Biểu đồ so sánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận các năm 2008 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu công ty cổ phần phân phối khí thấp áp dầu khí việt nam (Trang 34 - 37)

Căn cứ biểu đồ trên cho thấy doanh thu ngày càng tăng vượt bậc qua các năm. Từ năm 2008 với mức doanh thu chỉ đạt khoảng 893.337 triệu đồng với mức chi phí tương ứng chiếm 59.436 triệu đồng tức gần 7% doanh thu cùng kỳ, trong khi lợi nhuận đạt 833.901 triệu đồng tức gần 93% doanh thu cùng kỳ. Có thể nói giai đoạn này, PV GAS D hoạt động rất hiệu quả.

Nhưng bước sang năm 2009 tình hình có sự chuyển đổi rõ rệt. Cụ thể vào năm này doanh thu đạt 1.232.141 triệu đồng tăng hơn 1,3 lần so với năm trước nhưng chi phí lại có sự gia tăng đáng kể ở mức 1.005.490 triệu đồng tức chiếm tới gần 82 % so với doanh thu cùng kỳ. Đây là một con số cao hơn nhiều so với năm 2008 với mức tăng chi phí từ 7% doanh thu lên đến 82% doanh thu tức tăng tới 75%. Sự gia tăng này xuất phát từ nguyên nhân chính là gia tăng giá khí đầu vào vì

khách hàng và bị chi phối quyết định bởi nhà cung cấp khí đầu vào là PV GAS. Vì nguồn khí khai thác tại các mỏ khí, giếng dầu trong giai đoạn này trữ lượng khơng còn nhiều như trước nên bên bán khí là Cơng ty mẹ Tổng Công ty Khí Việt Nam quyết định tăng giá bán khí đầu vào cho PV GAS D. Và tiếp tục các năm tiếp theo từ năm 2010, 2011, 2012 tình trạng này vẫn kéo dài với các mức doanh thu theo thứ tự là 1.892.726; 3.342.207; 5.487.575 triệu đồng, đồng thời chi phí tương ứng của các năm này ở mức 1.691.638; 2.937.137; 5.183.511 triệu đồng. Chi phí của các năm này cũng khơng nằm ngồi quy luật, năm 2009 là chiếm tỷ trọng khá lớn tương ứng hơn 85% doanh thu. Mặc dù doanh thu qua các năm đều có sự tăng trưởng khá ấn tượng nhưng lợi nhuận lại có sự sụt giảm mạnh xuất phát từ doanh thu tăng nhưng không đủ bù đắp sự gia tăng quá lớn từ chi phí giá vốn. Điều này dẫn đến lợi nhuận năm 2008 đạt 833.901 triệu đồng nhưng tới năm 2012 còn 304.064 triệu đồng tức giảm 529,837 triệu đồng, hay nói cách khác lợi nhuận năm 2012 giảm chỉ còn 36% so với lợi nhuận năm 2008.

2.3. Đánh giá của khách hàng về thương hiệu Cơng ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và giai đoạn nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ: Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng. Đầu tiên, trong nghiên cứu sơ bộ, dựa vào lý thuyết nền và các thang đo đã được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu tiến hành điều chỉnh thang đo bằng phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia và kỹ thuật thảo luận nhóm;

Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện kết hợp cả hai phương pháp là phỏng vấn sâu n = 6 người và thảo luận nhóm n = 10 người. Tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ định tính về các biến đo lường các thành phần giá trị thương hiệu thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu các đối tượng là những khách hàng sử dụng khí thân quen với PV GAS D.

Nghiên cứu sơ bộ định lượng: được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và các giá trị của thang đo đã thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp sử dụng bảng câu hỏi chi tiết với cỡ mẫu n = 50 đối tượng là những khách hàng đang sử dụng khí của PV GAS D, sau đó kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu nhằm kiểm định sơ bộ thang đo, đồng thời các thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Nghiên cứu chính thức nhằm đánh giá thang đo, xác định mức độ quan trọng của các yếu tố cũng như kiểm định các giả thuyết đã được nêu ra. Do hạn chế về mặt thời gian và chi phí nên mẫu trong nghiên cứu này được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện. Trong nghiên cứu này sử dụng EFA để đánh giá thang đo, sử dụng hồi qui để kiểm định mơ hình và các giả thuyết, do đó kích thước mẫu cần phù hợp với yêu cầu kích thước mẫu của phương pháp EFA và hồi qui. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) kích thước mẫu cho phân tích EFA tối thiểu là 50 (tốt hơn là 100) và lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến quan sát, số lượng biến quan sát trong mơ hình là 21, vậy lượng mẫu tối thiểu cần để đáp ứng phân tích EFA là n ≥ 5*21 = 105. Cũng theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì số mẫu cần cho phân tích hồi qui tối thiểu là n ≥ 50 + 8p (với p là số lượng biến độc lập trong mơ hình). Trong nghiên cứu này, số biến độc lập là 4, kích thước mẫu tối thiểu đáp ứng phân tích hồi qui là n ≥ 50+8*4 = 82. Như vậy, kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là n = 105. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi gửi kèm theo email với cỡ mẫu n = 300.

Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các giai đoạn của phương pháp nghiên cứu.

Giai đoạn Dạng Phương pháp Phỏng vấn

I Sơ bộ

Định tính Phỏng vấn sâu n = 6

Thảo luận nhóm n = 10 Định lượng Bảng câu hỏi, n = 50 Điều chỉnh thang đo

II Chính thức Định lượng Bảng câu hỏi, n = 300

2.3.2. Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu công ty cổ phần phân phối khí thấp áp dầu khí việt nam (Trang 34 - 37)