Lịch sử hình thành và phát triển của Maritime Bank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng họat động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 44)

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Hàng hải Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Maritime Bank

2.1.1.1. Thông tin chung về Maritime Bank

- Tên Tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam.

- Tên Tiếng Anh: MARITIME COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

- Địa chỉ trụ sở chính: Tịa tháp A, Tịa nhà Sky Tower, số 88, Phố Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

- Vốn điều lệ: 8.000.000.000.000 đồng đến ngày 31/01/2013 - Cổ đơng chính:

Cổ đơng Số lượng cổ phần Tỷ lệ vốn góp

Tập đồn Bưu chính - Viễn thơng

Việt Nam (VNPT) 149.307.900 21,33%

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

(Vinalines) 81.564.980 11,65%

Công ty Vận tải Biển Việt Nam

(VOSCO) 46.472.580 6,64%

Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp

Vận chuyển (Gemadept) 35.245.072 5,04%

Trần Anh Tuấn 42.000.000 6%

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngày 12/07/1991.

Tháng 8-2005: Maritimebank đã chuyển Hội sở chính từ Hải Phòng lên thành phố Hà Nội. Sự kiện này đã đóng vai trị quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Maritimebank. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn của Maritimebank trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường.

Năm 2010 được xem là năm đánh dấu sự thay đổi chiến lược kinh doanh của Maritime Bank, hợp tác với công ty tư vấn tài chính lớn là Mckinsey, MSB đã xác định lại phân khúc thị trường, không tập trung vào các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp trong ngành hàng hải viễn thơng. Maritime bank đẩy mạnh 2 phân khúc mới đó là DNVVN và nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập cao. Năm 2010 cũng được xem là năm Maritime Bank đẩy mạnh hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng không những ở thị trường trong nước và ở cả thị trường quốc tế. Việc thay đổi logo và bộ nhận diện đã thể hiện quyết tâm thay đổi chiến lược kinh doanh của Maritime Bank. Trong năm 2010, mạng lưới giao dịch tăng thêm 29 điểm giao dịch, 70 máy ATM, kết nối thành công với các liên minh VNBC, Bank net VN, khách hàng của Maritime Bank có thể thực hiện giao dịch tại hơn 11.000 ATM trên toàn quốc. Đây là những nỗ lực vượt bậc của Maritime Bank trong việc đẩy mạnh thương hiệu và bộ nhận diện mới. Mục tiêu chính là trở

thành “một trong những ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam” Trong các năm sắp tới Maritime Bank tiếp tục triển khai các biện pháp,

phương án kinh doanh để đạt được mục tiêu là một trong những ngân hàng thương mại có tiềm lực tài chính mạnh và hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank năm 2010-2012

Năm 2011, nhìn chung tình hình kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng Maritime Bank vẫn đảm bảo tăng trưởng chỉ tiêu huy động vốn. Tổng huy động vốn năm 2011 là 85.124 tỷ đồng, chỉ tăng 3.8% so với năm 2010.

Năm 2012, vốn huy động của Maritime Bank tăng 5.9% so với năm 2011, trong đó vốn huy động từ thị trường 2 tăng khá cao so với năm 2011, mức tăng khoảng 36,4%. Huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế giảm nhẹ, nguyên nhân do trong gian đoạn này các NHTM đang cố gắng giải quyết vấn đề thanh khoản, tranh thủ thu hút nguồn vốn trung dài hạn. Do đó, mặc dù Maritime Bank vẫn phát triển các sản phẩm huy động phù hợp với nhu cầu của các đối tượng khách hàng nhưng mức tăng huy động vẫn giảm.

Biểu 2.1 Vốn huy động của Maritime Bank (2010-2012)

(Nguồn: BCTN Maritime Bank 2010-2012)

Hoạt động tín dụng

Trong vịng 3 năm 2009, 2010 và 2011 được xem là năm có nhiều biến động đối với hoạt động tín dụng của Maritime Bank, cơ cấu dư nợ theo từng loại hình khách hàng thay đổi đáng kể, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giảm mạnh, trong khi đó, dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng mạnh.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng qua các năm đều tăng, cơ cấu nợ vay có xu hướng chuyển dần sang cho vay các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN, tuy nhiên mức tăng trưởng vẫn chưa cao.

Biểu 2.2: Huy động vốn và cho vay khách hàng của Maritime Bank ( 2010-2012)

(Nguồn: BCTN Maritime Bank 2010-2012)

Các hoạt động kinh doanh khác

Hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán

Hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán của Maritime Bank chưa đạt hiệu quả cao, nguyên nhân là do Maritime Bank khơng có định hướng đẩy mạnh thêm hoạt động kinh doanh chứng khoán do thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa ổn định.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Trong năm 2010, thị trường ngoại hối biến động khó lường, cũng như các ngân hàng khác, hoạt động kinh doanh ngoại hối của Maritime Bank cũng không đạt hiệu quả cao. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ giao ngay chỉ đem lại lợi nhuận trong năm 2011 và 2012, cịn hoạt động kinh doanh cơng cụ tài chính phái sinh thì năm 2012 đã đem lại kết quả tích cực, đóng góp 33% vào lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ngoại hối Maritime Bank. Năm 2012, Maritime Bank đưa vào kinh doanh thêm hoạt động vàng, nhưng hoạt động này vẫn chưa đem lại hiệu quả.

Năm 2010, Maritime Bank tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ bằng việc đầu từ vào công nghệ thơng tin, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm tích hợp nhiều tiện ích đa dạng, đi kèm với việc nâng cao chất lượng phục vụ, chuẩn hóa quy trình. Năm 2011, Maritime Bank tiếp tục hồn thiện các tính năng thanh tốn hiện đại để cung cấp các giải pháp tài chính hiệu quả và tiện lợi nhất. Vì vậy, nguồn thu từ dịch vụ trong năm 2011 khá cao.

Năm 2012, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn thu dịch vụ từ tất cả các hoạt động đều giảm mạnh. Tổng doanh thu từ các dịch vụ của ngân hàng năm 2012 chỉ đạt 49% so với năm 2011

Bảng 2.1: Cơ cấu doanh thu cung ứng dịch vụ ngân hàng từ 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng STT Loại dịch vụ 2010 2011 Quý 2/2012 1 Thanh toán 109.567 148.063 44.055 2 Ngân quỹ 1.606 1.733 1.084 3 Bảo lãnh 89.408 50.597 12.019 4 Tư vấn - 66.997 60.656 5 Chiết khấu 925 1.287 - 6 Đại lý nhận ủy thác - 89.652 19.317 7 Khác 46.922 81.864 34.739

(Nguồn: BCTN Maritime Bank 2010-2012)

Hoạt động tài trợ thương mại

Với lợi thế là một ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác phục vụ các doanh nghiệp lớn và các tổng cơng ty có nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cùng với đội ngũ cán bộ tài trợ thương mại chuyên nghiệp, có khả năng cung cấp và tư vấn dịch vụ chất lượng cao cho đối tượng khách hàng này. Nhiều chương trình hỗ trợ vốn, nhiều sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu riêng cho ngành hàng đã được triển khai, đặc biệt là các ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, ngành kinh tế trọng

điểm theo định hướng của Nhà nước và chính phủ như xăng dầu, bưu chính, than và khống sản…

Số dư L/c năm 2010 là 1.311.068 triệu đồng, năm 2011 của Maritime Bank là 1.223.616 triệu đồng năm 2012, số dư này đạt mức là 1.564.780 triệu đồng.

Kết quả kinh doanh của Maritime Bank từ năm 2010-2012

Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank từ năm 2010-2012

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 8.246.078 14.078.653 11.927.357 Chi phí lãi và các chi phí tương tự - 6.326.175 -12.0521.177 -9.917.431

Thu nhập lãi thuần 1.919.903 1.557.476 2.009.926

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 248.498 440.193 171.870

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối -106.983 41.904 87.982 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh -12.496 -35.017 1.351 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 389.390 -29.308 98.515

Thu nhập từ hoạt động khác 124.550 829.332 530.222

Chi phí hoạt động khác -14.329 -417.270 -285.535

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 110.221 412.062 244.687

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 73.007 121.610 137.392

TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 2.580.063 2.412.478 -

Chi phí tiền lương -418.307 -578.456 -814.362

Chi phí khấu hao và khấu trừ -33.804 -69.076 -127.322

Chi phí hoạt động khác -472.096 -608.372 -913.642

TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG -924.207 -1.255.904 1.855.326

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.655.856 1.156.574 764.188 trước chi phí dự phịng rủi ro tín dụng

Chi phí dự phịng cho vay TCTD - -5.924 -48.489

Chi phí dự phịng cho vay khách hàng -186.824 -237.052 -562.530 và cam kết ngoại bảng

Hồn nhập dự phịng rủi ro tín dụng 49.156 122.997 102.223

TỔNG LỌI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 1.518.188 1.036.595 255.392

2.2. Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Maritime Bank Maritime Bank

Số lượng DNVVN vay vốn tại Maritime Bank

Năm 2010, Maritime Bank bắt đầu triển khai mơ hình mới. Theo đó, sẽ xây dựng mơ hình ba ngân hàng chun doanh phục vụ cho đối tượng khách hàng riêng biệt của từng ngân hàng. Bao gồm, ngân hàng cá nhân, Ngân hàng DNVVN (SME) và doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính (Lcs). Việc xác định nhóm khách hàng dựa trên doanh thu của khách hàng. Những khách hàng thuộc DNVVN là những khách hàng có doanh thu từ 1 triệu đơ la Mỹ đến dưới 70 triệu đơ la Mỹ. Mơ hình mới tập trung vào cải tiến các đặc điểm cốt lõi của sản phẩm tín dụng dành cho DNVVN, xây dựng đội ngũ giám đốc quan hệ khách hàng chuyên nghiệp, chăm sóc từng nhu cầu của khách hàng. Việc xác định rõ ràng đối tượng cho vay, với mục tiêu là chăm sóc khách hàng tốt hơn, xây dựng chính sách tín dụng, chính sách tài sản đảm bảo phù hợp với đối tượng khách hàng này cũng như thiết kế những sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu của đối tượng khách hàng này

Biểu 2.3: Biến động số lượng DNVVN quan hệ vay vốn tại Maritime Bank (2010-2012)

Đơn vị tính: khách hàng

Thực tế, số lượng khách hàng là các DNVVN vay vốn tại MSB biến động không đều qua các năm. Năm 2010, MSB áp dụng mơ hình mới, thu hút khách hàng mới bằng cách giảm thời gian thẩm định hồ sơ, định giá sát với giá thị trường. Kết quả đạt được sau khi chuyển đổi mơ hình là lượng khách hàng thuộc đối tượng là các DNVVN trong năm 2010 tăng trưởng rất mạnh, tăng 41% so với năm 2009.

Năm 2011 và đầu năm 2012, số lượng DNVVN có quan hệ vay vốn tại Maritime Bank giảm mạnh. Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn thách thức, lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh ách tắc, hàng tồn kho lớn, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Chính điều này, khiến cho việc gia tăng khách hàng khơng cịn là mục tiêu của các NHTM, giai đoạn này, các NHTM thực hiện các biện pháp sàng lọc khách hàng, hạn chế gia tăng khách hàng mới, cũng như giảm dần các khách hàng yếu kém. Do đó, năm 2011, số lượng DNVVN vay vốn tại Maritime Bank khơng có xu hướng giảm.

Mạng lưới giao dịch:

Đặc thù của mơ hình kinh doanh mới của Maritime Bank là các DNVVN chỉ được phục vụ tại các chi nhánh lớn, sau này gọi là các SME HUB. Năm 2010, Maritime bank thực hiện chuyển đổi lại địa điểm giao dịch cho các khách hàng là các DNVVN có quan hệ tín dụng tại các phịng giao dịch trước đây. Các khách hàng là các DNVVN chỉ thực hiện giao dịch tại chi nhánh. Do vậy, mạng lưới giao dịch dành cho các DNVVN bị thu hẹp.

Qua năm 2011, số lượng các SME HUB từ 33 Hub tăng lên 42 Hub. Việc tập trung giao dịch của các khách hàng là các DNVVN tại các chi nhánh lớn là một điểm khác biệt của mơ hình mới, với mục đích phục vụ tốt nhất cho khách hàng cũng như đem lại không gian giao dịch hiện đại, chất lượng cho khách hàng. Năm 2012, toàn hệ thống chỉ tăng thêm được 15 điểm giao dịch so với năm 2011.

Nhìn chung mạng lưới giao dịch tồn hệ thống có tăng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể, so với các NHTM khác thì số lượng chi nhánh của Maritime Bank vẫn cịn hạn chế. Bên cạnh đó, việc tập trung hoạt động cho vay doanh nghiệp chỉ thực hiện tại các chi nhánh, ngừng triển khai cho vay tại các phòng giao dịch cũng làm giảm mức độ sâu sát thị trường khách hàng là các DNVVN của Maritime Bank.

Biểu 2.4: Số lượng điểm giao dịch của các ngân hàng đến hết năm 2012

Nguồn: số liệu thống kê của học viên tháng 01/2013 từ các trang web ngân hàng

Theo biểu 2.4, thì mạng lưới giao dịch của Maritime Bank so với các ngân hàng khác quá nhỏ bé. Mặc dù trước đây, Maritime Bank được xem là ngân hàng chuyên phục vụ cho ngành tàu biển, mạng lưới hoạt động chỉ tập trung ở các thành phố cảng thì nay với việc chuyển hướng chiến lược phát triển đa dạng khách hàng và ngành nghề thì việc phát triển mạng lưới là vấn

đề cấp thiết để tiếp cận nhiều thị trường, nhiều khách hàng, tạo tiền đề cho mục tiêu mở rộng ngân hàng.

Sự đa dạng của sản phẩm cho vay DNVVN

Từ mơ hình cho vay ban đầu, phần lớn là phục vụ các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành kinh tế lớn như: Hàng hải, Hàng khơng, Bưu chính viễn thơng, Thủy sản và chế biến hàng xuất khẩu….Maritime Bank đã từng bước chuẩn hóa hoạt động tín dụng của mình, phân tách theo từng nhóm khách hàng mục tiêu, xây dựng các phòng ban đầu mối nhằm xây dựng và triển khai các sản phẩm vay đặc trưng nhằm phục vụ khách hàng là các DNVVN. Một số sản phẩm cụ thể như sau: Sản phẩm dành cho các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh cà phê, sản phẩm Cho vay ngắn hạn với các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ vay VND với lãi suất USD, Sản phẩm cho vay các khoản phải thu, Cho vay sau giao hàng đối với khách hàng có bộ chứng từ thanh toán bằng điện trả sau T/T và sản phẩm Tài trợ ngắn hạn thanh toán L/C nhập khẩu với lãi suất ưu đãi.

Nhìn chung, các sản phẩm cho vay DNVVN tại Maritime Bank cũng đã đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng, tuy nhiên thời điểm phát triển các sản phẩm trên ít có doanh nghiệp nào đáp ứng được các điều kiện của sản phẩm, vì vậy, có nhiều sản phẩm khơng phát huy được hết tính năng của nó.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, để có thể tạo sức bật cũng như bắt kịp với các NHTM trong và ngồi nước, địi hỏi Maritime Bank phải ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình, và các sản phẩm cũng phải mang tính đột phá, phù hợp với đặc thù của các DNVVN Việt Nam.

Quy trình cho vay DNVVN

Hiện nay, mỗi NHTM đều xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng, phù hợp với đặc thù kinh doanh của từng ngân hàng. Trong năm 2010,

Maritime Bank cũng đã xây dựng mơ hình tín dụng mới, theo đó quy trình tín dụng được chun mơn hóa, phân tách nhiệm vụ cho mỗi bộ phận. Các đơn vị kinh doanh khơng có phân quyền phê duyệt hồ sơ khách hàng, việc phê duyệt hồ sơ khách hàng sẽ do trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung xử lý, đơn vị kinh doanh chỉ thực hiện chức năng tìm kiếm và bán sản phẩm ngân hàng.

Nếu như trước đây, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện tất cả các khâu từ tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, định giá tài sản, thẩm định hồ sơ, soạn hồ sơ công chứng và giải ngân khách hàng thì theo quy trình mới, mỗi cơng việc sẽ có một bộ phận đảm trách, điều này tạo tính khách quan và chuyên nghiệp cho hoạt động cho vay của Maritime Bank.

Tuy nhiên, do chi nhánh không được phân quyền phán quyết bất cứ một hạn mức nào nên dù những khoản vay có giá trị thấp hay giá trị cao đều phải cung cấp và qua các bước thẩm định hồ sơ như nhau. Điều này dẫn đến một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng họat động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)