Hình thức và quy trình kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên của

Một phần của tài liệu Kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và Đảng viên của Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (Trang 30 - 35)

1.2. Kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên của Huyện uỷ

1.2.4. Hình thức và quy trình kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên của

của Huyện uỷ

UBKT Huyện uỷ làm việc dưới sự lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Điều lệ Đảng và quy chế làm việc của UBKT; định kỳ báo cáo với cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy chương trình, kế hoạch, kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, về quy chế làm việc của ủy ban kiểm tra và các nhiệm vụ do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy giao; chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp ủy.

Hình thức kiểm tra, giám sát:

Có hai hình thức kiểm tra, giám sát là kiểm tra giám sát thường xuyên và kiểm tra, giám sát theo chuyên đề (theo Quy định số 30-QĐ/TW của BCH Trung ương)

Kiểm tra, giám sát chủ yếu qua kiểm điểm, báo cáo, đánh giá của tổ chức Đảng và Đảng viên. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào nội dung kiểm tra, giám sát mà UBKT Huyện uỷ thực hiện các Hội nghị, triệu tập đảng viên, đối thoại trực tiếp.

Quy trình kiểm tra, giám sát của UBKT Huyện uỷ được thể hiện ở những nội

dung sau:

Thứ nhất, quy trình kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng

Theo Quyết định số 684-QĐ/UBKTTW ngày 03 tháng 01 năm 2018 của BCH Trung ương ban hành Quy trình tiến hành cơng tác kiểm tra và thi hành kỷ

luật Đảng của UBKT Trung ương. Theo đó, quy trình kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới có dấu hiệu vi phạm như sau:

Bước 1: Bước chuẩn bị

- Căn cứ kết quả giám sát, nắm tình hình hoặc nhiệm vụ, UBKT lập kế hoạch kiểm tra, dự kiến đoàn kiểm tra; đề xuất đoàn kiểm tra.

- Đồn kiểm tra phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên; xây dựng lịch kiểm tra, đề cương gợi ý báo cáo giải trình; chuẩn bị các tài liệu phục vụ việc kiểm tra.

Bước 2: Bước tiến hành

- Đoàn kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra, thống nhất lịch làm việc với đối tượng kiểm tra; yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình, cung cấp tài liệu cho đoàn kiểm tra và phối hợp thực hiện.

- Đoàn kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh:

+ Thu thập và nghiên cứu tài liệu, văn bản, chứng cứ; xem xét báo cáo giải trình của tổ chức đảng được kiểm tra; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Nếu cần giám định kỹ thuật, chun mơn thì trưởng đồn kiểm tra quyết định. + Đồn kiểm tra trao đổi với đại diện tổ chức đảng được kiểm tra những nội dung cần giải trình bổ sung, làm rõ.

Trường hợp đoàn kiểm tra nhận thấy vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ luật và tổ chức đảng tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm và hình thức kỷ luật thì trưởng đồn kiểm tra báo cáo xem xét, xử lý kỷ luật.

- Các tổ chức đảng có liên quan tổ chức hội nghị (hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng nào thì cấp ủy, tổ chức đảng đó chủ trì, ghi biên bản):

- Đồn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh nội dung chưa rõ; chuẩn bị báo cáo kết quả kiểm tra; trao đổi với đại diện tổ chức đảng được kiểm tra về kết quả kiểm tra.

- Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra, báo cáo Chủ nhiệm Ủy ban

Bước 3: Bước kết thúc

- Đồn kiểm tra hồn chỉnh thơng báo kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật.

- Đại diện Ủy ban và đồn kiểm tra thơng báo kết luận kiểm tra và công bố quyết định kỷ luật (nếu có) đến tổ chức đảng.

- Đồn kiểm tra họp rút kinh nghiệm, thống nhất nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) về ưu điểm, khuyết điểm của từng thành viên đoàn kiểm tra, gửi người đứng đầu các đơn vị có cán bộ tham gia đoàn kiểm tra; lập và nộp lưu hồ sơ.

Thứ hai, quy trình kiểm tra, giám sát đảng viên:

Hình thức và quy trình kiểm tra, giám sát đảng viên được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Bước chuẩn bị kiểm tra giám sát

Căn cứ vào yêu cầu và tình hình cụ thể đảng ủy cơ sở sẽ lựa chọn nội dung, đối tượng cần kiểm tra, giám sát. Có thể kiểm tra một số đảng viên hoặc tất cả các đảng viên trong một tổ chức đảng.

Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát đề cương xây dựng báo cáo trong đó có nêu rõ nội dung, mục đích, u cầu, thời gian kiểm tra,…và thông báo quyết định, kế hoạch kiểm tra đối với chi bộ, đảng ủy bộ phận hoặc đảng viên được kiểm tra để chuẩn bị nội dung báo cáo.

Bước 2: Bước tiến hành kiểm tra giám sát đảng viên

Đoàn kiểm tra tiến hành việc kiểm tra xác minh: nhận và nghiên cứu báo cáo tự kiểm tra của tổ chức đảng, của đảng viên được kiểm tra; thu thập tài liệu, nghiên cứu hồ sơ và làm việc với những cá nhân, tổ chức liên quan.

Tổ chức hội nghị chi bộ trong đó có đồn kiểm tra tham dự, nghe đảng viên hoặc chi bộ được kiểm tra báo cáo. Sau đó đồn kiểm tra sẽ thông báo kết quả kiểm tra, xác minh bằng văn bản; hội nghị thảo luận, kết luận và đề nghị.

Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả và trao đổi với tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra về kết quả trước khi báo cáo lên đảng ủy cơ sở xem xét, kết luận.

Bước 3: Bước kết thúc việc kiểm tra giám sát đảng viên

Đảng ủy cơ sở xem xét kết luận: sau khi thực hiện kiểm tra đoàn kiểm tra báo cáo kết quả đã kiểm tra với đảng ủy cơ sở trong đó có nêu đầy đủ ý kiến của tổ chức đảng, của các đảng viên đã được kiểm tra. Đảng ủy cơ sở xem xét, kết luận.

Khi kết thúc đợt kiểm tra đoàn kiểm tra sẽ hồn chỉnh kết luận kiểm tra và trình đảng ủy cơ sở ký ban hành; thực hiện thông báo kết luận kiểm tra của đảng ủy cơ sở đến đảng viên, tổ chức đảng được kiểm tra, phân công theo dõi việc thực hiện kết luận và lập hồ sơ lưu trữ.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên của Huyện uỷ

1.2.5.1. Các nhân tố thuộc về Huyện uỷ

Thứ nhất, nhận thức của Ban Thường vụ (BTV), BCH Huyện uỷ về vai trò quan trọng của kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên.

Thực tế cho thấy, BTV, BCH Huyện uỷ có vai trò then chốt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong tồn huyện. Để đảm bảo mọi mặt đời sống đi đúng Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết các cấp thì việc kiểm tra, giám sát là rất cần thiết. BTV, BCH Huyện uỷ sáng suốt trong việc bầu UBKT, quyết định kế hoạch, nội dung… kiểm tra, giám sát và coi trọng công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên thì hiệu quả thực hiện cơng tác này sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu một số đồng chí lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên nhận thức về vai trị, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác kiểm tra giám sát, kỷ luật đảng chưa đầy đủ, cá biệt cịn tư tưởng cho rằng cơng tác kiểm tra, giám sát là của riêng UBKT; việc chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát từ khâu xây dựng chương trình, kế hoạch chậm, sơ sài, chưa bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm thì sẽ giảm hiệu quả kiểm tra, giám sát. Đây chính là nguyên nhân, là cơ hội dẫn đến các hành vi vi phạm kỷ luật đảng.

Thứ hai, năng lực và việc vận dụng các văn bản quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên của UBKT và đoàn kiểm tra.

Hiện nay, kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên đều có các văn bản quy định như: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; Quy chế làm việc của Ủy ban

Kiểm tra Trung ương; Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26 tháng 7 năm 2016 của BCH Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; Quyết định số 359-QĐ/UBKTTW ngày 09 tháng 11 năm 2016 ban hành “Hệ thống biểu mẫu văn bản nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng”; Hướng dẫn số 03-HD/KTTU ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về Thực hiện công tác giám sát của các ban của cấp uỷ các cấp; Hướng dẫn số 04-HD/KTTU ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban Kiểm ta Trung ương về Thực hiện công tác giám sát của Uỷ ban kiểm tra các cấp”; Hướng dẫn số 05-HD/KTTU ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban Kiểm ta Trung ương về Thực hiện công tác giám sát của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ các cấp… Các cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát có năng lực, vận dụng tốt các văn bản quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên sẽ giúp cho công tác này đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ ba, sự phối hợp giữa UBKT với Văn phòng, các Ban, đảng uỷ trực thuộc Huyện uỷ trong công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên.

Trong bộ máy của Huyện uỷ, UBKT là một mắt xích, một bộ phận có mối liên hệ với các bộ phận khác gồm Văn phòng Huyện uỷ, các Ban như Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Tổ chức và Đảng uỷ trực thuộc Huyện uỷ. UBKT cần nắm bắt các thông tin về kế hoạch, nội dung thực hiện… các nhiệm vụ chính trị của các bộ phận cịn lại trong Huyện uỷ, lấy đó là các thơng tin hữu ích trong q trình thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới.

1.2.5.2. Các nhân tố khác

Thứ nhất, quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên là kim chỉ nam cho UBKT và các bộ phận thực hiện. Các văn bản, quy định, hướng dẫn càng chi tiết, chặt chẽ, tồn diện từ Trung ương đến địa phương thì việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát sẽ dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.

Thứ hai, tinh thần tự giác, trung thực của tổ chức đảng và đảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và chất lượng công tác kiểm tra, giám sát. Vấn đề tự đánh giá, kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của một số tổ chức đảng và đảng viên

được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát.

Một phần của tài liệu Kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và Đảng viên của Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w