Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh

Một phần của tài liệu Kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và Đảng viên của Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (Trang 42 - 47)

2.1. Tổng quan về Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh

Lạng Sơn

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

BCH Đảng bộ huyện (gọi tắt là Huyện uỷ) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, có nhiệm vụ lãnh đạo tồn diện các mặt cơng tác của Đảng bộ và hệ thống chính trị của huyện và được quy định tại Điều lệ Đảng và Hiến pháp.

Huyện uỷ chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, trước Đảng bộ và nhân dân trong huyện về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các Chỉ thị Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, đảm bảo kết hợp tốt các lợi ích của huyện với của tỉnh và cả nước; nghiêm chính chấp hành pháp luật và nghĩa vụ với nhà nước, lãnh đạo chính quyền tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

- Ban Thường vụ (BTV) Huyện uỷ: là cơ quan thay mặt Huyện uỷ lãnh đạo và

chỉ đạo công tác của Đảng bộ huyện giữa hai kỳ hội nghị của Huyện uỷ, có nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Quyết định chương trình, kế hoạch cơng tác của Ban Thường vụ. Quyết định triệu tập hội nghị cấp uỷ; chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình, báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết, kết luận trình cấp uỷ về những vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp uỷ.

+ Lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ huyện; nghị quyết, chỉ thị, quy định của Huyện uỷ và Tỉnh ủy. Tổ chức thực hiện thí điểm mơ hình mới về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện.

+ Lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hoá, tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và cơng tác tổ chức, cán bộ.

- Thường trực Huyện uỷ: gồm Bí thư và các Phó Bí thư Huyện uỷ, chỉ đạo

uỷ cấp trên; làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ công tác theo Quy chế làm việc của Huyện uỷ. Thường trực Huyện uỷ có những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:

+ Giúp Ban Thường vụ chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, chương trình làm việc tồn khố của cấp uỷ; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc hằng tháng, quý, 6 tháng và cả năm của Ban Thường vụ, chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm của cấp uỷ; quyết định triệu tập hội nghị Ban Thường vụ; chỉ đạo, kiểm tra việc chuẩn bị các nội dung trình hội nghị Ban Thường vụ cho ý kiến hoặc quyết định.

+ Chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của huyện trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ và cấp ủy cấp trên.

+ Chỉ đạo giải quyết công việc hằng ngày của đảng bộ; những vấn đề đột xuất phát sinh giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ; công việc đột xuất, phát sinh theo sự chỉ đạo của cấp trên và theo quy chế làm việc của cấp uỷ. Báo cáo Ban Thường vụ về kết quả giải quyết tại phiên họp gần nhất….

- Văn phòng Huyện uỷ: Là bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếp Thường

trực, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Huyện ủy.

+ Cho ý kiến về nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền địa phương thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Lãnh đạo cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội. Định hướng hoặc quyết định các giải pháp để thực hiện những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm, khó khăn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội; các chương trình, dự án, đề án quan trọng theo phân cấp cho huyện và cơ chế, chính sách có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

+ Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng nền quốc phịng tồn dân, thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc; xây dựng khu vực phịng thủ; cơng tác phòng, chống tội phạm; giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề phức tạp trên địa bàn, nhất là các tình huống đột xuất liên quan đến an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, dân tộc, tơn giáo... Và thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

Văn phòng Huyện uỷ là cơ quan thuộc hệ thống các Ban Đảng của Huyện uỷ, có chức năng giúp Huyện uỷ, trực tiếp là Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ và Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của huyện uỷ; Đồng thời Văn phịng huyện uỷ là trung tâm thơng tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo của huyện uỷ.

- Ban Tuyên giáo Huyện uỷ: Là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ, giúp

Huyện uỷ chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ về công tác tuyên giáo trên địa bàn Huyện.

+ Tham mưu giúp Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và tổ chức nghiên cứu, học tập các nghị quyết của Đảng.

+ Theo dõi, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở địa phương; kịp thời tham mưu, đề xuất với Huyện uỷ giải pháp đấu tranh chống tư tưởng sai trái với đường lối, quan điểm của Đảng, với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Huyện góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, sự thống nhất cao trong Đảng.

- Ban Tổ chức Huyện uỷ: Là cơ quan tham mưu, chuyên môn, nghiệp vụ về

công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức và cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng của Huyện uỷ và Ban Thường vụ Huyện uỷ.

+ Giúp Huyện uỷ nghiên cứu, cụ thể hoá những chủ trương, nghị quyết của Tỉnh uỷ và cấp trên về công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức, cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; đề xuất, chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các nghị quyết, quyết định của Huyện uỷ và Ban Thường vụ Huyện uỷ về các mặt cơng tác nói trên.

+ Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các phịng, ban, ngành, đồn thể Huyện và các Đảng uỷ (chi uỷ) trực thuộc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷ, Huyện uỷ về công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức, cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.

- Ban Dân vận Huyện uỷ: Là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ, trực tiếp giúp

Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác Dân vận, bao gồm cả công tác tôn giáo. Nghiên cứu, cụ thể hoá những chủ trương, nghị quyết của Trung ương và Tỉnh uỷ về công tác dân vận, đề xuất, chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các kế hoạch công tác và văn bản chỉ đạo của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác dân vận.

- Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ: Là cơ quan tham mưu giúp Huyện uỷ, Uỷ ban

Kiểm tra Huyện uỷ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ huyện theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện các nhiệm vụ do Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ giao.

+ Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng của Huyện uỷ.

+ Chuẩn bị chương trình, kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, đề án trình Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ, Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ xem xét, quyết định theo thẩm quyền; các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác kiểm tra, giám sát của Huyện uỷ.

+ Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra được quy định tại Điều 32, Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và nhiệm vụ do Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy giao; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác hằng năm do Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy quyết định.

+ Phối hợp với các ban đảng, giúp Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện uỷ, Thường trực Huyện ủy xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng (theo Điều 30, Điều lệ Đảng) và giúp Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy lập đoàn hoặc tổ giải quyết tố cáo, khiếu nại, kỷ luật đảng và xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo thẩm quyền.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng, ban trong Huyện

Một phần của tài liệu Kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và Đảng viên của Huyện uỷ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w