.Bảo hiểm tiền gửi ở Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi việt nam DIV (Trang 39)

Ở Đức có tất cả 8 tổ chức BHTG. Luận văn xin trình bày khái quát về các tổ chức bảo hiểm cho ngân hàng tư nhân Đức (Deposit Insurance Scheme of Private German Bank – DISPGB), mang nhiều đặc trưng của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi còn lại trên nước Đức, được thành lập đầu tiên ở Châu Âu vào năm 1969 và đặt dưới sự quản lý của Hiệp hội ngân hàng tư nhân Đức.

Mơ hình tổ chức: là một tổ chức thuộc sở hữu tư nhân.

Mơ hình hoạt động: DISPGB hoạt động theo mơ hình chi trả với quyền hạn

mở rộng.

Căn cứ pháp lý và cơ quan quản lý của tổ chức BHTG: DISPGB là do hiệp

hội ngân hàng tư nhân Đức thành lập vì thế hoạt động của DISPGB được điều chỉnh bởi luật của hiệp hội các ngân hàng tư nhân Đức. DISPGB chịu sự quản lý của ủy ban đại diện của 10 ngân hàng có uy tín nhất trong hiệp hội ngân hàng tư nhân Đức.

Cũng như hầu hết các tổ chức BHTG tư nhân khác trên thế giới, nguồn tài chính của tổ chức BHTG này dựa vào nguồn thu từ ngân hàng tham gia bảo hiểm theo hai hình thức: thu phí thường xun theo tỷ lệ ấn định và hình thức thu phí sau. Hình thức thu phí sau là hình thức kêu gọi các ngân hàng tham gia BHTG đang hoạt động tốt tài trợ cho các ngân hàng thua lỗ phá sản. DISPGB không được Nhà nước Đức và ngân hàng trung ương Đức tài trợ. Trong trường hợp có khủng hoảng tài chính, Chính phủ Đức có thể sẽ can thiệp tài chính nếu xác định nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm này không đủ để thực hiện hỗ trợ và chi trả cho các ngân hàng.

Các hoạt động nghiệp vụ chính của DISPGB:

Thu phí BHTG: tham gia tổ chức BHTG này là bắt buộc đối với các ngân hàng

là thành viên của Hiệp hội ngân hàng tư nhân Đức và là tự nguyện với các định chế tài chính khác. Mặc dù các định chế tài chính khác có thể được tự nguyện tham gia nhưng muốn được tham gia vào tổ chức BHTG này cần có sự cho phép của Cơ quan kiểm soát ngân hàng liên bang ở Đức và Hiệp hội ngân hàng tư nhân Đức đóng vai trị tư vấn và có quyền từ chối việc u cầu được tham gia BHTG của các định chế tài

hàng năm tương đương 0,03% tổng số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm. Mức phí này có thể tăng lên gấp 2 lần hoặc giảm xuống hoặc khơng thu phí tùy thuộc quy mơ tài chính của tổ chức bảo hiểm này. Mức phí bảo hiểm cũng được thu trên cơ sở xác định rủi ro. Nếu ngân hàng có rủi ro thấp (xếp loại A) sẽ được miễn nộp phí. Ngân hàng hoạt động có rủi ro cao (xếp loại B hoặc C), sẽ phải đóng mức phí cao hơn mức tối đa, có khi lên đến 250% mức thông thường.

Hoạt động kiểm tra giám sát tổ chức tham gia BHTG: công tác kiểm tra và

giám sát của tổ chức BHTG này được đặc biệt chú trọng và việc thực hiện điều chỉnh các vi phạm về tính an tồn của hoạt động các ngân hàng thành viên có tính hiệu lực cao. Hàng năm, hiệp hội tiến hành kiểm tra và phân loại theo trật tự A, B, C1, C2 và C3. Nếu ngân hàng thành viên bị xếp loại từ C2 trở xuống từ hai năm trở lên sẽ bị từ chối tham gia BHTG.

Hoạt động hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG: tổ chức BHTG thực hiện hỗ trợ

bằng cách cho vay trực tiếp, phát hành bảo lãnh hoặc đứng ra nhận chi trả cho các ngân hàng đang gặp khó khăn. DISPGB khơng thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác.

Chi trả tiền bảo hiểm và giám sát thanh lý tài sản sau khi chi trả tiền bảo hiểm:

Khi xảy ra đổ vỡ, DISPGB thực hiện chi trả trực tiếp cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm. Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm của DISPGB được xếp vào loại cao nhất trên thế giới, xét về giá trị cụ thể của mức chi trả cũng như về số lần thu nhập quốc nội bình quân đầu người. Quỹ bảo hiểm tiền gửi của hiệp hội các ngân hàng thương mại tư nhân khơng có kế hoạch chương trình phát triển kinh tế của Ủy ban quốc hội Đức với mức trần là 30% lượng vốn đăng ký của mỗi ngân hàng. Mức vốn chủ sở hữu bình quân một ngân hàng tư nhân Đức là khoảng 300 triệu Euro. Do đó hầu hết các khoản tiền gửi của cá nhân đều nhỏ hơn 30% vốn chủ sở hữu của ngân hàng và có nghĩa là hầu hết các khoản tiền gửi cá nhân đều được bảo hiểm toàn bộ. Việc xử lý tài sản của ngân hàng bị giải thể, phá sản không thuộc quyền của DISPGB.

1.4.2. Một số kinh nghiệm quốc tế về hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi

Hạn mức trả tiền bảo hiểm luôn là yếu tố quan trọng trong chính sách BHTG của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI), việc xác định hạn mức trả tiền bảo hiểm cần đồng bộ với hai mục tiêu cơ bản của chính sách bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ những người gửi tiền nhỏ, thiếu thơng tin về ngân hàng và góp phần đảm bảo sự ổn định tài chính. Việc xác định hạn mức trả tiền bảo hiểm cũng cần đảm bảo đồng thời hai nguyên tắc: thứ nhất, hạn mức trả tiền bảo hiểm đủ cao để duy trì niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng; thứ hai, hạn mức trả tiền bảo hiểm đủ thấp để người gửi tiền qui mô lớn không chủ quan với các hoạt động ngân hàng thiếu an tồn và rủi ro, qua đó kiểm sốt rủi ro đạo đức, tránh tình trạng mạo hiểm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Khi xem xét hạn mức trả tiền bảo hiểm, các quốc gia thường tính tới các yếu tố liên quan bao gồm: i) thu nhập GDP bình quân đầu người và các yếu tố liên quan khác như lạm phát, tỷ giá, lòng tin của người dân vào hệ thống tài chính – ngân hàng; ii) tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ/ tổng số người gửi tiền được bảo hiểm; iii) tỷ lệ tiền gửi được bảo hiểm toàn bộ/ tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm; và iv) mức độ rủi ro của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

1.4.2.1. Xác định hạn mức trả tiền bảo hiểm trong giai đoạn bình thường

Trong giai đoạn kinh tế phát triển tương đối ổn định, thường các quốc gia duy trì hạn mức trả tiền bảo hiểm trong giới hạn từ 2,5 – 5 lần GDP bình quân đầu người và bảo vệ được khoảng 80% người gửi tiền và khoảng 30% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm.

Theo khảo sát của Ủy ban Ổn định tài chính (FSB), hạn mức trả tiển bảo hiểm cho người gửi tiền trong giai đoạn khủng hoảng 2008 – 2009 có thay đổi từ 2.240 USD đến hơn 1 triệu USD, với mức bình quân vào khoảng 145.000 USD. Đối với những nước được khảo sát, trung bình 84% tổng số người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ, cao nhất là Brazil (98,9%) và thấp nhất là Ý (55%). Với hạn mức trả tiền bảo

hiểm 250.000 USD, FDIC (Mỹ) có thể bảo hiểm đầy đủ cho 99,7% (có thể được coi là tồn bộ) người gửi tiền. Hạn mức của EU bảo vệ được 98% người gửi tiền. Về tỉ lệ tiền gửi được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số dư tiền gửi, 19 nước có cung cấp số liệu trong đó trung bình là 42%, cao nhất là Mỹ (79%), EU là 60%. Bên cạnh đó, kinh nghiệm cho thấy lạm phát, sự thay đổi thành phần và quy mô tiền gửi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hạn mức, khiến nó khơng cịn phù hợp với mục tiêu chính sách cơng. Bởi vậy mà việc điều chỉnh hạn mức theo định kỳ là cần thiết. Ở những nước có nền kinh tế phát triển và ổn định với tỷ lệ lạm phát thấp và hệ thống tài chính tốt, việc điều chỉnh này có thể dễ dự đốn và ít xảy ra hơn so với những nước có hệ thống tài chính đang phát triển hoặc đang trải qua giai đoạn bất ổn. Chẳng hạn tại Mỹ, FDIC được trao quyền xem xét lại hạn mức 5 năm một lần. Trong khi đó, tại Zimbabwe, nơi có lạm phát cao, hạn mức được xét lại 2 – 3 lần một năm.

1.4.2.2. Điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm trong giai đoạn khủng hoảng

Thay đổi hạn mức trả tiền bảo hiểm là một cấu phần không thể thiếu trong tổng thể giải pháp chính sách ứng phó với những diễn biến xấu của hệ thống tài chính trong cuộc khủng hoảng tồn cầu vừa qua. Trong khủng hoảng, niềm tin của người dân nói chung và người gửi tiền nói riêng có xu hướng sụt giảm, vì vậy việc tăng hạn mức hoặc chuyển sang chi trả không giới hạn giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền, tạo tâm lý n tâm, qua đó hạn chế tình trạng rút tiền hàng loạt khi có sự cố về ngân hàng.

Theo thống kê của IMF và IADI, trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu vừa qua, có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện một số giải pháp mới trong chính sách điều chỉnh hạn mức BHTG. Trong đó có 19 nước áp dụng hình thức bảo đảm tồn bộ với các khoản tiền gửi, 23 nước tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm không xác định thời hạn kết thúc (chính sách hạn mức dài hạn), và 6 nước tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm tạm thời. Tại Đông Nam Á, hầu hết các quốc gia đã nâng hạn mức BHTG hoặc chuyển sang đảm bảo toàn bộ. Sau khủng hoảng, các quốc gia rút lui cơ chế bảo lãnh

toàn bộ và quay về cơ chế bảo hiểm có hạn mức. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều duy trì hạn mức cao hơn giai đoạn trước khủng hoảng tài chính.

Hình 1.1: Diễn biến tăng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi trên thế giới

(Nguồn: BHTG Việt Nam – DIV về hoạt động bảo hiểm trong nước)

Hạn mức chi trả được điều chỉnh linh hoạt theo tình hình ổn định kinh tế - xã hội. Ở một số nước, trong bối cảnh suy thoái kinh tế hay kinh tế bất ổn, khi có dấu hiệu rút tiền ồ ạt, một trong những nguyên nhân gây đổ vỡ ngân hàng, các hệ thống BHTG tăng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm. Ví dụ để đối phó với khủng hoảng tài chính xuất hiện từ năm 2008 đến nay, BHTG Liên bang Mỹ ban đầu tăng mức chi trả từ 100.000 USD lên đến 250.000 USD đến hết 31/12/2013, sau đó cam kết mức chi trả 250.000 USD được duy trì lâu dài cho đến khi có quy định mới; tổ chức BHTG Đài Loan đã tăng hạn mức chi trả từ 1,5 triệu Đài tệ lên gấp đôi là 3 triệu Đài tệ khi có dấu hiệu khủng hoảng, và một thời gian ngắn sau đó cơng bố chính sách bảo đảm toàn bộ đến hết 31/12/2010 nhằm trấn an dân chúng và hiện nay hạn mức chi trả của BHTG Đài Loan là 3 triệu Đài tệ.

Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay là 50 triệu VNĐ. Hạn mức này được điều chỉnh từ năm 2006 từ mức 30 triệu khi thành lập hệ thống BHTG tại Việt Nam năm 2000. Hạn mức này được đánh giá là phù hợp với thông lệ quốc tế vào thời điểm xây dựng, tức tương đương gấp 5,5 lần GDP bình quân đầu người năm 2005 và bảo vệ được toàn bộ tài khoản của khoảng 80% số người gửi tiền nếu ngân hàng bị phá sản, giải thể trong khi hạn mức trên thế giới vào khoảng 3 – 12 lần GDP bình quân. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng giá tiêu dùng trong những năm qua, hạn mức này đã trở nên khơng phù hợp, khơng có ý nghĩa do khơng bảo vệ được đa số người gửi tiền tiết kiệm. Khi xảy ra hiện tượng mất khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng, người gửi tiền chỉ được chi trả tối đa 50 triệu đồng là con số quá ít so với thu nhập bình quân đầu người ở nước ta hiện nay – khoảng 1.800 USD tương đương 37 triệu đồng.

Trên thế giới, Mỹ và Hungary là hai nước có hệ thống BHTG được đánh giá hoạt động hiệu quả trong chi trả BHTG. Tại Hungary, Quỹ BHTG quốc gia Hungary (NDIF) chính thức được thành lập vào tháng 3/1993. Hoạt động chính của NDIF là chi trả tiền gửi cho người gửi tiền. Thời điểm chi trả được xác định khi Cơ quan giám sát tài chính Hungary (HFSA) có văn bản xác định tổ chức tham gia BHTG xảy ra tình trạng đóng băng tiền gửi hay mất khả năng thanh toán. Hoạt động chi trả của NDIF được thực hiện theo nguyên tắc chi phí thấp nhất. NDIF sẽ chi trả bồi thường cho khách hàng theo hạn mức trong thời hạn 30 ngày làm việc và từ tháng 1/2010 thời gian chi trả đã rút xuống tối đa là 20 ngày làm việc, giảm xuống còn 7 ngày làm việc sau năm 2012. Như vậy, việc NDIF rút ngắn thời gian chi trả là một bước tiến lớn vì quyền lợi của người gửi tiền. Từ năm 2011 đến tháng 6/2012, NDIF đã thực hiện chi trả đối với hai tổ chức thành viên với tổng số tiền là 42,1 tỷ HUF. Đối với cả hai trường hợp, NDIF đều thực hiện việc thanh tốn trong vịng 20 ngày làm việc. Điều này cho thấy, hoạt động chi trả của NDIF rất hiệu quả. NDIF thực sự bảo vệ được người gửi tiền, đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro hệ thống bằng việc củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, chấm dứt tình trạng hàng dài người

đứng trước cửa ngân hàng với nỗi lo sợ rằng người đứng trước mình là người cuối cùng nhận được khoản tiền gửi vào ngân hàng.

Tại Mỹ, Tổng công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC) được thành lập và triển khai hoạt động BHTG từ năm 1934 để đối phó với hàng ngàn cuộc đổ vỡ ngân hàng xảy ra vào những năm 1920 và đầu thập kỷ 1930. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến tháng 4/2011 mặc dù có 331 ngân hàng phải đóng cửa, nhưng quyền lợi của người gửi tiền ở các ngân hàng này đều được FDIC bảo vệ và chi trả tiền bảo hiểm kịp thời, nhanh gọn, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng, bản thân các ngân hàng bị đổ vỡ cũng được xử lý một cách êm thấm, hầu như khơng có cuộc đột biến rút tiền gửi lớn hoặc hoảng loạn ngân hàng nào xảy ra. Sự can thiệp kịp thời và hiệu quả của FDIC đã làm giảm đi sự trầm trọng của sự kiện đóng cửa nhiều ngân hàng tại Mỹ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Bảo hiểm tiền gửi là một tổ chức tài chính hoạt động với mục đích phi lợi nhuận đóng góp to lớn vào q trình phát triển an tồn vững mạnh của hệ thống tài chính tín dụng của một quốc gia. Chương 1 đã trình bày tổng quan về bảo hiểm tiền gửi, vai trò của bảo hiểm tiền gửi đối với nền kinh tế, cơ sở và phương pháp xác định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi và hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở một số quốc gia trên thế giới. Đây là tiền đề lý luận làm cơ sở cho việc trình bày các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HẠN MỨC CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM - DIV

2.1. Giới thiệu sơ lược về Tổ chức BHTG Việt Nam – DIV: 2.1.1. Sự ra đời của DIV và cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG:

Sự hình thành của BHTG Việt Nam (BHTGVN) liên quan trực tiếp đến bối cảnh trong nước và quốc tế

Bối cảnh trong nước:

Vào khoảng những năm 1988 đến 1990 hàng loạt các hợp tác xã tín dụng đơ thị bị đổ vỡ trên toàn quốc gây ra những bất ổn về kinh tế và chính trị. Đặc biệt, niềm tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lấy lại niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh như vậy là yêu cầu quan trọng đặt ra để tránh tình trạng người dân có tích lũy khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi việt nam DIV (Trang 39)