2.3. Đánh giá chung về thực trạng mở rộng cho vay đối với DNVVN tại Maritime
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Từ biến động của nền kinh tế
Lĩnh vực kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, luôn chịu ảnh hưởng và tác động trở lại với nền kinh tế, chính vì vậy một khi nền kinh tế biến động sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng.
Từ năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế thế giới gặp khá nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế trầm trọng, suy thoái, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Và năm 2011, 2012 cũng là hai năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Chính sách vĩ mơ của nền kinh tế Việt Nam thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, cắt giảm đầu tư công.
Lạm phát năm 2011 tăng trên 18%, chỉ số tiêu dùng tăng cao. Tuy nhiên, qua năm 2012, các chỉ tiêu có giảm, thậm chí trong năm 2012 có những tháng chỉ số tiêu dùng âm. Thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vàng liên tục leo thang là những biến động lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, tín dụng đen vỡ nợ khiến cho hoạt động tín dụng của hầu hết các ngân hàng gặp khó khăn.
Từ phía Maritime Bank: Maritime Bank cịn nhiều hạn chế trong cho vay
Sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, nhất là các ngân hàng nước ngoài.
Năng lực tài chính của Maritime bank chưa thực sự mạnh, giá vốn đầu vào khá cao, dẫn đến mất khả năng cạnh tranh trong lãi suất.
Việc triển khai mơ hình mới q nóng vội, khơng phù hợp với thực tế tình hình kinh tế tại Việt Nam cũng như tình hình kinh doanh của khách hàng. Cơng tác triển khai chưa đồng bộ, chưa có sự hỗ trợ trực tiếp từ hội sở trong việc liên kết hợp tác với các đối tác lớn như các công ty hàng đầu trong các lĩnh vực để bán sản phẩm cũng như thu hút các dịch vụ từ các công ty con.
Mạng lưới giao dịch dành cho các DNVVN bị hạn chế, tập trung vào các chi nhánh lớn. Để xử lý nhu cầu vay vốn nếu khách hàng có liên hệ với phịng giao dịch, khách hàng phải mất thời gian và cơng sức chờ đợi để phịng giao dịch chuyển hồ sơ lên chi nhánh xử lý. Vấn đề này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của khách hàng cũng như hình ảnh của ngân hàng.
Nhân sự tại các phòng ban hỗ trợ phát triển và tư vấn sản phẩm chưa có kinh nghiệm thực tế, vì vậy việc xây dựng quy trình và sản phẩm vẫn còn phức tạp, hồ sơ thủ tục rườm rà nhưng mức độ kiểm sốt rủi ro khơng cao.
Các sản phẩm tín dụng được phát triển tại Maritime Bank có nhiều điểm tương đồng với sản phẩm của các NHTM khác. Chủ yếu là những sản phẩm đơn lẻ phục vụ cho từng nhu cầu riêng, chưa nghiên cứu được những gói dịch vụ tài chính cho DNVVN, chưa tạo được sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
Đội ngũ lãnh đạo các chi nhánh tại Maritime Bank nhìn chung là có năng lực, trình độ chun mơn tín dụng tốt. Tuy nhiên, vẫn cịn một số lãnh đạo chỉ có chun mơn về kế toán, lại bị áp lực về chỉ tiêu nên việc thẩm định hồ sơ tín dụng cịn dễ dãi, khá non kém.
Các chun viên dịch vụ tín dụng cịn khá trẻ lại biến động thường xuyên, nên khơng kinh nghiệm thẩm định và trình hồ sơ. Điều này gây mất thời gian đào tạo cũng như chi phí tuyển dụng.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã thể hiện tồn bộ hoạt động kinh doanh nói chung và thực trạng hoạt động cho vay DNVVN nói riêng tại Maritime Bank. Nội dung chương 2, cũng đã nêu lên được kết quả đạt được của Maritime Bank sau khi áp dụng mơ hình tín dụng mới. Bên cạnh đó, cũng bộc lộ những hạn chế cần khắc phục.
Với định hướng mới trong hoạt động kinh doanh Maritime Bank cũng đã đạt được một số mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, đối với hoạt động cho vay DNVVN thì Maritime Bank vẫn chưa được mở rộng. Thực trạng này xuất phát từ những thay đổi của nền kinh tế, từ sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính- tín dụng cũng như xuất phát từ chính bản thân Maritime Bank.
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG QUY MÔ CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI MARITIME BANK