Maritime Bank
Số lượng DNVVN vay vốn tại Maritime Bank
Năm 2010, Maritime Bank bắt đầu triển khai mơ hình mới. Theo đó, sẽ xây dựng mơ hình ba ngân hàng chun doanh phục vụ cho đối tượng khách hàng riêng biệt của từng ngân hàng. Bao gồm, ngân hàng cá nhân, Ngân hàng DNVVN (SME) và doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính (Lcs). Việc xác định nhóm khách hàng dựa trên doanh thu của khách hàng. Những khách hàng thuộc DNVVN là những khách hàng có doanh thu từ 1 triệu đơ la Mỹ đến dưới 70 triệu đơ la Mỹ. Mơ hình mới tập trung vào cải tiến các đặc điểm cốt lõi của sản phẩm tín dụng dành cho DNVVN, xây dựng đội ngũ giám đốc quan hệ khách hàng chuyên nghiệp, chăm sóc từng nhu cầu của khách hàng. Việc xác định rõ ràng đối tượng cho vay, với mục tiêu là chăm sóc khách hàng tốt hơn, xây dựng chính sách tín dụng, chính sách tài sản đảm bảo phù hợp với đối tượng khách hàng này cũng như thiết kế những sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu của đối tượng khách hàng này
Biểu 2.3: Biến động số lượng DNVVN quan hệ vay vốn tại Maritime Bank (2010-2012)
Đơn vị tính: khách hàng
Thực tế, số lượng khách hàng là các DNVVN vay vốn tại MSB biến động không đều qua các năm. Năm 2010, MSB áp dụng mơ hình mới, thu hút khách hàng mới bằng cách giảm thời gian thẩm định hồ sơ, định giá sát với giá thị trường. Kết quả đạt được sau khi chuyển đổi mơ hình là lượng khách hàng thuộc đối tượng là các DNVVN trong năm 2010 tăng trưởng rất mạnh, tăng 41% so với năm 2009.
Năm 2011 và đầu năm 2012, số lượng DNVVN có quan hệ vay vốn tại Maritime Bank giảm mạnh. Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn thách thức, lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh ách tắc, hàng tồn kho lớn, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Chính điều này, khiến cho việc gia tăng khách hàng khơng cịn là mục tiêu của các NHTM, giai đoạn này, các NHTM thực hiện các biện pháp sàng lọc khách hàng, hạn chế gia tăng khách hàng mới, cũng như giảm dần các khách hàng yếu kém. Do đó, năm 2011, số lượng DNVVN vay vốn tại Maritime Bank khơng có xu hướng giảm.
Mạng lưới giao dịch:
Đặc thù của mơ hình kinh doanh mới của Maritime Bank là các DNVVN chỉ được phục vụ tại các chi nhánh lớn, sau này gọi là các SME HUB. Năm 2010, Maritime bank thực hiện chuyển đổi lại địa điểm giao dịch cho các khách hàng là các DNVVN có quan hệ tín dụng tại các phịng giao dịch trước đây. Các khách hàng là các DNVVN chỉ thực hiện giao dịch tại chi nhánh. Do vậy, mạng lưới giao dịch dành cho các DNVVN bị thu hẹp.
Qua năm 2011, số lượng các SME HUB từ 33 Hub tăng lên 42 Hub. Việc tập trung giao dịch của các khách hàng là các DNVVN tại các chi nhánh lớn là một điểm khác biệt của mơ hình mới, với mục đích phục vụ tốt nhất cho khách hàng cũng như đem lại không gian giao dịch hiện đại, chất lượng cho khách hàng. Năm 2012, toàn hệ thống chỉ tăng thêm được 15 điểm giao dịch so với năm 2011.
Nhìn chung mạng lưới giao dịch tồn hệ thống có tăng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể, so với các NHTM khác thì số lượng chi nhánh của Maritime Bank vẫn cịn hạn chế. Bên cạnh đó, việc tập trung hoạt động cho vay doanh nghiệp chỉ thực hiện tại các chi nhánh, ngừng triển khai cho vay tại các phòng giao dịch cũng làm giảm mức độ sâu sát thị trường khách hàng là các DNVVN của Maritime Bank.
Biểu 2.4: Số lượng điểm giao dịch của các ngân hàng đến hết năm 2012
Nguồn: số liệu thống kê của học viên tháng 01/2013 từ các trang web ngân hàng
Theo biểu 2.4, thì mạng lưới giao dịch của Maritime Bank so với các ngân hàng khác quá nhỏ bé. Mặc dù trước đây, Maritime Bank được xem là ngân hàng chuyên phục vụ cho ngành tàu biển, mạng lưới hoạt động chỉ tập trung ở các thành phố cảng thì nay với việc chuyển hướng chiến lược phát triển đa dạng khách hàng và ngành nghề thì việc phát triển mạng lưới là vấn
đề cấp thiết để tiếp cận nhiều thị trường, nhiều khách hàng, tạo tiền đề cho mục tiêu mở rộng ngân hàng.
Sự đa dạng của sản phẩm cho vay DNVVN
Từ mơ hình cho vay ban đầu, phần lớn là phục vụ các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành kinh tế lớn như: Hàng hải, Hàng khơng, Bưu chính viễn thơng, Thủy sản và chế biến hàng xuất khẩu….Maritime Bank đã từng bước chuẩn hóa hoạt động tín dụng của mình, phân tách theo từng nhóm khách hàng mục tiêu, xây dựng các phòng ban đầu mối nhằm xây dựng và triển khai các sản phẩm vay đặc trưng nhằm phục vụ khách hàng là các DNVVN. Một số sản phẩm cụ thể như sau: Sản phẩm dành cho các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh cà phê, sản phẩm Cho vay ngắn hạn với các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ vay VND với lãi suất USD, Sản phẩm cho vay các khoản phải thu, Cho vay sau giao hàng đối với khách hàng có bộ chứng từ thanh toán bằng điện trả sau T/T và sản phẩm Tài trợ ngắn hạn thanh toán L/C nhập khẩu với lãi suất ưu đãi.
Nhìn chung, các sản phẩm cho vay DNVVN tại Maritime Bank cũng đã đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng, tuy nhiên thời điểm phát triển các sản phẩm trên ít có doanh nghiệp nào đáp ứng được các điều kiện của sản phẩm, vì vậy, có nhiều sản phẩm khơng phát huy được hết tính năng của nó.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, để có thể tạo sức bật cũng như bắt kịp với các NHTM trong và ngồi nước, địi hỏi Maritime Bank phải ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình, và các sản phẩm cũng phải mang tính đột phá, phù hợp với đặc thù của các DNVVN Việt Nam.
Quy trình cho vay DNVVN
Hiện nay, mỗi NHTM đều xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng, phù hợp với đặc thù kinh doanh của từng ngân hàng. Trong năm 2010,
Maritime Bank cũng đã xây dựng mơ hình tín dụng mới, theo đó quy trình tín dụng được chun mơn hóa, phân tách nhiệm vụ cho mỗi bộ phận. Các đơn vị kinh doanh khơng có phân quyền phê duyệt hồ sơ khách hàng, việc phê duyệt hồ sơ khách hàng sẽ do trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung xử lý, đơn vị kinh doanh chỉ thực hiện chức năng tìm kiếm và bán sản phẩm ngân hàng.
Nếu như trước đây, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện tất cả các khâu từ tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, định giá tài sản, thẩm định hồ sơ, soạn hồ sơ công chứng và giải ngân khách hàng thì theo quy trình mới, mỗi cơng việc sẽ có một bộ phận đảm trách, điều này tạo tính khách quan và chuyên nghiệp cho hoạt động cho vay của Maritime Bank.
Tuy nhiên, do chi nhánh không được phân quyền phán quyết bất cứ một hạn mức nào nên dù những khoản vay có giá trị thấp hay giá trị cao đều phải cung cấp và qua các bước thẩm định hồ sơ như nhau. Điều này dẫn đến một số bất cập đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN, nhu cầu vay khơng cao, có hệ thống quản trị và kế tốn khá đơn giản, khó đáp ứng được tất cả các yêu cầu của Maritime Bank. Nhiều khách hàng vì vậy mà khơng thể quan hệ hoặc ngừng quan hệ tín dụng với Maritime Bank.
Bên cạnh đó, một số bất cập do quy trình tín dụng mới:
- Khách hàng là các DNVVN chỉ có thể thực hiện giao dịch cho vay tại các chi nhánh của Maritime Bank, chứ khơng thực hiện được tại các phịng giao dịch. Điều này gây khó khăn trong vấn đề giao dịch của khách hàng.
- Khách hàng lại phải làm việc với khá nhiều bộ phận, từ phía đơn vị kinh doanh, bộ phận định giá đến bộ phận phê duyệt…
Dư nợ cho vay DNVVN tại Maritime Bank
Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN/ Tổng cho vay khách hàng tại Maritime Bank.
Chỉ tiêu/năm Năm 2010 Năm 2011 2012 Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Tổng dư nợ cho vay 31.830 100% 37.752 100% 28.944 100% Dư nợ cho vay cá nhân 3.350 10,6% 3.241 8,6% 1.515 5.2% Dư nợ cho vay DNVVN 20.130 63,2% 24.620 65,2% 21.723 75.05% Dư nợ cho vay DNL 8.350 26,2% 9.883 26,2% 5.706 19.75% (Nguồn: Số liệu thống kê của Maritime Bank)
Dư nợ cho vay DNVVN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Tỷ trọng này giữ mức độ ổn định qua các năm. Năm 2010 và 2011, sau khi áp dụng mơ hình mới, thì dư nợ cho vay DNVVN có tăng, tuy nhiên năm 2012 dư nợ cho vay DNVVN giảm, chỉ bằng 88% so với năm 2011.
Biểu 2.5: Biến động dư nợ cho vay DNVVN trong năm 2012 của Maritime Bank
Trong năm 2012 Maritime Bank vẫn xác định đối tượng khách hàng DNVVN là những khách hàng cốt lõi trong định hướng phát triển. Tuy nhiên, bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ giảm, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán trầm lắng, lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp phá sản, do đó việc tăng trưởng dư nợ cho vay gặp khá nhiều khó khăn., việc tăng trưởng tín dụng là khơng khả thi và có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, năm 2012 dư nợ cho vay giảm mạnh.
Thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN tại Maritime Bank
Trong tổng thể hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam, hoạt động cho vay ln là nguồn thu chính, nguồn thu này ln chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng.
Tại Maritime Bank, đối tượng khách hàng là các DNVVN được xem là nhóm khách hàng lõi, dư nợ ln chiếm từ 57% - 62% dư nợ tồn hệ thống. Thu nhập từ nhóm khách hàng này cũng ln chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Maritime Bank.
Bảng 2.4: Thu nhập từ cho vay DNVVN tại Maritime Bank (2010-2012)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thu nhập từ cho vay ( tỷ đồng) 3,125 2,445 2,033 Thu nhập từ cho vay DNVVN ( tỷ đồng) 2,227 1,662 1,053 Thu nhập từ cho vay DNVVN/thu nhập cho vay 71% 68% 52%
(Nguồn: Số liệu thống kê của Maritime Bank)
Nguồn thu từ cho vay DNVVN luôn chiếm tỷ trọng ổn định. Năm 2011, thu nhập từ cho vay DNVVN có giảm so với năm 2010, nguyên nhân chính là do khủng hoảng kinh tế, dư nợ cho vay giảm sút, thu nhập từ hoạt động cho vay nói chung và từ cho vay DNVVN nói riêng trong năm 2011 giảm mạnh.
Năm 2012, do dư nợ cho vay giảm nên thu nhập từ hoạt động cho vay cũng giảm so với năm 2011, tuy nhiên tỷ trọng thu nhập từ cho vay DNVVN vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập cho vay của Maritime Bank
Trong thời gian sắp tới, phân khúc khách hàng là các DNVVN vẫn là phân khúc được Maritime Bank chú trọng phát triển cả về tín dụng lẫn các dịch vụ liên quan.
Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNVVN
Rủi ro trong cho vay DNVVN được đánh giá là cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Lãi suất cho vay cao nhằm bù đắp được rủi ro của đối tượng khách hàng này. Do đó, đi đơi với việc mở rộng cho vay thì việc kiểm soát được tối đa rủi ro là cần thiết. Trong năm 2011, 2012 nền kinh tế gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, hàng hóa khơng bán được, tồn kho tăng cao, do đó, trong giai đoạn này, nợ xấu của các NHTM đều tăng. Các khoản nợ đảm bảo bằng hàng hóa thường xảy ra mất mát hàng hóa, giá trị sụt giảm hay tranh chấp tài sản giữa Maritime Bank và các NHTM khác. Tài sản đảm bảo là bất động sản của bên thứ 3 thì thường xảy ra tình trạng vay ké, vay hộ. Sử dụng vốn khơng đúng mục đích thơng qua việc cung cấp hóa đơn khống, thành lập nhiều cơng ty để xuất hóa đơn qua lại thường xuyên phát sinh.
Chỉ tiêu nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng càng xấu. Khi mở rộng cho vay ln đồng nghĩa với tỷ lệ nợ xấu tăng.
Năm 2011 và 2012 là năm cực kỳ khó khăn cho các DNVVN tại Việt Nam, hàng lọat các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đóng cửa, nhiều doanh nghiệp tồn tại thì chỉ hoạt động cầm chừng, thoi thóp và cố gắng xử lý được lượng hàng tồn kho. Các doanh nghiệp nợ tiền lẫn nhau, khơng có khả năng chi trả dây chuyền, dẫn đến mất khả năng thanh tóan nợ vay ngân hàng.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đóng băng, tài sản thế chấp của các doanh nghiệp cũng khó xử lý. Nhưng trong năm 2011 và năm 2012, Maritime Bank vẫn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu đảm bảo dưới 3%.
Biểu 2.6: Biến động nợ xấu cho vay DNVVN trong năm 2011 của Maritime Bank
(Nguồn: Số liệu thống kê của Maritime Bank)
Biểu 2.7: Biến động nợ xấu cho vay DNVVN trong năm 2012 của Maritime Bank
(Nguồn: số liệu thống kê của Maritime Bank)
Theo biểu 2.6, qua năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tại Maritime Bank trong hoạt động cho vay DNVVN có xu hướng tăng và đặc biệt vào những tháng cuối năm, tỷ lệ này tăng mạnh. Trong tháng 4,5 và 6 năm 2012, dư nợ vay tăng nguyên nhân chính là do lãi suất cho vay trong giai đoạn này có xu hướng giảm, tỷ lệ nợ xấu giảm nguyên nhân một phần là do việc thu hồi được những
khỏan nợ xấu từ năm 2011, một phần cũng là do áp dụng quyết định 780 của NHNN về việc phân loại nợ đối với những khỏan nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. Theo quyết định này, thì khá nhiều doanh nghiệp vẫn được xếp nhóm 1, nếu như Marititme Bank đánh giá doanh nghiệp này có khả năng trả nợ tốt sau khi được cơ cấu, gia hạn nợ.
Tuy nhiên, từ tháng 7 trở về cuối năm 2012, nền kinh tế Việt Nam vẫn gặp nhìều khó khăn, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa tìm được lối thốt cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp vẫn khơng có khả năng thanh tốn nợ vay thương mại, nợ vay ngân hàng và cả nợ nhân cơng, vì