Kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ nhằm phát triển hoạt động DIV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi việt nam DIV (Trang 89 - 91)

3.2.2.4 .Hoạt động kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia BHTG

3.3 Kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ nhằm phát triển hoạt động DIV

BHTGVN

3.3.1. Bổ sung nguồn vốn hoạt động cho BHTGVN

Theo thơng lệ quốc tế để đảm bảo an tồn của hệ thống các TCTD, nguồn vốn hoạt động của tổ chức BHTG trong tình hình kinh tế ổn định tối thiểu là 1,25% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm và trong tình hình kinh tế đất nước có tiềm ẩn rủi ro thì dao động 2% - 5% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển nên rủi ro trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là khá cao và nếu tham chiếu các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cùng nhóm với Việt Nam thì vốn điều lệ của DIV cần được duy trì ở mức 2% - 5% trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Nhưng thực tế tính tốn số liệu thì hiện tại cho thấy vốn điều lệ của DIV chỉ có khoảng 0,6% - 0,9% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Chính phủ nên xem xét đến việc phê duyệt cấp thêm vốn hoạt động cho DIV nhằm nâng cao niềm tin của dân chúng cũng như tăng cường độ an toàn trong hoạt động của ngành tài chính ngân hàng. Việc bổ sung nguồn vốn hoạt động của DIV cũng có thể thực hiện thơng qua việc cho phép DIV thực hiện quyền đầu tư tài chính đối với các ngành có mức độ rủi ro thấp (ngồi việc mua trái phiếu chính phủ) như mua trái phiếu hay đầu tư góp vốn vào các ngành giáo dục, y tế,…

3.3.2. Tạo điều kiện cho BHTGVN phát triển thuận lợi theo mơ hình giảm thiểu rủi ro

Việc lựa chọn xây dựng tổ chức BHTG theo mơ hình giảm thiểu rủi ro là vì mong muốn đóng góp tích cực và chủ động hơn vào sự phát triển bền vững của thị

trường tài chính, góp phần giảm thiểu rủi ro quốc gia, rủi ro ngành và rủi ro của các doanh nghiệp. Sau gần 13 năm hoạt động, DIV có đủ nguồn lực, kinh nghiệm và quyết tâm phát triển mơ hình này. Việc lựa chọn mơ hình giảm thiểu rủi ro càng có ý nghĩa trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sau vào nền kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính đang phát triển thuận lợi nhưng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Để DIV có thể hoạt động được theo mơ hình BHTG tiên tiến nhất đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của các bộ phận ban ngành khác, đặc biệt là sự xác định rõ ràng quyền hạn cũng như nhiệm vụ của các cơ quan giám sát an tồn tài chính quốc gia, sự hoàn thiện cơ quan đánh giá mức độ rủi ro của các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tài chính,…

3.3.3. Chỉnh sửa cơ cấu bộ máy tổ chức BHTGVN

Một tổ chức hoạt động hiệu quả hay không chủ yếu nhờ vào cấu trúc bộ máy và cơ chế vận hành dựa trên nguyên tắc chặt chẽ, công khai, minh bạch, chống xung đột lợi ích và được chịu sự kiểm sốt có tính hệ thống, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định, nhất là bộ phận lãnh đạo cấp cao bởi chính họ đóng vai trị quan trọng trong việc hoạch định chính sách, phương hướng và phương cách hoạt động của tổ chức đó.

Hiện tại, Hội đồng quản trị của DIV có 5 thành viên trong đó 2 thành viên là kiêm nhiệm (một là Phó Thống đốc NHNN và một là Thứ trưởng Bộ Tài chính). Việc kiêm nghiệm này ban đầu tạo nền móng thuận lợi cho sự phát triển của DIV vì được sự phối hợp giúp đỡ rất kịp thời từ 2 cơ quan chức năng trên. Tuy nhiên, về dài lâu đối với sự phát triển của DIV lại là một điểm yếu. Khi DIV phát triển theo đúng phương hướng chiến lược đề ra thì DIV lại đụng chạm đến các lĩnh vực quản lý của cơ quan chức năng này từ đó nảy sinh mâu thuẫn. Và vì thành viên của Hội đồng quản trị DIV là kiêm nhiệm nên sự nhất trí trong việc khẳng định quyền lợi và nghĩa vụ cũng như lĩnh vực hoạt động của DIV và những cơ quan ban ngành gặp khó khăn. Do đó, Chính phủ nên có sự thay đổi cơ cấu trong Hội đồng quản trị. Không nên để

sự kiêm nhiệm chức vụ đối với ban lãnh đạo của DIV mà phải chuyển hoàn toàn sang chế độ chuyên trách.

3.3.4. Cơ quan quản lý Nhà nước về BHTG

Một trong những nguyên tắc phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và IADI là “Tổ chức BHTG cần hoạt động độc lập, minh bạch và có trách nhiệm giải trình và độc lập với những ảnh hưởng khơng mong muốn về chính trị và các ngành khác”. Hiện nay trên thế giới có hơn 120 quốc gia có hệ thống BHTG, trong số này thì hầu hết các tổ chức BHTG đều là một tổ chức độc lập và không trực thuộc NHTW.

Với góc nhìn từ việc xem xét Luật NHNN và văn bản pháp luật quy định về BHTG, căn cứ theo chức năng và nhiệm vụ cơ bản của NHNN và DIV sẽ thấy thể hiện sự mâu thuẫn. Theo quy định tại Điều 1 Luật NHNN Việt Nam thì “NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng,…”. Trong khi đó, hoạt động của tổ chức BHTG, về bản chất vẫn dựa theo nguyên lý của hoạt động bảo hiểm. Đó là bù đắp rủi ro theo cơ chế lấy số đơng bù cho số ít chứ khơng thuộc một trong các chức năng quản lý của NHNN. Ngoài ra, BHTG cịn có chức năng giám sát rủi ro, góp phần ổn định hệ thống tài chính. Do vậy, quy định chức năng của NHNN như là một cơ quan quản lý của BHTG là không phù hợp với chức năng của NHNN. Vì thế, NHNN nên chỉ thực hiện quản lý Nhà nước về những vấn đề liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí giám sát tài chính ngân hàng để tạo sự thống nhất và phối hợp trong việc giám sát ngân hàng. Còn những vấn đề khác thì để DIV tự hoạch định và soạn thảo, trình Chính phủ phê duyệt dưới sự tư vấn của các chuyên viên, lãnh đạo các ban ngành có liên quan đến lĩnh vực kiến nghị nhằm đảm bảo mục tiêu chính sách cơng đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi việt nam DIV (Trang 89 - 91)