Phân tích rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Alphanam E&C (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.4.5. Phân tích rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính có thể hiểu là sự bất trắc, sự khơng ổn định có thể đo lường được, có thể đưa đến những tổn thất, mất mát thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời. Những rủi ro này gắn liến với hoạt động tài chính và mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp, nghĩa là gắn liền với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.

Phân tích rủi ro tài chính giúp đánh giá, dự báo được rủi ro, trên cơ sở đó có biện pháp quản lý rủi ro, hạn chế thấp nhất nhưng thiệt hại, tổn thất nếu rủi ro xảy ra.

Rủi ro tài chính là phần rủi ro mà các chủ sở hữu phải gánh chịu thêm do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ. Do vậy, nhà quản trị thường xuyên phân tích rủi ro tài chính thơng qua những cách tiếp cận sau:

2.4.5.1. Phân tích rủi ro tài chính thơng qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Nhận diện dấu hiệu rủi ro tài chính thơng qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tốn. Khi phân tích khả năng thanh tốn cần xem xét trị số của các chỉ tiêu qua các thời điểm khác nhau. Các chỉ tiêu cần được sắp xếp tuân theo mức độ thanh tốn cụ thể, cơng thức của các chỉ tiêu này được trình bày ở phần Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn gồm có:

- Hệ số khả năng thanh toán tiền mặt: Chỉ tiêu này cho phép nhà quản lý nắm bắt được khả năng trả nợ đến hạn, quá hạn của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này > 1 chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn đảm bảo được khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn, doanh nghiệp đang ở trạng thái an toàn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này < 1, kéo dài liên tiếp qua các thời điểm, chứng tỏ doanh nghiệp khơng đảm bảo khả năng thanh tốn nợ đến hạn, q hạn và do vậy rủi ro lâm vào tình trạng phá sản có thể xảy ra.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thấp (<0,5), chứng tỏ dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra. Chỉ tiêu này cao (>0,5), mức độ an toàn của doanh nghiệpoonr định, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.

thanh toán nợ ngắn hạn từ những tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu cao, mức độ an tồn và tự chỉ tài chính của doanh nghiệp tốt. Chỉ tiêu này thấp (càng nhỏ hơn 1), dấu hiệu rủi ro xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu này cho biết mức độ an toàn trịn dài hạn (ln >1), chỉ tiêu này thấp (càng nhỏ hơn 1) thì các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán khác cũng thấp, do vậy dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện.

2.4.5.2. Phân tích rủi ro tài chính thơng qua các chỉ tiêu phát sinh hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp về lao động, vật tư, tiền vốn để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, giúp nhà quản trị có các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ phá sản có thể xảy ra, từ đó đưa ra những hướng tích cực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.

Các thanh tốn phân tích hiệu quả kinh doanh vừa là cơ sở đưa ra quyết định đầu tư nhưng đồng thời là thanh tốn nhận diện thích hợp về mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Để phân tích hiệu quả kinh doanh nhằm đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp, ta thường xét các chỉ tiêu đã được trình bày phần Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh:

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS): cho biết sau một kỳ hoạt động

hoặc kỳ vọng cho kỳ tới, doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này thể hiện trình độ kiểm sốt chi phí của các nhà quản trị và tình hình mở rộng thị trường. Chỉ tiêu này thường được so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành:

+ Nếu k < chỉ tiêu trung bình của ngành nghề: chứng tỏ trình độ kiểm sốt chi phí của doanh nghiệp thấp, thị trường chưa ở rộng, sức cạnh tranh kém, khi đó dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.

+ Nếu k >chỉ tiêu trung bình của ngành nghề: khi đó doanh nghiệp cần phát huy mặt tích cực nhằm tăng cường kiểm sốt chi phí và mở rộng thị trường, sức cạnh tranh cao. Khi đó mức độ an tồn trong hoạt động kinh doanh tốt, nhân tố hấp

dẫn cho doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng.

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này cho biết khả

năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới, chỉ tiêu này cao đó là nhân tố để nhà quản trị phát hành thêm cổ phiếu, huy động thêm vốn góp đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Khi đó doanh nghiệp đang ở trạng thái an tồn cao, song để nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn doanh nghiệp cần vay thêm tiền đầu tư. Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu khơng cao, khi đó dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện nguy cơ phá sản có thể xảy ra. Chỉ tiêu này thường được so sánh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề.

Khi nghiên cứu khả năng sinh lời và dấu hiệu rủi ro cũng cần phải quan tâm đến mức tăng của vốn chủ sở hữu bởi lẽ số vòng quay của tài sản và sức sinh lời của doanh thu là hai nhân tố không phải lúc nào cũng tăng ổn định. Việc tăng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế và chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, cần kết hợp tăng vốn chủ sở hữu và tăng những nguồn tài trợ từ bên ngồi.

2.4.5.3. Phân tích rủi ro tài chính thơng qua địn bẩy tài chính

Địn bẩy tài chính là mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số nợ và vốn chủ sở hữu, hay hệ số nợ. Thông qua hệ số nợ, người ta xác định được mức độ góp vốn của chủ sở hữu với số nợ vay, nó có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt và được coi như một chính sách tài chính của doanh nghiệp.

Mức độ sử dụng địn bẩy tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ. Doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có địn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngược lại.

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả [2.51 ] Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh, doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ. Khi hệ số nợ càng lớn thì chủ sở hữu càng có lợi ích vì khi đó chủ sở hữu chỉ phải đóng góp một lượng vốn ít, nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn. Đặc biệt khi doanh nghiệp tạo ra lợi

nhuận trên các khoản nợ lớn hơn so với số tiền lãi phải trả thì lợi nhuận dành cho chủ sở hữu sẽ gia tăng rất nhanh.

Địn bẩy tài chính là sự đánh giá chính sách vay nợ được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp. Vì lãi vay phải trả khơng đổi khi sản lượng thay đổi, do đó địn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao, ngược lại địn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp. Những doanh nghiệp khơng mắc nợ sẽ khơng có địn bẩy tài chính. Như vậy, địn bẩy tài chính đặt trọng tâm và hệ số nợ. Khi địn bẩy tài chính cao, thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng có thể làm thay đổi với một tỷ lệ cao hơn về lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu, nghĩa là ROE rất nhạy cảm khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay biến đổi.

2.4.5.4. Phân tích rủi ro tài chính thơng qua các chỉ tiêu phản ánh cơng nợ phải thu, phải trả

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ln phát sinh việc thu, chi và thanh tốn. Tuy nhiên, các khoản phải thu, phải trả cần có một khoản thời gian nhất định mới thanh toán được. Thời gian thanh toán dài hay ngắn là phụ thuộc vào chế độ quy định về nộp thuế. Tùy thuộc vào phương thức thanh toán đang được áp dụng hiện hành như tiền mặt, séc, tiền gửi ngân hàng,… hoặc mối quan hệ và sự thỏa thuận giữa các đơn vị với nhau.

Hiện nay, việc chiếm dụng vốn lân nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xảy ra thường xuyên. Do đó, vấn đề thơng tin trở nên đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn với tỷ lệ cao hơn so với vốn kinh doanh.

Việc phân tích tình hình thanh tốn của doanh nghiệp có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhằm giúp

các nhà quản trị tìm ra nguyên nhân của mợi sự ngưng trệ, khê đọng các khoản công nợ, nhằm tiến tới làm chủ về tài chính.

Tỷ lệ bị chiếm dụng so với các khoản phải

thu = Vốn bị chiếm dụng X 10 0 [2.52 ] Tổng các khoản phải thu

Trong đó: Vốn bị chiếm dụng là số phải thu quá hạn không thu được. Chỉ tiêu này > 100% chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều. Ngược lại, doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều. Trên thực tế, số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn đều phản ánh tình hình tài chính khơng lành mạnh, rủi ro tài chính xuất hiện, ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ lệ bị chiếm dụng so

với các khoản phải trả = Vốn bị chiếm dụng X 10 0 [2.53 ] Tổng các khoản phải trả

Chỉ tiêu này quá cao hay q thấp đều khơng tốt, rủi ro tài chính xuất hiện. Khi phân tích chỉ tiêu này cần liên hệ với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, tính chất của các sản phẩm và sự cạnh tranh trên thị trường sẽ quyết định đến mức độ chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Alphanam E&C (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w