Tín dụng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 54)

2.2.2.1. Quỹ bảo lãnh tín dụng:

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM là một tổ chức tài chính, trực thuộc Ủy ban nhân dân TPHCM; hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, theo điều lệ quỹ bảo lãnh tín dụng được ban hành kèm Quyết định số 53/2007/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân TPHCM và các quy định của pháp luật.

Quỹ bảo lãnh tín dụng TPHCM là cầu nối giữa doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, hỗ trợ cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và Quỹ tín dụng nhân dân, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và không ngừng nâng cao năng lực hoạt động quản lý doanh nghiệp. Bao gồm các lĩnh vực hoạt động sau:

+ Bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV của TPHCM;

+ Thu hút vốn góp của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho các DNNVV; cũng như thu hút vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) trong và ngoài nước cho mục tiêu phát triển các DNNVV;

+ Tổ chức, cung cấp các dịch vụ thông tin, định giá trị tài sản và giá trị của doanh nghiệp, xây dựng định mức tín nhiệm doanh nghiệp;

+ Tư vấn về đầu tư tài chính và đào tạo nguồn nhân lực;

+ Thực hiện các chức năng hoạt động khác khi được Ủy ban nhân dân TPHCM giao.

- Về đối tượng bảo lãnh tín dụng: là các tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ của TPHCM, có nhu cầu vay vốn các tổ chức tín dụng để phát triển , nhưng chưa có khả năng đáp ứng các điều kiện về bảo đảm tiền vay, gồm các đối tượng cụ thể sau:

+ Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được xếp loại DNNVV theo quy định của pháp luật (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ).

+ Các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.

+ Các hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

- Về điều kiện được bảo lãnh tín dụng:

+ Có dự án đầu tư, phương thức sản xuất kinh doanh khả thi và có khả năng hồn trả vốn vay.

+ Có vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương thức sản xuất kinh doanh tối thiểu 10%.

+ Khơng có các khoản nợ đọng thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.

+ Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hồn trả vốn vay đúng hạn. - Về mức bảo lãnh tín dụng:

+ Số tiền được bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh theo Hợp đồng tín dụng ký giữa Bên bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh.

+ Đồng tiền bảo lãnh là đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

+ Mức bảo lãnh tín dụng tối đa cho một khách hàng khơng vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2.2.2.1.1 Tình hình bảo lãnh tín dụng:

Nhu cầu bảo lãnh tín dụng của các DNNVV trong những năm qua là rất lớn. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đến Quỹ bảo lãnh đề nghị bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, vay vốn lưu động đáp ứng nhu cầu vốn thường xuyên cho hoạt động của doanh nghiệp. Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân TPHCM, việc cấp vốn để tăng vốn điều lệ đã tạo thuận lợi rất lớn và là nguyên nhân cơ bản giúp cho Quỹ bảo lãnh tín dụng TPHCM gia tăng ngày càng cao doanh số bảo lãnh trong thời gian qua; đồng thời cũng là điều kiện tốt cho việc phát triển hoạt động bảo lãnh tín dụng trong thời gian tới.

Doanh số bảo lãnh tín dụng đã ký hợp đồng tính đến hết năm 2009 đạt 211,368 tỷ đồng. Trong đó doanh số bảo lãnh cho các hợp đồng ký mới trong năm 2009 là 201,288 tỷ đồng. Trong các hợp đồng bảo lãnh tín dụng đã ký kết số dư bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư v ay vốn trung và dài hạn là 53,68 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,47% tổng số dư bảo lãnh tín dụng. Trong số đó, các dự án được hưởng ưu đãi theo chủ trương kích cầu của Thành phố theo quy định tại Quyết định 20/2009/QĐ-UBND ngày 27/02/2009 là Dự án đầu tư Trườn g Cao đẳng nghề iCare - Cơng ty cổ phần bệnh viện máy tính là 14,5 tỷ đồng; dự án đầu tư xử lý chất thải-Cơng tyTNHH xử lý chất thải Hịa Bình là 5,85 tỷ đồng.

Số dư bảo lãnh tính theo số thực tế đã ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng đến cuối năm 2009 là 199,493 tỷ đồng, do có doanh nghiệp đã hoàn trả nợ vay trước hạn và chưa có nhu cầu tiếp tục bảo lãnh tín dụng. Các hợp đồng đã hết hạn và thanh lý trong năm là 11,225 tỷ đồng.

Bảng 2.4: Tổng hợp một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động bảo lãnh

STT Nội dung sgiá trố lượng/ ĐVT 1 Số DN được bảo lãnh

1.1 Công ty TNHH 23 đơn vị

1.2 Công ty Cổ phần 9 đơn vị 1.3 DN tư nhân và loại hình khác 3 đơn vị

2.1 Số dư bảo lãnh các năm trước chuyển sang 10,080 triệu đồng 2.2 Doanh số bảo lãnh mới trong năm 201,288 triệu đồng 2.3 Tổng doanh số bảo lãnh lũy kế trong năm 211,368 triệu đồng 2.4

Số dư bảo lãnh đã thanh lý hợp đồng trong

năm 11,875 triệu đồng

2.5 Số dư bảo lãnh đến cuối năm 199,493 triệu đồng

3 Một số chỉ tiêu liên quan đến bảo lãnh 3.1 Doanh số bảo lãnh trung dài hạn 55,630 triệu đồng 3.2 Doanh số bảo lãnh ngắn hạn 155,738 triệu đồng 3.3 Mức bảo lãnh cao nhất cho một đơn vị 19,150 triệu đồng 3.4 Mức bảo lãnh thấp nhất cho một đơn vị 650 triệu đồng 3.5 Mức bảo lãnh bình quân cho một đơn vị 6,039 triệu đồng

4 Thời hạn bảo lãnh

4.1 Bảo lãnh trung dài hạn a. Thời hạn bảo lãnh dài nhất 120 tháng b. Thời hạn bảo lãnh ngắn nhất 36 tháng

4.2 Bảo lãnh ngắn hạn

a. Thời hạn bảo lãnh dài nhất 12 tháng b. Thời hạn bảo lãnh ngắn nhất 6 tháng

Nguồn: Quỹ bảo lãnh tín dụng TPHCM

Doanh số bảo lãnh tín dụng tích luỹ đến tháng 9 năm 2010 là 424,53 tỷ đồng, đạt gấp 2,18 lần so với vốn điều lệ (194,53 tỷ đồng), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng được nguồn vốn tín dụng với tổng hạn mức tín dụng là 797,63 tỷ đồng. Doanh số bảo lãnh trong 9 tháng đầu năm 2010 đạt 213,16 tỷ đồng, đã hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn với tổng hạn mức tín dụng là 384,58 tỷ đồng.

Đến tháng 09 năm 2010, đã thanh lý các hợp đồng bảo lãnh tín dụng đến hạn với tổng giá trị tích luỹ là 157,88 tỷ đồng. Riêng trong 9 tháng đầu năm, giá trị thanh lý các hợp đồng bảo lãnh tín dụng là 145,91 tỷ đồng. Số dư bảo lãnh tính đến nay là 266,74 tỷ đồng, tăng 33,71% so với thời điểm đầu năm 2010 và đạt bội số 1,37 lần so với vốn điều lệ. Các doanh nghiệp có số dư bảo lãnh tín dụng đều hoạt động sản xuất kinh doanh tiến triển tốt, sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích, khơng có doanh nghiệp có dư nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.

Cơng tác kiểm tra sau bảo lãnh được thực hiện theo định kỳ và theo yêu cầu thực tế phối hợp với các Ngân hàng thương mại. Qua kết quả kiểm tra, đã giúp phòng ngừa hạn chế rủi ro, vừa tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp quản lý tốt các hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh . . có hiệu quả.

2.2.2.1.2. Hoạt động tư vấn, xúc tiến và hợp tác phát triển:

Trong 9 tháng đầu năm 2010, số doanh nghiệp đã liên hệ trực tiếp với Quỹ để được tư vấn về tài chính, hỗ trợ hướng dẫn lập dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh là 70 doanh nghiệp với tổng nhu cầu vốn vay là 1.057 tỷ đồng, trong đó nhu cầu bảo lãnh là 388,88 tỷ đồng.

Nhằm mục tiêu đẩy mạnh hợp tác cùng phát triển và cùng chịu rủi ro trong việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng để phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM đã chủ động triển khai hoạt động xúc tiến, phối hợp với các sở ngành, các Hiệp hội và các Ngân hàng Thương mại.

Trong 9 tháng đầu năm 2010 đã tiến hành ký thỏa thuận hợp tác thêm với 03 chi nhánh ngân hàng là Chi nhánh TP.HCM và Chi nhánh Bến thành của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam và Chi nhánh Lý Thường Kiệt của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thực hiện hợp tác với Sở Khoa học Công nghệ thành phố để xây dựng Đề án đổi mới Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ thành phố. Hợp tác với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố qua việc tham gia làm sáng lập viên của câu lạc bộ xuất khẩu. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc tiếp nhận các hồ sơ doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về dự án đầu tư và phối hợp với các sở ngành khác như Hiệp hội doanh nghiệp, Trung tâm phát triển kinh tế Chợ Lớn,... để tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp.

Việc thiết lập và đưa vào hoạt động website dụng tích cực, tạo thêm một kênh thơng tin mới, là công cụ quan trọng trong việc xúc tiến, tuyên truyền quảng bá hoạt động và hình ảnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM đến các doanh nghiệp và công chúng. Kể từ ngày đưa vào hoạt động là tháng 03 đến

cuối tháng 09/2010 đã có trên 36 ngàn lượt người truy cập giao dịch và tìm hiểu thơng tin. Thông qua website để cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp, công khai các thủ tục hành chính, hướng dẫn hồ sơ bảo lãnh tín dụng, hướng dẫn lập phương án sản xuất kinh doanh, hướng dẫn lập dự án đầu tư,... nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Đồng thời, website đã giải quyế t được một phần khó khăn do mặt bằng văn phịng q chật hẹp, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý và điều hành nội bộ của Quỹ và đưa lại nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu giao dịch của các doanh nghiệp.

Qua doanh số bảo lãnh tín dụng tích luỹ tính đến tháng 09/201 0 cho thấy với 01 đồng vốn bảo lãnh tín dụng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng 1,88 đồng, số dư bảo lãnh tín dụng đạt bội số 1,37 lần so với vốn điều lệ được xem là mức khá cao, cho nên để đảm bảo an toàn Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM phải cân nhắc bằng nhiều biện pháp và luôn lấy cơ sở vốn điều lệ làm căn cứ khi xét đến việc tăng thêm doanh số bảo lãnh tín dụng.

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đang được bảo lãnh tín dụng có sự phát triển mạnh, sử dụng vốn đúng mục đích, thanh tốn nợ vay, lãi vay, phí bảo lãnh đầy đủ, đúng hạn, chưa có nợ xấu xảy ra, cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Số liệu hoạt động của các DNNVV được bảo lãnh tín dụng

STT Chỉ tiêu 2008 2009

2010

Quý 1 Quý 2 Lũy kế

1 Doanh thu (triệu đồng) 1.526.186 1.868.441 440.833 594.328 1.035.161 2

Thuế TNDN trong kỳ (triệu

đồng) 3.981 6.247 910 2.516 3.425 3 Tổng số lao động (người) 1.868 2.165 2.134 2.234

Nguồn: Quỹ bảo lãnh tín dụng TPHCM.

Qua số liệu báo cáo cho thấy tình hình hoạt động của doanh nghiệp đang được bảo lãnh tín dụng tại Q uỹ có sự tăng trưởng khá. Giải quyết thêm khá nhiều việc làm cho người lao động. Năm 2009 doanh thu tăng 22% so với năm 2008, số thuế doanh nghiệp phải nộp cho Ngân sách nhà nước tăng 57% (từ 3,98 tỷ đồng năm 2008 lên thành 6,247 tỷ đồng năm 2009).

Được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách xã hộ i là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngồi và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực II và III. Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồngvà được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm. NHCSXH hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhằm phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

NHCSXH có các chức năng như một ngân hàng thương mại, thêm vào đó là chức năng phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Đố i tượng rất đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu là các hộ nghèo, hợp tác lao động ở nước ngồi, diện chính sách... Trong đó có đối tượng là DNNVV, với các loại cho vay ngắn hạn (không quá 12 tháng) và cho vay trung hạn (từ trên 12 tháng đến 60 tháng). Thời hạ n cho vay tối đa khơng q thời hạn hoạt động cịn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của khách hàng và thời gian thực hiện dự án. DNNVV có nhu cầu vay vốn phải thỏa mãn những điều kiện sau:

+ Có năng lực pháp luật dân sự.

+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

+ Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả.

Phương thức cho vay có th ể theo dự án hoặc cho vay từng lần. Mức cho vay không quá năm trăm triệu đồng. Lãi suất cho vay từ 0,8% – 0,9%/tháng. Chương trình được thực hiện bắt đầu từ năm 2005. Số liệu về dư nợ cho vay từ 2005 – 2010 như sau:

Bảng 2.6: Số liệu về dư nợ cho vay và sốDNNVV được vay vốn

Đơn vị: tỷ đồng

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Dư nợ 1.700 tỷ 6.900 11.909 11.900 20.500 20.996

Số DN 7 29 47 48 61 61

Nguồn Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh TPHCM

Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ cho vay tăng từ 1.700 tỷ đồng đến 20.996 tỷ đồng năm 2010. Số lượng DNNVV được vay vốn cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên trong năm 2007 và 2008 chúng ta thấy dư nợ cho vay và số lượng doanh nghiệp được vay gần như khơng thay đổi. Đó là năm xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, do đó nhu cầu cũng như nguồn cho vay cũng rất hạn chế. Với mức lãi suất cho vay như hiện nay trên thị trường thì có thể thấy, nguồn tín dụng dành cho DNNVV của NHCSXH thật sự là một kênh cung cấp vốn ưu đãi, hỗ trợ kịp thời cho nhu cầu vốn của DNNVV. Tuy nhiên với nguồn vốn được phân bổ còn khá khiêm tốn, nên hiện NHCSXH vẫn chưa đáp ứng kịp với nhu cầu vay vốn còn khá cao của DNNVV trên địa bàn Thành phố.

2.2.2.3. Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TPHCM:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)