Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thỏa mãn của doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại TP HCM (Trang 26)

2.4.2 .Sự hài lòng/thỏa mãn khách hàng

3.1. Một số dịch vụ hành chính cơng tiêu biểu gắn với hoạt động kinh doanh của

3.1.1. Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế

Theo qui định hiện hành, để thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện các bước đăng ký theo quy trình sau:

- Đăng ký cấp giấy “chứng nhập” đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh

doanh.

- Đăng ký con dấu tròn doanh nghiệp với cơ quan công an.

- Đăng ký cấp giấy chứng nhận mã số thuế với cơ quan thuế.

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy trình khơng liên thơng

Đăng ký kinh doanh

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền phải lập và nộp đủ

hồ sơ ĐKKD theo quy định của pháp luật tại phòng ĐKKD cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp

đặt trụ sở chính và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ ĐKKD.

Hồ sơ ĐKKD trực tiếp bao gồm:

- Đầy đủ giấy tờ theo qur định tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.

- Có tên doanh nghiệp hợp lệ.

- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ đã điền đầy đủ thông tin. - Có biên nhận đã nộp lệ phí ĐKKD đầy đủ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp được đặt khơng đúng theo quy định, Phịng ĐKKD phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến nhận kết quả là Giấy chứng nhận ĐKKD và kiểm tra lại các thông tin trên giấy chứng nhận. Để thực hiện điều chỉnh lại cho chính xác và phù hợp nếu có sai xót.

Kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận ĐKKD, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề phải có điều kiện.

Sau khi doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận ĐKKD, người đại diện cho doanh nghiệp hoặc người được giới thiệu, ủy quyền thay mặt cho doanh nghiệp đến tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, cơ quan Công An để nộp hồ sơ khắc dấu. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Phịng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội cấp con dấu, giấy chứng nhận mẫu dấu. Riêng

đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài thời hạn giải quyết là 2 ngày.

Đăng ký thuế

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận ĐKKD, doanh nghiệp có thể đồng thời làm thủ tục đăng ký thuế và thủ tục đăng ký con dấu. Để làm thủ tục đăng ký thuế, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp đến cơ quan thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng đối với các cá nhân, hộ kinh doanh thực hiện đăng ký mã số thuế tại Chi cục thuế cấp huyện thuộc tỉnh. Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 5 ngày làm việc đối với hồ sơ đăng ký

thuế nộp trực tiếp tại các Cục thuế và 10 ngày làm việc đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại

các Chi cục thuế, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ.

Như vậy, để thành lập một doanh nghiệp, doanh nghiệp đến ba cơ quan khác nhau,

chuẩn bị ba mẫu hồ sơ khác nhau và phải mất ít nhất khoảng từ 15 ngày đến 20 ngày làm việc để hoàn tất các thủ tục, trong điều kiện:

- Tất cả hồ sơ của doanh nghiệp là hoàn chỉnh, hợp lệ. - Các cơ quan chức năng làm tốt trách nhiệm của mình.

Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp còn tốn nhiều thời gian hơn, có khi doanh nghiệp

phải mất cả tháng đến các cơ quan chức năng để hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục.  Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy trình liên thơng

Hiện nay, nhằm thực hiện cải cách hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch hóa các thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như công tác quản lý doanh nghiệp. Quy trình thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đã có nhiều bước cải cách mới. Theo qui định của Chính phủ, Sở KH – ĐT, Cục thuế và Sở Công An thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông khi giải quyết về ĐKKD, đăng ký thuế và

đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Do vậy, để bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp

chỉ cần đến Sở KH-ĐT để thực hiện đăng ký doanh nghiệp.

Đăng ký doanh nghiệp bao gồm nội dung về ĐKKD và đăng ký thuế đối với các doanh

nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập theo Luật doanh nghiệp. Đăng ký

doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp và đăng ký thay đổi nội dung

Quy trình liên thơng chỉ mới được áp dụng thực hiện giữa các cơ quan ĐKKD cấp tỉnh và Cục thuế cấp tỉnh. Cho nên quy trình ĐKKD theo cơ chế một cửa chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập đăng ký tại Phịng ĐKKD, Sở KH – ĐT. Theo đó, Sở KH-ĐT cấp tỉnh là cơ quan đầu mối duy nhất tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính trực tiếp với doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp hoặc

người đại diện theo ủy quyền phải lập và nộp đủ hồ sơ ĐKKD theo quy địn của Phát

luật tại Phòng ĐKKD, cơ quan ĐKDK cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và phải chịu trách nhiệm tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ của doanh nghiệp, Sở KH – ĐT gửi tới Cục thuế cấp tỉnh bản sao Giấy đề nghị ĐKKD và Bản kê

khai thông tin đăng ký thuế. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được

thông tin về doanh nghiệp, Cục thuế cấp tỉnh thông báo kết quả mã số thuế cho Sở KH – ĐT để ghi vào giấy chứng nhận ĐKKD và đăng ký thuế của doanh nghiệp. Việc gửi và nhận thông tin giữa cơ quan thuế có thể tiến hành theo các phương thức sau:

- Nhận và gửi bằng bản giấy. - Nhận và gửi thông qua máy fax. - Nhận và gửi thông qua mạng điện tử.

Đối với những tỉnh, thành phồ trực thuộc Trung Ương có số lượng hồ sơ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trung bình hàng tháng từ 50 hồ sơ trở lên, thời hạn giải quyết hồ sơ tại cơ quan ĐKKD và cơ quan thuế do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể tại Quy chế phối hợp liên ngành, đảm bảo thời gian trả kết

quả cho doanh nghiệp là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ĐKKD và đăng ký thuế hợp lệ.

3.1.2. Dịch vụ hành chính về thuế

Trên cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan thuế đồng thời cung

cấp các dịch vụ hành chính cơng về thuế cho người nộp thuế trên các lĩnh vực cơ bản sau:

3.1.2.1. Tuyên truyền hỗ trợ về thuế

Cơ quan thuế tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về thuế rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, là nơi trực tiếp hỗ trợ người nộp thuế trong

việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế và các thủ tục hành chính thuế, giải đáp các

vướng mắc về nghiệp vụ thuế cho người nộp thuế, tổ chức tập huấn các chính sách

thuế mới và cung cấp các thơng tin, chương trình hỗ trợ cho vệc thực hiện các chính sách thuế nhanh, đúng quy định.

Khai thuế là việc người nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuế theo quy định của từng Luật thuế. Người nộp thuế sử dụng hồ sơ khai thuế của từng loại thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để kê khai số thuế phải nộp cho

cơ thuế và tực chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế.

Theo qui định, cơ quan thuế tôn trọng việc tự tính thuế và khai thuế của người nộp thuế, đồng thời có các biện pháp giám sát hiệu quả, vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, vừa đảm bảo phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.

3.1.2.3 . Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế, miễn, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện

hoàn thuế, miễn giảm thuế theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm nhận hồ sơ đề nghị của người nộp thuế theo quy định và giải quyết hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế theo thời gian Luật định (15 ngày đối với hồ sơ thuộc diện hoàn trước, kiểm tra sau; 60 ngày đối với hồ sơ kiểm trước, hoàn sau; 30 ngày đối với hồ sơ miễn, giảm thuế và 60 ngày đối với hồ sơ miễm giảm cần kiểm tra thực tế).

3.1.2.4. Kiểm tra thanh, tra thuế

Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế xã hội.

Việc kiểm tra, thanh tra thuế phải tuân thủ theo các nguyên tắc: thực hiện trên cơ sở phân tích thơng tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế và tuân thủ quy định của Luật quản lý thuế.

3.1.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

Người nộp thuế có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của cơng chức thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan quản lý thuế khi nhận

được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời

hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3.1.3. Dịch vụ hành chính cơng trong lĩnh vực hải quan

3.1.3.1. Khái niệm về công tác hải quan

Hải quan là cơ quan do Nhà nước thiết lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước

đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, và đấu tranh chống

nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của hải quan phải theo pháp luật của quốc gia và các

điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan mà quốc gia đó đã ký kết hoặc cơng

nhận chứ không phụ thuộc vào tên gọi của tổ chức. Theo Luật Hải quan được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29-06-2001 và luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật Hải quan được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI ngày 14-

06-2005 thì Hải quan Việt Nam có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất

cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

- Thi hành chính sách thuế xuất – nhập khẩu.

- Ngăn ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan và các luật lệ khác liên quan đến việc xuất, nhập khẩu.

- Đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền

Việt Nam qua biên giới nhằm đảm bảo đúng đắn chính sách quản lý của Nhà

nước về ngoại thương, ngoại hối và góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh

chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà

nước.

3.1.3.2. Dịch vụ hành chính cơng trong lĩnh vực hải quan

Căn cứ vào Luật Hải quan hiện hành; căn cứ vào Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày

15/12/2005 của Chính phủ qui định thủ tục Hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan và qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại,

theo đó dịch vụ hành chính hải quan được thực hiện thông qua 5 bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức

độ kiểm tra. Công việc của bước này gồm:

- Tiếp nhận việc đăng ký tờ khai và tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan. Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhập thơng tin tờ khai vào hệ thống máy tính.

- Kết thúc cơng việc tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đăng ký Tờ khai công chức

bước 1 in Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan.

- Chuyển toàn bộ hồ sơ kèm Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra cho lãnh đạo Chi cục để xem xét, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và ghi ý kiến chỉ

đạo đối với các bước tiếp sau.

- Ký xác nhận, đóng dấu số hiện công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan nếu lãnh đạo Chi cục quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa ghi trên lệnh hình thức, mức độ kiểm tra.

- Sau khi ký, đóng dấu cơng chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ

khai hải quan, công chức bước 1 chuyển tồn bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải

quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai hải quan cho người khai

hải quan.

Bước 2: kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế. Công việc của bước này gồm:

- Kiểm tra chi tiết hồ sơ.

- Kiểm tra giá tính thuế, kiểm tra mã số, chế độ, chính sách thuế và tham vấn giá theo quy trình kiểm tra, xác định giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành.

- Kết thúc công việc kiểm tra, ghi kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ vào Lệnh hình thức mức độ kiểm tra và ghi kết quả kiểm tra việc khai thuế vào tờ khai hải quan, ký tên và đóng dấu số hiệu cơng chức vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải

quan và vào Tờ khai hải quan. Sau đó, chuyển hồ sơ sang bước 3 để kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bước 3: kiểm tra thực tế hàng hóa

Bước này do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện. Việc

kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi, cân

điện tử… hoặc kiểm tra thủ công. Việc ghi kết quả kiểm tra thực tế phải đảm bảo rõ ràng, đủ thơng tin cần thiết về hàng hóa để đảm bảo xác định chính xác mã số hàng

hóa, giá, thuế hàng hóa. Cơng việc bước này bao gồm: - Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Ghi kết quả kiểm tra thực tế vào Tờ khai hải quan.

- Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan.

- Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu phí hải quan, đóng dấu và trả tờ khai cho người khai hải quan.

Bước 4: thu lệ phí hải quan, đóng dấu và trả tờ khai cho người khai hải quan. Công

việc bước này bao gồm:

- Kiểm tra biên lai thu thuế. - Thu lệ phí hải quan.

- Bàn giao hồ sơ cho bộ phận phúc tập.

- Nhận hồ sơ hải quan từ bộ phận thu lệ phí hải quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thỏa mãn của doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại TP HCM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)