của hệ thống ngân hàng Nhật Bản năm 1995 là 400 người và số thanh tra viên

của hệ thống ngân hàng Mỹ năm 1995 là 8.000 người thì rõ ràng là FDIC rất chú trọng công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ngay từ khi mới bắt đầu triển khai hoạt động.

Nội dung kiểm tra, giám sát của FDIC gồm: kiểm tra việc đảm bảo ngân hàng thành viên tham gia bảo hiểm tiền gửi bổ sung vốn nhằm đảm bảo quy định về vốn trong hoạt động ngân hàng, khả năng đảm bảo hoạt động lành mạnh và an toàn của ngân hàng.

Luật ngân hàng Mỹ quy định rõ quyền hạn của FDIC trong công tác kiểm tra. Tất cả các ngân hàng tham gia BHTG muốn sáp nhập với các tổ chức không tham gia BHTG phải được sự đồng ý của FDIC. FDIC được quyền yêu cầu bất kỳ ngân hàng nào là thành viên tham gia BHTG phải báo cáo về các giải pháp phòng chống rủi ro đối với hoạt động của mình. Nếu FDIC phát hiện ra tổ chức tham gia BHTG có các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi việt nam DIV (Trang 28)