1.3. Kinh nghiệm hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
1.3.3. Cơ chế hỗ trợ tài chính đối với các DNNVV ở Việt Nam
Theo Quyết định số 193/2001/QĐ -TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 93/200 4/TT-BTC ngày 29/9/2004 của Bộ Tài chính quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo đảm tín dụng đối với DNNVV, với các nội dung chủ yếu như sau:
- Quỹ Bảo đảm Tín dụng (CGF) có tư cách pháp nhân và hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận. Các CGF sẽ được lập và được quản lý bởi các Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
- Vốn hoạt động có thể được tạo ra từ nguồn vốn đóng góp của tỉnh thành và các thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan tín dụng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hội và các tổ chức kinh doanh tiêu biểu và hỗ trợ. Về căn bản, chủ yếu được phân bổ bởi nguồn ngân sách của tỉnh.
- Vốn điều lệ ít nhất phải là 30 tỷ đồng và hội đồng quản trị, ban kiểm sốt và các thành viên ban điều hành phải có đủ năng lực hành vi và các năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu làm việc của quỹ bảo đảm tín dụng.
- Địn bẩy vay nợ bảo đảm tín dụng của một quỹ bảo đảm tín dụng trong 3 năm đầu tiên không thể vượt quá 5 lần vốn hoạt động của nó. Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ quy định địn bẩy vay nợ bảo đảm tín dụng đối với quỹ bảo đảm tín dụng trong những năm tiếp theo. CGF có thể được thành lập theo hai hình thức sau đây:
+ Thành lập với tư cách pháp nhân độc lập: các quỹ bảo đảm tín dụng sẽ giao phó việc quản lý hoạt động bảo đảm tín dụng cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển hoặc các quỹ tài chính địa phương.
+ Thành lập mà khơng có tư cách pháp nhân độc lập : Chủ tịch Ủy ban Nhân dân sẽ giao phó việc quản lý các hoạt động bảo đảm tín dụng cho quỹ tài chính địa phương.
- Đối tượng được bảo lãnh: các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tất cả các khu vực kinh tế, các hợp tác xã và các hội của các hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các chủ trang trại, nông dân và v.v…
- Điều kiện được bảo lãnh: Cần các dự án đầu tư khả thi và các kế hoạch sản xuất kinh doanh có khả năng hoàn lại vốn vay. Hơn 30% giá trị vốn vay sẽ được cung cấp như là một khoản thế chấp tại các cơ quan tín dụng; Khơng có các khoản nợ thuế, các khoản nợ quá hạn đối với các cơ quan tín dụng hoặc các tổ chức tài chính khác.
- Mức bảo lãnh: Dưới 80% chênh lệch giữa giá trị vay và giá trị của các tài sản của khách hàng được thế chấp hoặc cầm cố tại cơ quan tài chính; Dưới 15% số vốn của quỹ bảo đảm tín dụng trên một khách hàng.
- Mức phí bảo lãnh: Phí đánh giá: 50.000VND đối với mỗi lần xin bảo đảm tín dụng; Phí Bảo đảm Tín dụng: 0,8% trên một năm đối với số tiền bảo đảm chưa thanh toán.
- Cơ quan giám sát: Bộ Tài chính, Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh Thành.