Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp của công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Alphanam E&C (Trang 92)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

3.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp của công ty Cổ phần

ALPHANAM E&C

3.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Từ số liệu BCTC của Công ty Cổ phần ALPHANAM E&C các năm 2018, 2019 và 2020, tác giả đã thực hiện lập Bảng 3.5 và Biểu số 3.7 dưới đây:

Biểu số 3.7: Cơ cấu tài sản Công ty Cổ phần ALPHANAM E&C giai đoạn 2018-2020

Bảng 3.5: Phân tích cơ cấu tài sản

TÀI SẢN

số

Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 So sánh 2020/2019 So sánh 2019/2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 1.994.932.256.259 96,23 1.029.681.868.62 2 92,73 580.150.074.711 85,75 965.250.387.63 7 93,74 449.531.793.911 77,49 I. Tiền và các khoản

tương đương tiền 110 12.661.165.047 0,61 7.924.477.191 0,71 12.740.743.853 1,88 4.736.687.856 59,77 -4.816.266.662 -37,80 III. Các khoản phải

thu ngắn hạn 130 1.217.386.769.56 8 58,72 714.399.983.163 64,34 516.760.473.90 3 76,38 502.986.786.40 5 70,41 197.639.509.26 0 38,25 IV. Hàng tồn kho 140 719.823.303.271 34,72 291.735.269.029 26,27 50.439.893.473 7,46 428.088.034.24 2 146,7 4 241.295.375.556 478,38 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 45.061.018.373 2,17 15.622.139.239 1,41 208.963.482 0,03 29.438.879.134 188,44 15.413.175.757 7376,01 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 78.135.651.757 3,77 80.678.949.590 7,27 96.401.536.873 14,25 -2.543.297.833 -3,15 -15.722.587.283 -16,31 II. Tài sản cố định 220 8.640.834.060 0,42 10.926.757.630 0,98 24.462.533.522 3,62 -2.285.923.570 -20,92 -13.535.775.892 -55,33 VI. Tài sản dài hạn

khác 260 69.494.817.697 3,35 69.752.191.960 6,28 71.939.003.351 10,63 -257.374.263 -0,37 -2.186.811.391 -3,04 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 2.073.067.908.01 6 100 1.110.360.818.212 100 676.551.611.584 100 962.707.089.80 4 86,70 433.809.206.62 8 64,12

Qua Bảng 3.5, ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các năm 2018, 2019 và 2020. Tổng tài sản năm 2020 tăng so với năm 2019 là 962.707.089.804 đồng, tương ứng với 86,7%. Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản ngắn hạn năm 2020 tăng nhanh so với 2019, làm cho tổng tài sản ngắn hạn tăng là 965.250.387.637 đồng, tương ứng với 93,74%, trong khi tài sản dài hạn có tỷ trọng giảm năm 2020 so với năm 2019 là 3,15%, làm cho giá trị tổng tài sản giảm là 962.707.089.804 đồng. Như vậy, có thể thấy rằng quy mơ của Cơng ty có xu hướng mở rộng nhưng theo xu hướng chuyển dịch dần tăng tài sản ngắn hạn, giảm tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn của Công ty qua các năm tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng, cụ thể năm 2018 giá trị là 580.150.074.711 đồng với tỷ trọng 85,75%, năm 2019 giá trị là 1.029.681.868.622 đồng, tỷ trọng là 92,73% thì năm 2020 giá trị là 1.994.932.256.259 đồng, tỷ trọng là 96,23%. Có sự tăng như trên là do sự biến động của các chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn.

Các khoản phải thu ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu biến động lớn trong tài sản ngắn hạn. Nếu như năm 2018, giá trị là 516.760.473.903 đồng, tỷ trọng trên tổng tài sản là 76,38%, năm 2019 giá trị là 714.399.983.163 đồng tương ứng tỷ trọng là 64,34% thì năm 2020 giá trị là 1.217.386.769.568 đồng, tỷ trọng là 58,72%. So sánh năm 2020 với 2019, giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn tăng làm cho tổng tài sản tăng tương ứng 502.986.786.405 đồng, tỷ lệ tăng là 70,41%. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực trong việc duy trì mối quan hệ khách hàng của cơng ty tuy nhiên cũng có rủi ro liên quan đến khả năng thu hồi công nợ và cơng ty đang trong tình trạng bị chiếm dụng vốn (cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty).

Hàng tồn kho của cơng ty có tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng tài sản. Năm 2019, giá trị hàng tồn kho là 291.735.269.029 đồng, tỷ trọng 26,27% thì đến năm 2020, giá trị hàng tồn kho đạt 719.823.303.271 đồng, tỷ trọng là 34,72%, tăng 146,74%. So sánh năm 2019 với năm 2018 cũng cho thấy, giá trị tăng hàng tồn kho là 241.295.375.556 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 478,38%, chủ yếu là do sự tăng lên của hàng hóa tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Bảng 3.6. Hàng tồn kho

Hàng tồn

kho Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 So sánh 2020/2019 So sánh 2019/2018 Số tiền % Số tiền % 1. CPSKKD

dở dang 619.749.919.887 288.735.260.419 50.424.625.291 331.014.659.468 114,64 238.310.635.128 472,61 2. Hàng hóa 100.073.383.384 3.000.008.610 15.268.182 97.073.374.774 3235,77 2.984.740.428 19548,76 Cộng 719.823.303.271 291.735.269.029 50.439.893.473 428.088.034.242 146,74 241.295.375.556 478,38

Bảng 3.6 cho thấy hàng tồn kho của cơng ty gồm hàng hóa và chi phí sử dụng kinh doanh dở dang, trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Tài sản dài hạn của cơng ty có tỷ trọng giảm là do sự suy giảm của tài sản cố định trên tổng tài sản. Nếu như năm 2019, tỷ trọng tài sản cố định là 0,98%, thì đến năm 2020 tỷ trọng chỉ còn chiếm 0,42%, giá trị cũng giảm dần qua ba năm, năm 2020 so với năm 2019 giảm (2.285.923.570) đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 20,92%. Năm 2019 so với năm 2018 giảm (13.535.775.892), tỷ lệ giảm 55,33%. TSCĐ của công ty năm 2020 giảm so với năm 2019 chủ yếu do khấu hao TSCĐ. TSCĐ năm 2019 giảm so với năm 2018 là do TSCĐ chuyển sang chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Việc giảm tài sản cố định cho thấy công ty đang tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực thương mại, chuyển giao cơng nghệ.

3.2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn của Công ty bao gồm Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Trong Nợ phải trả chủ yếu là các khoản thuộc mục Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, còn Vốn chủ sở hữu chủ yếu gồm Vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Từ số liệu BCTC các năm 2018, 2019 và 2020, tác giả lập Biểu 3.8 phản ánh về cơ cấu nguồn vốn của Công ty:

Bảng 3.7. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Cơng ty Cổ phần ALPHANAM E&C giai đoạn 2018-2020

NGUỒN VỐN

số

Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 So sánh 2020/2019 So sánh 2019/2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % C. NỢ PHẢI TRẢ 300 1.746.888.297.511 84,27 805.212.873.527 72,52 511.245.564.349 75,57 941.675.423.984 116,9 293.967.309.17 8 57,5 I. Nợ ngắn hạn 310 1.741.392.867.380 84,00 798.676.342.512 71,93 503.001.365.26 9 74,35 942.716.524.86 8 118 295.674.977.24 3 58,8 II. Nợ dài hạn 330 5.495.430.131 0,27 6.536.531.015 0,59 8.244.199.080 1,22 -1.041.100.884 -15,9 -1.707.668.065 -20,7 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 410 326.179.610.505 15,73 305.147.944.685 27,48 165.306.047.23 5 24,43 21.031.665.820 6,89 2 139.841.897.450 84,6 I. Vốn chủ sở hữu 411 326.179.610.505 15,73 305.147.944.685 27,48 165.306.047.23 5 24,43 21.031.665.820 6,89 2 139.841.897.450 84,6 TỔNG CỘNG 440 2.073.067.908.01 6 100,0 0 1.110.360.818.212 100,0 0 676.551.611.584 100,00 962.707.089.80 4 86,7 433.809.206.62 8 64,1

Bảng 3.7 cho thấy, nguồn vốn của công ty tăng mạnh qua các năm. Năm 2020 so với năm 2019 giá trị tổng nguồn vốn của Công ty tăng 962.707.089.804 đồng, tỷ lệ tăng là 86,7%, năm 2019 tăng so với năm 2018 là 433.809.206.628 đồng, tỷ lệ tăng 64,1%. Có sự biến động như vậy nguyên nhân chủ yếu là sự tăng lên của nợ ngắn hạn. Năm 2018, nợ ngắn hạn là 503.001.365.269 đồng, năm 2019 là 798.676.342.512 đồng (tăng 295.674.977.243 đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng 58,8%), năm 2020 là 1.741.392.867.380 đồng (tăng 942.716.524.868 đồng so với năm 2019, tỷ lệ tăng 118%). Cơ cấu nợ giữa các năm biến động mạnh là do:

+ Năm 2020 so với năm 2019:

Khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng từ 217.860.466.792 đồng lên 665.238.421.528 đồng, mức tăng 447.377.954.736 đồng. Khoản Người mua trả tiền trước tăng từ 74.053.047.373 đồng lên 559.976.995.267 đồng, mức tăng 485.923.947.894 đồng.

+ Năm 2019 so với năm 2018:

Khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng từ 206.594.626.959 đồng lên 217.860.466.792 đồng, mức tăng 11.265.839.833 đồng. Bên cạnh đó năm 2019, khoản Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng từ 196.942.017.728 đồng lên 490.579.392.079 đồng, mức tăng 293.637.374.351 đồng.

Điều này cho thấy Công ty đang cần những nguồn vốn ngắn hạn để quay vòng vốn nhanh, phục vụ cho nhu cầu sản xuất ngắn hạn. Một lợi thế của việc sử dụng nợ ngắn hạn đối với Cơng ty đó là các khoản nợ vay tín dụng trong ngắn hạn thì điều kiện cho vay thường ít khắt khe hơn so với các khoản nợ vay tín dụng dài hạn, chi phí sử dụng cũng thấp hơn và giúp Cơng ty có thể dễ dàng linh hoạt điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên có một lưu ý đối với các khoản nợ ngắn hạn địi hỏi Cơng ty có nghĩa vụ thanh tốn trong thời gian ngắn, nếu khơng đáp ứng được sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn gây ra những áp lực đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhất là khi sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn do thời gian thu hồi vốn lâu. Vì vậy, Cơng ty cần có biện pháp tích cực trong việc đẩy mạnh khả năng thanh tốn trong ngắn hạn nhưng đồng thời

tìm kiếm các khoản nợ dài hạn có điều kiện và thời gian dài hơn để khơng lỡ những cơ hội đầu tư, góp phần vào đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng hàng năm, chủ yếu tăng ở mục vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Năm 2020 tăng 21.031.665.820 đồng so với năm 2019, tỷ lệ tăng 40,21%; Năm 2019 tăng 7.841.897.450 đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng 17,6%. Năm 2019, công ty bổ sung vốn trên cơ sở phát hành thêm cổ phiếu làm vốn góp của chủ sở hữu tăng từ 120.000.000.000 đồng lên 252.000.000.000 đồng, làm tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 27,48% trên tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn năm 2020 chỉ còn 15,73%. Điều này cho thấy rằng công ty đang chuyển dần kênh huy động vốn, huy động từ nguồn vốn vay và chiếm dụng vốn trong khoản phải trả người bán, những chênh lệch này tác giả làm rõ hơn trong phần phân tích tình hình cơng nợ phải trả.

Nhìn lại, có thể thấy rằng, cơ cấu nguồn vốn của cơng ty đang có sự chuyển dịch tích cực, đa dạng hóa nguồn huy động để thực hiện tái cơ cấu toàn diện theo mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, công ty cần đảm bảo được mức độ hợp lý của các khoản nợ vì rủi ro trong thanh tốn các khoản nợ trong tương lai.

Bảng 3.8. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn tại Công ty Cổ phần ALPHANAM E&C

Chỉ tiêu 2020 Cuối năm2019 2018 So sánh 2019/2018(+/-) (%) So sánh 2020/2019(+/-) (%)

1. Tổng nợ phải trả 1.746.888.297.511 805.212.873.527 511.245.564.349 941.675.423.984 116,9 293.967.309.178 57,5 2. Vốn chủ sở hữu 326.179.610.505 305.147.944.685 165.306.047.235 21.031.665.820 6,892 139.841.897.450 84,6 3. Tổng nguồn vốn 2.073.067.908.016 1.110.360.818.212 676.551.611.584 962.707.089.804 86,7 433.809.206.628 64,1 4. Hệ số nợ so với tài sản 0,84 0,73 0,76 0,12 16,2 (0,03) (4,03) 5. Hệ số tài sản so với VCSH 6,36 3,64 4,09 2,72 74,66 (0,45) (11,1)

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên BCTC của Công ty Cổ phần ALPHANAM E&C năm 2018, 2019, 2020

Qua Bảng 3.8, cho thấy năm 2020 hệ số nợ của cơng ty so với tài sản có xu hướng tăng mạnh so với năm 2019, từ 0,73 lần lên 0,84 lần. Cùng với đó là hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu năm 2020 so với năm 2019 tăng từ 3,64 lần lên 6,36 lần. Điều này cho thấy khả năng độc lập về tài chính của cơng ty ngày càng giảm, các tài sản đang dần được đầu tư bằng nguồn vốn đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ các khoản phải trả người bán.

3.2.3. Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn

3.2.3.1. Phân tích tình hình cơng nợ

Phân tích khái qt tình hình các khoản phải thu

Nhằm làm rõ hơn sự biến động trong cơ cấu tài sản, nhất là tài sản ngắn hạn của Công ty và nhằm làm rõ hơn công tác thu hồi công nợ, tác giả tập trung đi phân tích tình hình các khoản phải thu được trình bày theo Bảng 3.9 dưới đây:

Bảng 3.9. Phân tích khái qt tình hình các khoản phải thu của Cơng ty CỔ PHẦN ALPHANAM E&C giai đoạn 2018-2020 Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (+/-) (%) (+/-) (%) 1.Phải thu khách hàng 590.982.948.563 48,55 421.445.009.253 58,99 306.976.470.188 59,40 169.537.939.310 40,23 114.468.539.065 37,29 2.Trả trước cho người bán 631.965.489.982 51,91 292.603.405.984 40,96 218.923.214.052 42,36 339.362.083.99 8 115,98 73.680.191.932 33,66 3.Các khoản phải thu khác 1.788.618.486 0,15 7.748.016.031 1,08 2.475.896.852 0,48 -5.959.397.545 -76,92 5.272.119.179 212,94 4.Dự phịng phải thu khó địi -7.350.287.463 - 0,60 -7.396.448.105 - 1,04 -11.615.107.189 - 2,25 46.160.642 - 0,62 4.218.659.084 -36,32 Các khoản phải thu ngắn hạn 1.217.386.769.56 8 100,0 714.399.983.163 100,00 516.760.473.903 100,00 502.986.786.40 5 70,41 197.639.509.260 38,25

Bảng 3.9 cho thấy quy mô tổng các khoản phải thu biến động mạnh qua từng năm, do ảnh hưởng lớn nhất từ các khoản phải thu khách hàng và khoản trả trước cho người bán. Năm 2019, khoản phải thu khách hàng là 421.445.009.253 đồng, năm 2018 là 306.976.470.188 đồng, mức tăng 114.468.539.065 đồng, tỷ lệ tăng 37,29% so với năm 2018. Năm 2020 khoản phải thu khách hàng là 590.982.948.563 đồng, mức tăng là 169.537.939.310, tỷ lệ tăng 40,23% so với năm 2019. Mặc dù các khoản phải thu khách hàng tăng nhưng tỷ lệ khoản phải thu khách hàng trên tổng các khoản phải thu ngắn hạn giảm hàng năm: năm 2020 tỷ lệ là 48,55%, năm 2019 là 58,99%, năm 2018 là 59,4%. Điều này cho thấy tín hiệu tích cực của cơng ty trong việc thu hồi nợ phải thu ngắn hạn. Kết quả là tỷ lệ các khoản dự phòng trên tổng nợ phải thu ngắn hạn cũng giảm dần qua các năm: năm 2018 là 2,25%, năm 2019 là 1,04%, năm 2020 là 0,6%.

Bên cạnh đó, các khoản trả trước cho người bán cũng tăng hàng năm. Năm 2019 tăng so với năm 2018 là 73.680.191.932 đồng, tỷ lệ tăng 33,66%. Năm 2020, tiếp đà tăng các khoản trả trước cho người bán với mức tăng so với năm 2019 là 339.362.083.998 đồng, tỷ lệ tăng 115,98%. Điều này cho thấy công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu vật tư, hàng hóa tăng cao, dẫn đến nhà cung cấp chiếm dụng vốn.

Phân tích tình hình phải thu khách hàng

Thông qua Bảng 3.10, cho thấy doanh thu thuần của công ty biến động tăng qua các năm, năm 2019 so với năm 2018 tăng 213.241.402.656 đồng, tương ứng với 26,79%, năm 2020 so với năm 2019 tăng 401.520.270.393 đồng, tương ứng với 39,78%. Bên cạnh đó, các khoản phải thu khách hàng cuối mỗi năm đều tăng, năm 2020 so với năm 2019 tăng 169.537.939.310 đồng , tương ứng tỷ lệ tăng là 40,23%; năm 2019 so với năm 2018 tăng 114.468.539.065 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 37,29%. Nguyên nhân cho khoản doanh thu thuần và phải thu khách hàng tăng lên là do công ty đang đẩy mạnh doanh số bán hàng, tạo lập mối quan hệ với khách hàng sau một năm thực hiện bổ sung vốn điều lệ. Mặc dù khoản phải thu khách hàng tăng lên từng năm nhưng tỷ lệ phải thu khách hàng trên tổng khoản phải thu

ngắn hạn đều giảm: năm 2020 là 48,55%, năm 2019 là 58,99%, năm 2018 là 59,40%. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cơng ty về khả năng thu hồi vốn. Tuy nhiên, khoản nợ phải thu khách hàng của công ty vẫn lớn, dẫn đến việc bị chiếm dụng vốn bởi đối tác, vì vậy trong thời gian tới công ty cần tập trung đẩy mạnh việc thu hồi cơng nợ phải thu khách hàng.

Số vịng quay nợ phải thu của cơng ty có xu hướng giảm: năm 2018 là 3,38 vòng, năm 2019 là 2,77 vòng, năm 2020 là 2,79 vòng tương ứng thời gian một vịng quay phải thu khách hàng có xu hướng tăng lên: năm 2018 là 107,99 ngày, năm

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Alphanam E&C (Trang 92)