Kinh nghiệm kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên của một số

Một phần của tài liệu Kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và Đảng viên của Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (Trang 35)

số Huyện uỷ và bài học rút ra cho Huyện uỷ Tràng Định

1.3.1. Kinh nghiệm kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên của mộtsố Huyện uỷ số Huyện uỷ

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Huyện uỷ huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

Bn Đơn là huyện biên giới và khó khăn của tỉnh Đăk Lăk. Huyện có 7 xã, dân số hơn 67.500 người (người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 24%); Đảng bộ huyện hiện có 28 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc với 2.659 đảng viên (đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 35,7%). Trong những năm qua, cấp ủy và UBKT các cấp trong Đảng bộ huyện Bn Đơn ln nhận thức được vị trí, vai trị quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức triển khai, quán triệt kịp thời các văn bản của cấp trên về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng cho cấp ủy viên các cấp, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ. Huyện ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành nhiều văn bản trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; xây dựng và chỉ đạo các tổ chức đảng trực thuộc xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát tồn khóa và hằng năm phù hợp với tình hình, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp huyện Buôn Đôn đã kiểm tra 162 tổ chức đảng, 5.172 đảng viên; giám sát 3 tổ chức đảng, 6 đảng viên. Qua kiểm tra, giám sát đã giúp tổ chức đảng, đảng viên phát huy ưu điểm; nhận thấy được thiếu sót, khuyết điểm và có phương hướng khắc phục. Đồng thời, giúp Huyện ủy có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đảng, đảng viên, từ đó có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những khó khăn, yếu kém, tồn tại ở các tổ chức đảng [9]

UBKT các cấp đã kiểm tra 95 đảng viên (có 26 cấp ủy viên) khi có dấu hiệu vi phạm, kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật 63 đảng viên; kiểm tra 70

tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; giám sát 1 tổ chức đảng, 7 đảng viên; giải quyết tố cáo 38 đảng viên, vi phạm phải thi hành kỷ luật 4 đảng viên; kiểm tra 35 tổ chức đảng về thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí, phát hiện và đề nghị truy thu số tiền vi phạm gần 16 triệu đồng.

Cấp ủy và UBKT các cấp trong huyện đã thi hành kỷ luật 72 đảng viên (có 18 cấp ủy viên), bằng các hình thức: Khiển trách 52, cảnh cáo 10, cách chức 3, khai trừ 7 trường hợp. Ngồi ra, các cấp có thẩm quyền xóa tên đối với 18 đảng viên và cho ra khỏi Đảng 1 trường hợp. Kết quả cơng tác kiểm tra, giám sát đã có tác dụng giáo dục đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và giữ vững sự đồn kết thống nhất, góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ huyện Bn Đơn vẫn cịn những khó khăn, vướng mắc, đó là: Chất lượng, hiệu quả một số cuộc kiểm tra của Huyện ủy chưa cao; có cuộc kiểm tra cịn để kéo dài. Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy chưa kịp thời đôn đốc, kiểm tra đối với các cơ quan tham mưu giúp việc về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các kết luận kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ Huyện ủy của các tổ chức đảng và đảng viên hạn chế. Nhiều tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, nhất là Đảng ủy các xã thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng chưa tốt; việc kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên chấp hành hình thức; nhiều cuộc kiểm tra thực hiện chưa đúng quy trình, thủ tục, chất lượng, hiệu quả không cao. Một số vụ việc thẩm tra, xác minh chưa chặt chẽ; việc áp dụng hình thức kỷ luật có trường hợp cịn nương nhẹ, chưa đúng quy định. Tổ chức đảng ở cơ sở thực hiện chưa đúng thủ tục trong thi hành kỷ luật đảng, như không gặp đảng viên trước khi xem xét, xử lý kỷ luật; không lập biên bản công bố quyết định thi hành kỷ luật… Ngun nhân chính của tình trạng trên là do tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện có lúc diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Kinh tế - xã hội phát triển chậm, đời sống của một bộ phận đảng viên ở vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó

khăn. Cán bộ làm cơng tác kiểm tra chuyên trách thiếu và yếu, nhiều nơi chưa được tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ; phần lớn cán bộ làm công tác kiểm tra ở các đảng ủy cơ sở kiêm nhiệm và trình độ, năng lực cịn nhiều hạn chế…

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Huyện uỷ huyện Kim Bơi, tỉnh Hồ Bình

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, cấp ủy các cấp trong Đảng bộ huyện Kim Bôi, nhất là người đứng đầu cấp ủy đã nhận thức sâu sắc về vai trị, vị trí, ý nghĩa quan trọng của cơng tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm theo quy định của Điều lệ Đảng và Chương trình kiểm tra, giám sát tồn khóa, hằng năm và các nội dung theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Cấp ủy và UBKT các cấp đã tổ chức nghiên cứu, kịp thời quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định, quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng. Đồng thời, ban hành các văn bản cụ thể hóa trong lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác kiểm tra, giám sát, như: Chương trình cơng tác kiểm tra, giám sát tồn khóa; Quy chế làm việc của UBKT nhiệm kỳ 2015 - 2020; các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan UBKT; quy trình và hệ thống văn bản kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy; các quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo đúng quy định...

Cấp ủy các cấp đã tiến hành kiểm tra 410 tổ chức đảng, trong đó BTV Huyện ủy kiểm tra 32 tổ chức đảng và 388 đảng viên. Giám sát 414 tổ chức đảng, trong đó BTV Huyện ủy giám sát 34 tổ chức đảng và 449 đảng viên về việc chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao… Qua kiểm tra, giám sát kết luận có 81 tổ chức đảng và 60 đảng viên có khuyết điểm, nhưng chưa đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật, đã yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 06 tổ chức đảng bằng các hình thức khiển trách (BTV Huyện ủy thi hành kỷ luật 02 tổ chức đảng); thi hành kỷ luật 84 đảng

viên bằng các hình thức: khiển trách 55, cảnh cáo 24, cách chức 04, khai trừ ra khỏi Đảng 01 đảng viên. Khơng có trường hợp tổ chức đảng và đảng viên khiếu nại kỷ luật đảng, tố cáo tổ chức đảng và đảng viên thuộc thẩm quyền cấp ủy các cấp phải giải quyết.

Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ cấp ủy giao, UBKT các cấp đã chủ động kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 88 tổ chức đảng, trong đó UBKT Huyện ủy kiểm tra 21 tổ chức đảng và 287 đảng viên, trong đó UBKT Huyện ủy kiểm tra 57 đảng viên; kết luận, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật 50 đảng viên. Kiểm tra 535 tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng (trong đó UBKT Huyện ủy kiểm tra 54 tổ chức đảng). Giám sát 335 tổ chức đảng, trong đó UBKT Huyện ủy giám sát 28 tổ chức đảng và 432 đảng viên; phát hiện và chuyển kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 04 tổ chức đảng, yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm 67 đảng viên. Trong nhiệm kỳ khơng có tố cáo đối với tổ chức đảng; đã giải quyết tố cáo 07 đảng viên, kết quả có vi phạm phải thi hành kỷ luật 03 đảng viên. UBKT Huyện ủy thi hành kỷ luật 19 đảng viên, bằng các hình thức: khiển trách 06, cảnh cáo 01 và khai trừ ra khỏi Đảng 12 đảng viên. Khơng có trường hợp đảng viên khiếu nại kỷ luật phải giải quyết; Kiểm tra việc thu, chi, sử dụng tài chính đảng và đảng phí 377 tổ chức đảng (trong đó UBKT Huyện ủy kiểm tra 27 tổ chức đảng cấp dưới và 05 cuộc kiểm tra việc quản lý thu, chi, sử dụng đảng phí của Văn phòng cấp ủy cùng cấp). [20]

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnhLạng Sơn Lạng Sơn

Qua kinh nghiệm thực tiễn được từ công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên của Huyện uỷ huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk và huyện Kim Bơi, tỉnh Hồ Bình, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn như sau:

Thứ nhất, cần nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.

Để công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy có hiệu quả, các quyết định, kết luận kiểm tra, giám sát có hiệu lực, trước hết phải nâng cao trách nhiệm của cấp ủy mà trực tiếp là người đứng đầu cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, vì trước hết đây là nhiệm vụ của cấp ủy, thông qua kết quả công tác kiểm tra, giám sát cấp ủy các cấp đánh giá đúng ưu, khuyết điểm của tổ chức đảng, đảng viên trong việc chấp hành chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của đảng; mức độ hồn thành nhiệm vụ chính trị và sự rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, từ đó bảo đảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong đảng bộ. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy và người đứng đầu quan tâm đến cơng tác kiểm tra thì nơi đó UBKT hoạt động có nền nếp, hiệu quả. Cơng tác kiểm tra, giám sát tốt, góp phần xây dựng đồn kết tốt nội bộ cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị; tình hình tổ chức đảng, đảng viên ổn định; ít có khuyết điểm, sai phạm.

Thứ hai, cần tăng cường sự phối hợp giữa cấp ủy với ban cán sự đảng, đảng đồn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong cơng tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Để làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, tránh chồng chéo mà phát huy tốt vị trí, vai trị lãnh đạo của mỗi tổ chức, địi hỏi cần có sự phối kết hợp chặt chẽ, kịp thời giữa đảng ủy, chi ủy là lãnh đạo cơ quan thông qua các quy chế phối hợp nhằm bảo đảm phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo của mỗi tổ chức đảng.

Thứ ba, UBKT cần chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp ngay từ đầu nhiệm kỳ và hàng năm để tránh bị động, lúng túng khi có vụ việc xảy ra mới tiến hành phải kiểm tra, giám sát.

Nhiệm vụ quan trọng của UBKT các cấp là phải căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, từng năm và của cấp trên, phù hợp thực tế của từng đảng bộ để chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện tốt theo chương trình, kế hoạch đề ra. Chủ động nắm chắc tình hình chấp hành kỷ luật đảng của đảng viên và khuynh hướng về tư tưởng, dấu hiệu vi

phạm để phát hiện, xác định và quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm một cách chủ động, kịp thời và xử lý dứt điểm.

Thứ tư, cần tăng cường giám sát chặt chẽ nhất là đối với người đứng đầu cấp ủy và những đảng viên, cấp ủy viên công tác ở lĩnh vực dễ xảy ra khuyết điểm (quản lý tiền, tài sản, ngân sách, dự án, công tác tổ chức cán bộ...) để chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót khuyết điểm từ lúc manh nha, chớm nở tránh khuyết điểm nhỏ trở thành khuyết điểm lớn, vi phạm của ít người trở thành của nhiều người gây thiệt hại lớn đến tài sản của Đảng và Nhà nước và mất nhiều cán bộ, đảng viên do bị kỷ luật.

Thứ năm, cần bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản quy định về quy chế phối hợp giữa cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và các quy định về cơng tác kiểm tra, giám sát phù hợp với tình hình của từng đảng bộ trong Khối.

Thứ sáu, cần nâng cao ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên, tính chiến đấu của tổ chức đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, tăng cường tính cơng khai trong tự phê bình và phê bình nâng cao hiệu quả của phương pháp cơng tác đảng. Phát huy vai trị giám sát của tổ chức đảng cấp trên đối với tổ chức đảng cấp dưới. Thực hành dân chủ, xử lý nghiêm những vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, trù dập người phê bình. Có cơ chế quản lý, giám sát tốt đảng viên tham gia sinh hoạt hai chiều và đảng viên

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN CỦA HUYỆN UỶ

HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Tổng quan về Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Huyện uỷ huyện Tràng Định,tỉnh Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn

2.1.1.1. Thông tin chung về Huyện Tràng Định

Tràng Định là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 65 km theo đường quốc lộ 4A. Phía Tây Bắc giáp với huyện Thạch An của tỉnh Cao Bằng, Phía Tây Nam giáp huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn, Phía Nam và Đơng Nam giáp với huyện Bình Gia, huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn. Phía Đơng và phía Bắc giáp với huyện Bằng Tường, huyện Long Châu khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc). Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 101.671,33 ha; có 22 xã và 01 thị trấn.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Tràng Định đã phát huy truyền thống đoàn kết, kế thừa và phát huy những thành tựu, kinh nghiệm của nhiều nhiệm kỳ trước, khắc phục và vượt qua những khó khăn, nỗ lực phấn đấu; có sự đổi mới, sáng tạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu. Kinh tế có sự phát triển khá tồn diện và chuyển dịch theo hướng tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, năng lực sản xuất kinh doanh có bước phát triển; các lĩnh vực nông lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu có nhiều khởi sắc. Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao; quản lý, chi ngân sách đúng quy định. Công tác cải cách hành chính đạt một số kết quả. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; thu nhập bình

Một phần của tài liệu Kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và Đảng viên của Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w