Thực trạng hoạt động quản trị nguồn vốn huy động tại NHTMCP Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại NH TMCP công thương việt nam (Trang 45)

thƣơng Việt Nam

2.2.1 Chiến lƣợc quản trị nguồn vốn huy động

Giai đoạn trước tháng 4/2011, việc quản lý vốn của từng Chi nhánh do phòng đầu mối tại từng Chi nhánh thực hiện. Hoạt động điều chuyển vốn giữa Hội sở chính và Chi nhánh theo cơ chế “nhận - gửi”, các Chi nhánh chỉ chuyển/nhận vốn phần chênh lệch giữa tài sản Nợ và tài sản Có. Hội sở chính nhận/chuyển vốn đối với phần vốn dư thừa/thiếu hụt của Chi nhánh. Tuy nhiên, lãi suất để xác định thu nhập cho phần chênh lệch giữa TSN-TSC này lại có sự thay đổi qua hai giai đoạn sau:

Trước năm 2004, VietinBank thực hiện cơ chế lãi điều hoà dựa trên lãi suất bình quân vốn huy động thực tế tại Chi nhánh cộng một tỷ lệ % khuyến khích cố định. Cơ chế này nhằm tính đến tính chất địa bàn của lãi suất huy động, nhưng lại chưa tạo động lực đủ mạnh để giảm thấp lãi suất huy động đầu vào vì Chi nhánh gửi vốn ln được hưởng tỉ lệ khuyến khích như nhau với bất kỳ lãi suất huy động nào.

Từ nhược điểm trên, năm 2004 VietinBank đã chuyển sang cơ chế lãi điều hồ một giá nhằm khuyến khích các Chi nhánh huy động nguồn vốn giá rẻ, nhằm giảm thấp chi phí đầu vào tồn hệ thống, tăng hiệu quả kinh doanh. Cơ chế này phát huy tốt trong điều kiện thị trường vốn dồi dào. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế một giá khơng tính đến yếu tố kỳ hạn đã làm mất cân bằng về kỳ hạn giữa danh mục cho vay và huy động của từng đơn vị. Từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản lớn cho tồn hệ thống. Mặt khác, cơ chế một giá chưa giúp Hội sở chính có cơng cụ để điều tiết rủi ro lãi suất của hệ thống do khơng có khả năng tính giá mua/bán khác nhau cho các giao dịch có lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là một thực trạng phát sinh nhiều khó khăn trong điều hành vốn kinh doanh của VietinBank.

Từ tháng 4/2011, Vietinbank đã chuyển sang quản lý vốn theo cơ chế tập trung, áp dụng mơ hình định giá điều chuyển vốn khớp kỳ hạn (FTP) theo thông lệ quốc tế. Với cơ chế quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính, cả hệ thống Vietinbank là một ngân hàng duy nhất, chuyển sang áp dụng hệ thống định giá điều chuyển vốn

nội bộ để xác định thu nhập, chi phí vốn định kỳ cho Chi nhánh. Các Chi nhánh trở thành các Đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính. Hội sở chính sẽ mua tồn bộ các khoản vốn của các Chi nhánh và bán vốn để các Chi nhánh sử dụng cho hoạt động cho vay, đầu tư vào các hoạt động sử dụng vốn khác. Việc mua bán vốn này được định giá thông qua lãi suất điều chuyển vốn. Hàng ngày, Phòng Thanh tốn VND, Phịng Quản lý Kế tốn tài chính phối hợp với Phòng HT&KH ALCO hạch tốn thu nhập, chi phí FTP (lãi nhận, nộp vốn điều hịa) cho từng Đơn vị kinh doanh. Còn vào các ngày nghỉ ( Thứ bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ Lễ), việc hạch tốn kế tốn thu nhập, chi phí FTP cho từng Đơn vị kinh doanh sẽ được NHCTVN hạch toán cộng dồn vào ngày làm việc đầu tiên ngay sau các ngày nghỉ. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng Chi nhánh được xác định thơng qua việc mua bán vốn với Hội sở chính. Với cơ chế này, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất sẽ được tập trung về Hội sở chính.

Giá điều chuyển vốn (giá FTP) được Hội sở chính xác định và thơng báo tới các đơn vị kinh doanh trong từng thời kỳ. Đây chính là cơng cụ quan trọng trong hoạt động điều hành vốn của Hội sở chính và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động chính xác của các Chi nhánh theo tiêu thức thống nhất trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện giữa khách hàng và lãi suất điều chuyển vốn với Hội sở chính. Theo đó, NHCTVN ban hành biểu lãi suất/thanh khoản khuyến khích các Chi nhánh huy động vốn và cho vay thả nổi theo đúng tần suất điều chỉnh lãi suất do NHCTVN quy định. Hệ thống cho phép định giá mua bán vốn theo kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tượng khách hàng) cho mảng hoạt động cho vay và huy động vốn. Các mảng hoạt động khác được mua theo tính chất rủi ro và theo số dư với giá mua vốn FTP do Tổng giám đốc quy định cụ thể cho từng loại đồng tiền. Chương trình cho phép người sử dụng điều chỉnh thu nhập và chi phí điều chuyển vốn theo đúng kỳ hạn thực tế của giao dịch (ví dụ: tiền gửi rút sớm, nợ trả sớm…). So với cơ chế điều hoà 1 giá, thu nhập/chi phí được tính tốn thủ cơng và hạch tốn hàng tháng, hệ thống FTP tính tốn thu nhập/chi phí tự động và hạch tốn hàng ngày.

2.2.2 Mơ hình quản trị nguồn vốn huy động

2.2.3 Quy trình quản trị nguồn vốn huy động

Vietinbank đã ban hành Quy trình Lập và Điều hành kế hoạch kinh doanh nội bộ trong hệ thống NH TMCP Cơng thương VN, theo đó, Kế hoạch kinh doanh nội bộ được hiểu bao gồm các chỉ tiêu về tín dụng, huy động vốn, thu dịch vụ, lợi nhuận trước thuế cùng một số chỉ tiêu khác do Ban Lãnh Đạo ngân hàng quy định trong từng thời kỳ. Quy trình Lập và Điều hành kế hoạch nguồn vốn huy động được quy định trong Quy trình Lập và Điều hành kế hoạch kinh doanh nội bộ trong hệ thống NH TMCP Công thương VN, bao gồm: Quy trình Xây dựng và giao kế hoạch nguồn vốn huy động năm; Quy trình điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn huy động; Quy trình xây dựng và giao kế hoạch cân đối vốn kinh doanh hàng tháng; Quy trình Điều hành Kế hoạch nguồn vốn huy động (chi tiết xem phụ lục 01).

2.2.4 Thực trạng hoạt động quản trị nguồn vốn huy động 2.2.4.1. Quản trị quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động 2.2.4.1. Quản trị quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động

Nhận thức việc bị cạnh tranh chia sẻ thị phần sẽ ngày càng khốc liệt nên những năm gần đây Vietinbank luôn xây dựng kế hoạch tăng trưởng quy mô vốn là nhiệm vụ trọng tâm. Đến nay số lượng các sản phẩm huy động vốn của Vietinbank

Thị trƣờng liên ngân hàng Trung tâm vốn (HO) Cho vay Huy động Huy động Cho vay Bán toàn bộ vốn cho Chi nhánh 1

Chi nhánh 1 thiếu vốn

Mua vốn của Chi nhánh 2

Chi nhánh 2 thừa vốn

Mua toàn bộ vốn

của Chi nhánh 1 Bán toàn bộ vốn cho Chi

có rất nhiều sản phẩm khác nhau với nhiều tiện ích phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau và chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam đã triển khai tích cực, sâu sát và đồng bộ các giải pháp: quản lý chặt chẽ cân đối vốn, đa dạng hóa kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phục vụ khách hàng,… nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn. Kết quả nguồn vốn huy động của Vietinbank không ngừng tăng trưởng cao qua các năm.

Bảng 2.2 : Tăng trƣởng nguồn vốn huy động Vietinbank giai đoạn 2008 -2011

Năm 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Chỉ tiêu Quy mô (tỷ đồng) (+/-) % so 2007 Quy mô (tỷ đồng) (+/-) % so 2008 Quy mô (tỷ đồng) (+/-) % so 2009 Quy mô (tỷ đồng) (+/-) % so 2010 NV huy động 174.905 15,48 220.591 26,12 339.699 54,00 420.212 23,70

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2008-2011)

Nếu như năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank chỉ đạt ở con số là 174.905 tỷ đồng thì sang năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đạt mức 220.591 tỷ đồng, tăng 26,1% so với năm 2008. Qua năm 2010, với việc tăng trưởng mạnh 59.544 tỷ đồng từ nguồn tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế và 16.391 tỷ từ các Tổ chức tín dụng khác cộng với việc phát hành thành công 5.350 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm nhằm cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn và tiếp tục nhận vốn tài trợ từ Bảo hiểm xã hội VN (BHXH VN) là 7.108 tỷ đồng, Vietinbank đã nâng tổng nguồn vốn huy động lên mức 339.699 tỷ đồng, tăng 119,108 tỷ đồng, tương đương tăng 54% so với năm 2009 và vượt 28% chỉ tiêu do Đại Hội đồng cổ đông đưa ra. Trong đó nguồn vốn từ dân cư chiếm 33% tổng nguồn vốn và huy động từ doanh nghiệp chiếm 31% tổng nguồn vốn. Tính đến cuối năm 2011, chỉ tiêu này đạt 420.212 tỷ đồng, tăng 80.523 tỷ đồng, tương đương tăng 23,7% so với năm 2010, nâng thị phần huy động vốn của Vietinbank từ mức 10,21% vào năm 2010 lên gần 11% vào năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng

này là do trong năm 2011, Vietinbank tiếp tục nhận vốn tài trợ từ BHXH VN số tiền là 20.021 tỷ đồng và vay vốn thứ cấp kỳ hạn 10 năm từ tổ chức IFC là 2.603 tỷ đồng. 174.905 220.591 339.699 420.212 54,00% 23,70% 15,48% 26,12% 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 2008 2009 2010 2011 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Tổng NV huy động Tốc độ tăng trưởng

(Nguồn:Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2008-2011)

Hình 2.6: Tăng trƣởng nguồn vốn huy động của Vietinbank từ 2008 -2011

Nhờ thương hiệu mạnh và uy tín cao và sự triển khai đồng bộ và sâu sát các giải pháp, Vietinbank đã thu hút được nhiều nguồn vốn với số lượng lớn và kỳ hạn ổn định qua các kênh huy động khác nhau.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại hình tiền gửi tại Vietinbank

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng, %

Loại tiền gửi 2009 2010 2011 Q3/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % TG, vay các TCTD 15,01 6,81 35,10 10,33 74,41 17,71 61,68 15,22 TG của TCKT, CN 148,53 67,33 205,92 60,62 257,27 61,22 270,63 66,82 Vốn tài trợ, ủy thác 16,58 7,52 23,84 7,02 36,82 8,76 38,45 9,49 Phát hành GTCG 8,59 3,89 10,73 3,16 11,09 2,64 13,74 3,39 Tiền gửi khác 31,88 14,45 64,11 18,87 40,62 9,67 20,52 5,06 Tổng 220,59 100 339,70 100 420,21 100 405,02 100

Trong tổng nguồn vốn huy động thì lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn trên 60% so tổng nguồn vốn huy động.

Vietinbank luôn xác định tiền gửi dân cư là nguồn vốn quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cho nên trong nhiều năm qua NHCTVN đã triển khai nhiều hình thức huy động nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, hộ gia đình và nhờ vào lợi thế về mạng lưới Chi nhánh rộng khắp và uy tín của ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Vietinbank luôn huy động được một khoản tiền gửi lớn vốn từ khu vực này: năm 2009: 50,64%; 2010: 51,91%; 2011: 51,04% và tính đến hết ngày 30/09/2010 là 45%. Ngồi ra, Vietinbank đã thu hút và duy trì được một lượng lớn vốn huy động từ khối các cơ quan nhà nước, tập đồn, tổng cơng ty lớn như Kho bạc Nhà nước, TCT Thép, Tập đồn Dầu khí, Tập đồn Than khoáng sản,… . Nguồn tiền gửi từ khối các DNNN này chiếm tỷ trọng trên tổng nguồn vốn huy động lần lượt qua các năm 2009; 2010; 2011 và quý 3/2012 là 31,19%; 33,87%; 31,51% và 40%. Chính nguồn vốn huy động có độ ổn định cao và chi phí thấp này đã tạo lợi thế cho VietinBank giảm chi phí vốn bình qn, đảm bảo một nguồn vốn ổn định cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.4: Cơ cấu Tiền gửi theo đối tƣợng khách hàng tại Vietinbank

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng, % Đối tƣợng Tiền gửi 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Q3/2012 Số dƣ % Số dƣ % Số dƣ % Số dƣ % TG TCKT - DNNN - DN VĐT NN - TCKT KHÁC 66,43 46,33 3,85 16,25 44.72 31,19 98,79 69,75 6,20 22,84 47,97 33,87 108,85 81,07 7,39 20,39 42,31 31,51 127,20 108,25 5,41 13,54 47 40 TG cá nhân 75,21 50.64 106,89 51,91 131,30 51,04 121,78 45 TG khác 6,89 4.64 0,24 0,12 17,12 6,65 21,65 8 Tổng cộng 148,53 100 205,92 100 257,27 100 270,63 100

Tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng tiền gửi của khách hàng, trong đó, tiền gửi khơng kỳ hạn chiếm khoảng từ 15% - 20%, còn 71% - 80% là tiền gửi có kỳ hạn. Cơ cấu này là hợp lý bởi khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu gửi tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh tốn, nhu cầu tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng và tính an tồn của nguồn vốn bởi lẽ kênh gửi tiền vào ngân hàng là kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này và lượng tiền gửi của nhóm khách hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng tiền gửi của NHCTVN. Trong khi đó, khách hàng là các tổ chức kinh tế lại quan tâm đến các cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, mục đích thường xuyên và chủ yếu của họ khi gửi tiền vào ngân hàng là để đáp ứng cho nhu cầu thanh tốn và sử dụng các tiện ích khác. Với cơ cấu như vậy, NHCTVN phải chịu chi phí trả lãi cho khách hàng khá lớn, tuy nhiên đây lại là nguồn vốn ổn định, giúp ngân hàng thực hiện chiến lược kinh doanh dài hạn của mình.

Bảng 2.5 Cơ cấu Tiền gửi theo loại hình tiền gửi tại Vietinbank

Đơn vị tính : nghìn tỷ đồng, %

Đối tƣợng tiền gửi

30/09/2012 31/12/2011 31/12/2010 31/12/2009

Giá trị % Giá trị % Giá trị % G. trị %

Tiền gửi KKH 42,94 15,87 46,60 18,11 40,60 19,72 35,59 23,96 TG có kỳ hạn 218,88 80,88 201,12 78,19 156,24 75,87 105,91 71,31

TG vốn C.dùng 1,53 0,56 0,99 0,38 1,41 0,69 1,14 0,77

Tiền ký quỹ 7,28 2,69 7,60 2,95 6,22 3,02 4,95 3,33

Tiền giữ hộ và đợi t. toán - - 0,96 0,37 1,45 0,70 0,94 0,63

Tổng cộng 270,63 100 257,27 100 205,92 100 148,53 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2009 – 2011, BCTC Q3/2012)

ngoại tệ như USD, EUR, …, không thực hiện huy động vàng, trong đó, tiền gửi bằng đồng nội tệ được xem là chiến lược của NHCTVN cho nên trong tổng tiền gửi của khách hàng thì phần lớn là tiền gửi bằng VND. Bên cạnh đó, Vietinbank cịn huy động nguồn vốn ngoại tệ ổn định, dài hạn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế. Ngoài ra, với việc mở Chi nhánh tại nước ngồi giúp Ngân hàng có lợi thế rất lớn trong việc huy động nguồn ngoại tệ ngoài nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đầu tư.

Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn và loại tiền tệ tại Vietinbank

Đơn vị tính : nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Q3/2012 Tổng NV huy động 174,91 220,59 339,70 420,21 405,02 Ngắn hạn 163,33 201,97 276,97 376,06 390,26 Trung dài hạn 11,58 17,62 62,73 44,15 14,76 VND 144,68 189,52 288,03 348,12 330,46 Ngoại tệ 30,23 31,07 51,67 72,09 74,56

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2008 – 2011, BCTC Q3/2012)

Nhìn chung qua các năm, nguồn vốn huy động có kỳ hạn ngắn cịn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động và tăng dần qua các năm song tỷ lệ quay vòng vốn rất cao, đặc biệt là các nguồn vốn huy động từ dân cư. Lượng huy động tiền gửi VND ln đóng vai trị chủ chốt trong tổng tiền gửi khách hàng của Vietinbank và tăng dần cả về quy mô và tỷ trọng qua các năm bởi lẽ đồng nội tệ là đồng tiền giao dịch chính trong nước và lãi suất huy động VND ln cao hơn lãi suất huy động đồng ngoại tệ cho nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng gửi tiền VND.

Năm 2008, tiền gửi VND đạt 98,09 nghìn tỷ đồng, chiếm 80,65% tổng tiền gửi của khách hàng; tiền gửi ngoại tệ quy đổi VND đạt 23,54 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,35% trên tổng tiền gửi của khách hàng.

Năm 2009, tiền gửi VND đạt 123,51 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,15% tổng tiền gửi khách hàng; tiền gửi ngoại tệ quy đổi VND đạt 26,02 nghìn tỷ đồng, tương đương 16,85% tổng tiền gửi khách hàng.

Huy động tiền gửi bằng VND qua các năm 2010; 2011 và tính đến hết quý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại NH TMCP công thương việt nam (Trang 45)