Đẩy mạnh công tác Marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại NH TMCP công thương việt nam (Trang 75)

3.2 Giải pháp quản trị nguồn vốn huy động tại Vietinbank

3.2.7 Đẩy mạnh công tác Marketing

Đẩy mạnh công tác Marketing để thu hút khách hàng gửi tiền:

Liên tục có các chương trình rút thăm may mắn, trúng thưởng trúng quà trên cơ sở nắm bắt tình hình thị trường để đưa ra các chương trình khuyến mãi tiền gửi trước các NHTM khác, ưu đãi giảm, miễn phí, tặng quà nhân dịp lễ, tết, sinh nhật, ngày thành lập công ty…

Cần chú trọng tiếp thị, thường xuyên đăng ký tham gia các buổi hội thảo, hội nghị lớn có nhiều khách hàng tiềm năng để tranh thủ tiếp cận giới thiệu các sản phẩm dịch vụ tiền gửi của Vietinbank đến khách hàng.

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các sản phẩm dịch vụ cũng như chính sách khuyến mãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương, đồng thời in trên các tờ rơi, sách giới thiệu để tại quầy giao dịch để khách hàng tham khảo trong thời gian chờ giao dịch có thể xem và mang về cho gia đình, người thân cùng xem, bảo đảm hầu hết tất cả khách hàng đến giao dịch đều được nghe, được biết về sản phẩm, các đối tác, khách hàng, ….thậm chí cả khách vãng lai cũng ấn tượng với các chương trình đang triển khai tại Vietinbank.

Tại mỗi Chi nhánh phải có một bộ phận chăm sóc khách hàng hoặc phịng quan hệ khách hàng để làm nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc, thăm hỏi khách hàng và tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh đưa ra những chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp trong từng thời kỳ.

3.2.8 Củng cố và phát triển mạng lƣới

Với hệ thống mạng lưới rộng khắp tồn quốc có vị trí đắc địa và đều là tài sản Nhà nước giao để quản lý và sử dụng (không phải đi thuê) là một lợi thế rất lớn. NHCTVN cần đầu tư để thiết kế mơ hình trụ sở chuẩn cho các Chi nhánh và xây dựng trụ sở cho tương xứng với vị thế, quy mô tạo niềm tin, sự an tâm và thu hút khách hàng.

Tiếp tục mở mới các phịng giao dịch tại các vị trí trung tâm, vị trí đẹp ớ các thành phố lớn, đồng thời tại các tỉnh phải có Phịng giao dịch của VietinBank mở đến từng huyện. Tuy nhiên nên lựa chọn phương án mở các Phòng giao dịch loại 1 để có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và con người cung cấp được trọn gói sản phẩm dịch vụ cho mọi đối tượng khách hàng.

Cần đánh giá toàn diện lại hoạt động của tồn bộ các Chi nhánh, phịng giao dịch, điểm giao dịch trong hệ thống một cách liên tục để có giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Song song với việc mở rộng mạng lưới tại các khu vực, địa điểm tiềm năng, khu đô thị, khu thương mại, Vietinbank cần chấn chỉnh, thu hẹp, sát

nhập, bỏ những điểm giao dịch dịch không hiệu quả, thua lỗ, dồn nhân lực và chi phí cho các điểm giao dịch hiệu quả.

Mặt khác, Vietinbank cần tiếp tục mở rộng và kiện toàn các chi nhánh nước ngoài theo hướng nâng lên thành các ngân hàng con nhằm thu hút và gia tăng hơn nữa vốn huy động ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong nước của NHCTVN.

3.3 Kiến nghị với NHNN và Hiệp hội ngân hàng Việt Nam 3.3.1 Kiến nghị với NHNN 3.3.1 Kiến nghị với NHNN

Để cho hoạt động quản trị nguồn vốn huy động của Vietinbank nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung đạt được hiệu quả cao, Ngân hàng Nhà nước cần phải:

Thứ nhất, NHNN cần điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi

suất và tỷ giá để tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Nắm bắt nhanh diễn biến của thị trường về lãi suất, tỷ giá để có những phân tích, đánh giá kịp thời.

Thứ hai, NHNN nên rà sốt lại những quy định về an tồn hệ thống NHTM,

bao gồm các quy định về vốn điều lệ, trình độ quản lý, về chế độ báo cáo tài chính, về quy chế thanh tra, giám sát, về bảo đảm tiền gửi và tiền vay cùng những quy định can thiệp khẩn cấp khác, trên cơ sở đó, thực hiện đổi mới thanh tra kiểm soát cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế về tổ chức, nghiệp vụ, cơ chế điều hành, giám sát. Mặt khác, NHNN phải tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ các NHTM trong hoạt động quản trị rủi ro. Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các NHTM đang gặp khó khăn thơng qua giám sát từ xa và xếp hạng NHTM.

Thứ ba, NHNN cần có chế tài xử phạt nặng các Ngân hàng vi phạm trần lãi

suất huy động, cạnh tranh khơng lành mạnh làm ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và tình hình tài chính VN.

3.3.2 Kiến nghị với Hiệp hội Ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng là tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng, tư vấn cho các NHTM giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ phát sinh trong thực tế. Với tư cách đó, nhằm phát triển hoạt động quản trị nguồn vốn huy động tại VN, Hiệp hội Ngân hàng VN cần:

Thứ nhất, đứng ra tổ chức các buổi toạ đàm, Hội thảo nghiên cứu về hoạt

động quản trị nguồn vốn và Quản trị rủi ro trong đó cần tập trung vào một số chuyên đề quan trọng như: sự phối hợp giữa các TCTD tham gia Quản trị rủi ro, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng,…

Thứ hai, làm đầu mối cho các NHTM VN cùng chia sẻ kiến thức, kinh

nghiệm trong quá trình tìm kiếm đối tác, nghiên cứu triển khai hệ thống quản trị nguồn vốn.

Thứ ba, tìm hiểu và nghiên cứu việc triển khai hoạt động quản trị nguồn vốn

tại các nước trên thế giới.

Kết luận Chƣơng 3

Trên cơ sở đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cơ bản của NHCT tại chương 2, trong chương 3, tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát huy những điểm mạnh và hạn chế, khắc phục những điểm yếu của NHCT nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động của NHCT trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào việc hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn vốn huy động, xác định quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp, ứng dụng mơ hình thời lượng vào hoạt động quản trị nguồn vốn, phát triển công nghệ, nguồn nhân lực, mạng lưới, công tác Marketing,.. đồng thời cũng đề xuất kiến nghị với Chính phủ với NHNN và Hiệp hội ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hoạt động quản trị nguồn vốn huy động là vấn đề quan trọng trong công tác quản trị ngân hàng nhằm đảm bảo cho ngân hàng ln có đủ nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh với mức chi phí thấp nhất và đem lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Trên cơ sở hệ thống những vấn đề chung về vốn và quản trị nguồn vốn huy động của NHTM; phân tích thực trạng hoạt động quản trị nguồn vốn huy động của NHCTVN, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm, cơ hội- thách thức

ề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn vốn huy động cho NHCTVN.

Trong quá trình thực hiện đề tài, dù bản thân đã cố gắng hết sức nhưng với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên vấn đề luận văn đưa ra không thể tránh những thiếu sót. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự tận tình chỉ bảo và hướng dẫn của cô PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo cũng như rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy Cơ, các anh/chị và các bạn để đề tài này thiết thực hơn cho hoạt động quản trị nguồn vốn huy động của NHCTVN và các NHTM khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Hùng, Lê Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Văn Thầy, Nguyễn Thị Hiền, 2012, Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đơng, TP. Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Mạnh Hải, 2010, Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công

Thương VN, Luận văn thạc sĩ. Đại học Ngân hàng TPHCM.

3. Trần Huy Hồng, 2011, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội, TP.Hồ Chí Minh.

4. Đặng Diễm Kiều, 2010, Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại tổng cơng ty tài chính cổ phần dầu khí VN, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học

Kinh Tế TPHCM.

5. Luật các tổ chức tín dụng, ngày 12 tháng 12 năm 1997, Quốc hội khóa X. 6. Ngân hàng TMCP Công Thương VN, 2008 – 2011, Báo cáo thường niên. 7. Ngân hàng TMCP Cơng Thương VN, Q 3/2012, Báo cáo tài chính hợp nhât

Quý 3/2012.

8. Nghị định của Chính phủ số 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 07 năm 2012 9. Trương Quang Thông, 2012, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế

TP.HCM, Tp.Hồ Chí Minh.

10. Võ Thị Mỹ Viên, 2012, Giải pháp quản trị nguồn vốn huy động tại Ngân hàng

Đầu tư và phát triển VN, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Quy trình quản trị nguồn vốn huy động tại Vietinbank

1. Quy trình Xây dựng và giao kế hoạch nguồn vốn huy động năm:

a. Hội sở chính ban hành các văn bản hướng dẫn các Chi nhánh lập Kế hoạch nguồn vốn huy động năm

Phòng KH&HT ALCO đưa ra định hướng và yêu cầu chi tiết về việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn huy động năm đối với các Chi nhánh trên cơ sở mục tiêu, chiến lược của Ban Lãnh đạo NHCTVN và căn cứ tình hình thực hiện 11 tháng và ước thực hiện 12 tháng của Chi nhánh.

b. Các Chi nhánh xây dựng và đệ trình Kế hoạch nguồn vốn huy động năm:

Bộ phận đầu mối xây dựng kê hoạch và các Phòng/Tổ nghiệp vụ liên quan tại Chi nhánh, sau khi nhận được văn bản tại bước a, căn cứ tình hình thực hiện 11 tháng và ước thực hiện 12 tháng trong năm hoạt động của Chi nhánh, căn cứ tình hình hoạt động trên địa bàn Tỉnh/Thành phố, định hướng của NHCTVN để xây dựng kế hoạch nguồn vốn huy động của Chi nhánh và gửi về TSC thơng qua Phịng KH&HT ALCO.

c. Hội sở chính tổng hợp và xây dựng kế hoạch nguồn vốn huy động năm cho tồn hệ thống

Phịng KH & HT ALCO sau khi nhận được văn bản tại bước b, tổng hợp kế hoạch nguồn vốn huy động của Chi nhánh trình, căn cứ và kết quả thực hiện 11 tháng và ước thực hiện 12 tháng trong năm hoạt động của toàn hệ thống, kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh, chiến lược kinh doanh của NHCTVN, Phịng KH&HT ALCO có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch nguồn vốn huy động cho toàn ngân hàng và chi tiết cho từng Chi nhánh.

d. Hội sở chính thơng báo Kế hoạch nguồn vốn huy động tổng hợp và chi tiết cho từng Chi nhánh

Sau khi TGĐ nhận được bản Nghị quyết của HĐQT về Kế hoạch kinh doanh bao gồm chỉ tiêu tổng hợp cho toàn ngân hàng và chỉ tiêu chi tiết cho từng Chi nhánh sẽ chuyển về Phòng KH&HT AlCO gửi bản thông báo kế hoạch đến từng Chi nhánh để thực hiện (bao gồm cả công văn Chỉ đạo điều hành kinh doanh), gửi bản thông báo tổng hợp kế hoạch (chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu chi tiết) đến Ban Điều hành và các Phòng ban liên quan để chỉ đạo, theo dõi.

2. Quy trình điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn huy động:

a. Hội sở chính hướng dẫn Chi nhánh điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn huy động:

Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như định hướng của Ban Lãnh đạo, Phòng KH&HT ALCO làm đầu mối dự thảo công văn hướng dẫn Chi nhánh điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn huy động trình TGĐ phê duyệt và gửi cho Chi nhánh thực hiện.

b. Chi nhánh lập và đệ trình kế hoạch nguồn vốn huy động điều chỉnh:

Sau khi nhận được hướng dẫn điều chỉnh của NHCTVN, Giám đốc Chi nhánh khẩn trương chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ rà soát lại tiến độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn huy động, trường hợp thực sự cần thiết phải điều chỉnh, Chi nhánh lập tờ trình điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn huy động. Trường hợp Chi nhánh xét thấy do yếu tố khách quan khả năng thực hiện kế hoạch rất thấp, Chi nhánh làm tờ trình điều chỉnh kê hoạch nguồn vốn huy động và gửi Phòng KH&HT ALCO để trình Ban Lãnh đạo xem xét phê duyệt.

c. Hội sở chính trình và thơng báo kế hoạch nguồn vốn huy động điều chỉnh

Phòng KH&HT ALCO tổng hợp yêu cầu điều chỉnh của các Chi nhánh, trình Tổng giám đốc chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn điều chỉnh của Chi nhánh. Sau khi Tổng giám đốc nhận được Nghị quyết điều chỉnh của HĐQT sẽ chuyển Phòng

KH&HT ALCO thực hiện gửi bản thông báo Kế hoạch điều chỉnh đến Chi nhánh, gửi bản tổng hợp Kế hoạch điều chỉnh đến Ban điều hành, các Phòng/ban để thực hiện.

d. Chi nhánh thực hiện Kế hoạch điều chỉnh nguồn vốn huy động

Giám đốc Chi nhánh có trách nhiệm thơng báo cho Ban Giám đốc, thực hiện phân bổ chỉ tiêu điều chỉnh tới các Phòng/tổ/cán bộ nghiệp vụ để thực hiện.

3. Quy trình xây dựng và giao kế hoạch cân đối vốn kinh doanh hàng tháng:

a. Hội sở chính lập kế hoạch cân đối vốn kinh doanh tổng thể

Trước ngày 05 của tháng đầu quý kế hoạch, Phòng KH&HT ALCO phối hợp với Phịng QL RRTD&ĐT lập tờ trình Ban Lãnh đạo:

+ Cơ chế, biện pháp quản lý và điều hành vốn kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳ, từng giai đoạn đảm bảo tính cân đối chung giữa nguồn vốn và sử dụng vốn cho VND và ngoại tệ.

+ Kế hoạch cân đối vốn kinh doanh tổng thể của tháng theo từng quý (chi tiết theo loại tiền tệ)

b. TSC xây dựng kế hoạch cân đối vốn kinh doanh đối với từng Chi nhánh và phân bổ theo tháng

Sau khi kế hoạch cân đối vốn kinh doanh tổng thể của quý được phê duyệt, Phòng KH&HT ALCO phân bổ các chỉ tiêu cân đối vốn kinh doanh như nguồn vốn huy động, điều chuyển vốn nội bộ (theo cơ cấu tiền tệ) , ... đối với từng Chi nhánh căn cứ chỉ tiêu dư nợ phân bổ bởi Phịng QL RRTD&ĐT; tổng hợp tồn bộ chỉ tiêu kế hoạch cân đối vốn kinh doanh dự kiến phân bổ đến Chi nhánh. Bao gồm: nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay nền kinh tế, điều chuyển vốn nội bộ (theo cơ cấu loại

tiền tệ), ... và trình Tổng Giám đốc phê duyệt bản phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cân đối vốn kinh doanh cho từng Chi nhánh.

c. Thông báo chỉ tiêu kế hoạch cân đối vốn kinh doanh:

Căn cứ vào kế hoạch cân đối vốn kinh doanh được Tổng Giám đốc phê duyệt, Phòng KH&HT ALCO gửi bản thơng báo chính thức đến từng Chi nhánh và gửi bản kế hoạch cân đối vốn kinh doanh tổng hợp đến Ban Điều hành và các Phòng/ban liên quan để chỉ đạo, giám sát.

d. Chi nhánh triển khai thực hiện kế hoạch cân đối vốn kinh doanh tháng

Giám đốc Chi nhánh có trách nhiệm thông báo cho Ban Giám đốc của Chi nhánh, thực hiện phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cân đối vốn kinh doanh tới các Phòng ban nghiệp vụ thực hiện.

4. Quy trình điều hành kế hoạch nguồn vốn huy động:

a. Theo dõi điều hành tiến độ đơn vị thực hiện kế hoạch chỉ tiêu nguồn vốn huy động tổng hợp và chi tiết cho từng Chi nhánh

Ngay sau khi có số liệu của ngày 15 và cuối từng tháng của năm hoạt động. + Tại Chi nhánh: Trình TGĐ phê duyệt các nguồn vốn chia sẻ giữa các Chi nhánh hoặc giữa Chi nhánh và Hội sở chính (thơng qua Phịng KH&HT ALCO); báo cáo các thông tin khác theo chỉ đạo của TGĐ

+ Tại Hội sở chính: Phịng KH&HT ALCO làm đầu mối phối hợp với các phòng/ban nghiệp vụ thực hiện báo cáo chỉ tiêu nguồn vốn huy động phục vụ cho Hội nghị giao ban hàng tháng của HĐQT và Ban Điều hành, báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu của từng Chi nhánh.

b. Đánh giá, đề xuất các biện pháp hỗ trợ thực hiện kế hoạch nguồn vốn huy động - chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu chi tiết cho từng Chi nhánh

Căn cứ vào tình hinh thực hiện kế hoạch của toàn hệ thống và Chi nhánh, Phòng KH&HT ALCO và các Phòng/ban liên quan báo cáo phản ánh những khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại NH TMCP công thương việt nam (Trang 75)