.Bảo hiểm tiền gửi ở Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi việt nam DIV (Trang 36 - 39)

Được thành lập trên cở sở Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2005, Tổng công ty BHTG Malaysia (MDIC) là một trong những tổ chức BHTG trẻ nhất khu vực Châu Á. Tuy nhiên, chỉ sau gần 5 năm đầu hoạt động, MDIC đã khẳng định được vị trí, vai trị quan trọng của mình trong hệ thống tài chính ngân hàng quốc gia Malaysia, trở thành một trong những tổ chức BHTG tiên tiến, năng động nhất trong khu vực và trên thế giới.

BHTGVN cũng đang trong quá trình xây dựng và phát triển để thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trị của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ thực tế Việt Nam và Malaysia nói chung, và hệ thống tài chính ngân hàng hai nước nói riêng có nhiều nét tương đồng, việc nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động và thành cơng của MDIC có thể rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp cho BHTGVN.

Cơ sở pháp lý ổn định, rõ ràng – nền tảng cho sự thành công. Cơ sở pháp lý

điều chỉnh hoạt động BHTG là một trong những nền tảng quan trọng đảm bảo cho hoạt động BHTG tại mỗi quốc gia. Theo thông lệ quốc tế tốt nhất về BHTG, hệ thống

pháp lý ổn định và đảm bảo cho hoạt động của tổ chức BHTG là một trong những yếu tố quan trọng giúp tổ chức BHTG hoạt động hiệu quả tại mỗi nước. Do vậy, tại các quốc gia trên thế giới, Luật BHTG hoặc Luật bảo vệ người gửi tiền thường được ban hành trước khi thành lập tổ chức BHTG. Đồng thời, trong luật quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của tổ chức BHTG, cũng như cơ chế hợp tác hiệu quả giữa tổ chức BHTG và các cơ quan giám sát tài chính khác.

Có thể khẳng định, một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công đáng ghi nhận của MDIC là tổ chức này được thành lập, hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý ổn định, rõ ràng, và chính sách, định hướng hoạt động đúng đắn, phù hợp theo thông lệ quốc tế điển hình về BHTG. MDIC được thành lập trên cơ sở Luật BHTG năm 2005. Mặc dù là tổ chức BHTG mới được thành lập nhưng MDIC đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. MDIC hướng tới mơ hình tổ chức giảm thiểu rủi ro với các chức năng giám sát kiểm tra, tiếp nhận xử lý và áp dụng hệ thống tính phí BHTG dựa trên mức độ rủi ro.

Malaysia áp dụng cơ chế BHTG bắt buộc với thành viên tham gia là tất cả các ngân hàng thương mại, ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Malaysia, cơng ty tài chính và các ngân hàng hồi giáo. Việc tham gia và được cấp chứng nhận BHTG là một trong những điều kiện pháp lý tiên quyết để các ngân hàng, cơng ty tài chính tại quốc gia này có thể huy động tiền gửi từ dân cư. Trước khi MDIC được thành lập, hoạt động BHTG cơng khai chưa có ở Malaysia. Do vậy, để tổ chức BHTG hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt nhất chức năng, quyền hạn được giao, Chính phủ Malaysia đã chú trọng đến việc chuẩn bị đầy đủ cơ sở pháp lý, chính sách, con người cũng như các điều kiện khác để thành lập MDIC. Luật BHTG Malaysia và các quy định khác về BHTG được xây dựng ban hành trước khi tổ chức BHTG được thành lập tại Malaysia. Trong luật quy định rõ ràng mục tiêu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của MDIC. Mục tiêu hoạt động chủ yếu của MDIC là BHTG cho người gửi tiền và tăng cường quản lý rủi ro và góp phần duy trì ổn định hệ thống tài chính. Các chức năng chính của MDIC bao gồm: i) tính và thu phí BHTG; ii) quản lý Quỹ BHTG; iii) chi trả BHTG; iv) đánh giá rủi ro của hệ thống tài chính ngân hàng;

v) kiểm tra tổ chức tham gia BHTG trong trường hợp đặc biệt. Đồng thời Luật BHTG cũng quy định rõ việc phối hợp hoạt động và chia sẻ thông tin giữa MDIC và Ngân hàng trung ương Malaysia. MDIC có quyền truy cập các báo cáo kiểm tra, xếp loại giám sát và các thông tin liên quan khác của Ngân hàng trung ương, có quyền đề nghị Ngân hàng trung ương kiểm tra tổ chức tham gia BHTG trong trường hợp cần thiết…Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, rõ ràng cho hoạt động phối hợp và chia sẻ thông tin hiệu quả giữa MDIC và Ngân hàng trung ương Malaysia.

Ngoài ra, MDIC cũng rất chú trọng đến chính sách nhân sự, với chiến lược nhân sự phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu đúng người, đúng việc. MDIC đã tuyển dụng Tổng giám đốc là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực BHTG và tài chính, ngân hàng trên thế giới với nhiều năm kinh nghiệm là Tổng giám đốc Tổng công ty BHTG Canada, và Chủ tịch Hiệp hội BHTG quốc tế. Tổng giám đốc MDIC hoạt động dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị, là các chuyên gia kinh tế tài chính, ngân hàng Malaysia. Các nhân sự được tuyển dụng làm việc tại các phòng ban cũng được tuyển dụng đúng quy trình nhằm tuyển dụng những người có năng lực, trình độ chun mơn, có thể thực hiện tốt các công việc nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổng công ty, MDIC đã đầu tư nghiên cứu và xây dựng cơ sở quản lý rủi ro doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất nhằm đánh giá rủi ro một cách hiệu quả. Các chính sách và khung quản lý rủi ro cũng được nghiên cứu và xây dựng nhằm xây dựng công tác quản lý rủi ro hiệu quả.

Một trong những thành tựu nổi bật của MDIC trong những năm hoạt động vừa qua là MDIC đã triển khai thành cơng hệ thống thu phí theo mức độ rủi ro là cơ chế thu phí mà mơ hình hệ thống BHTG tiên tiến trên thế giới thường áp dụng. Nó đảm bảo sự công bằng đối với các tổ chức tham gia BHTG trên nguyên tắc tổ chức nào có nguy cơ gây ra rủi ro lớn hớn cho quỹ BHTG và hệ thống tài chính ngân hàng thì sẽ phải đóng mức phí BHTG cao hơn các tổ chức hoạt động lành mạnh an tồn. Do vậy, khuyến khích các ngân hàng khơng thực hiện các hoạt động rủi ro, góp phần đảm bảo hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng.

Để thực hiện và đảm bảo tính chính xác của hệ thống thu phí theo mức độ rủi ro, MDIC đã xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro (RAS) dựa trên hệ thống công nghệ hiện đại nhằm theo dõi và đánh giá mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG. Dựa trên cơ sở kết quả đánh giá của hệ thống đánh giá rủi ro RAS, các tổ chức tham gia BHTG sẽ nộp những mức phí khác nhau tùy theo mức độ rủi ro từ 0,03% đến 0,24% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm.

Bảng 1.2: Bảng phí theo mức độ rủi ro của MDIC

Xếp loại Mức phí Loại 1 0,03% Loại 2 0,06% Loại 3 0,12% Loại 4 0,24%

(Nguồn: Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 2011)

Về hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi, theo quy định tại Luật BHTG Malaysia năm 2011 thì tất cả các đối tượng bao gồm các tổ chức kinh doanh hay cá nhân, đều có quyền tham gia BHTG. Hạn mức chi trả tối đa là đồng nội tệ với hạn mức 250.000 Đô-la Malaysia (tương đương khoảng 82.101 USD), bao gồm cả số tiền bảo hiểm gốc cộng lãi suất. Sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, khi người dân hoang mang và bắt đầu mất niềm tin ở nền kinh tế nói chung cũng như hệ thống tài chính nói riêng, việc củng cố vững chắc vai trò đi đầu của BHTG được nâng lên một tầm cao mới. Chính phủ Malaysia – mà đại diện là MDIC đã có những chính sách kịp thời nhằm trấn an và giữ vững niềm tin của người dân đối với các định chế tài chính. Việc áp dụng chế độ bảo hiểm tồn bộ, lên tới 99% tổng số tài khoản tiền gửi tại Malaysia là một quyết sách quan trọng góp phần vào việc bình ổn thị trường tài chính và ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng hệ thống quốc gia này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi việt nam DIV (Trang 36 - 39)