Xác định quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại NH TMCP công thương việt nam (Trang 69 - 71)

3.2 Giải pháp quản trị nguồn vốn huy động tại Vietinbank

3.2.2 Xác định quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp

Nguồn vốn huy động của Vietinbank không ngừng tăng qua các năm nhưng nhìn chung nó chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng dẫn đến thị phần vốn vẫn còn thấp. Tăng trưởng nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định quy

mô tài sản. Tăng cường đẩy mạnh huy động tất cả mọi nguồn vốn, nội tệ và ngoại tệ, trong nước và quốc tế, đặc biệt chú trọng huy động nguồn vốn ổn định từ dân cư và các tổ chức. Để gia tăng nguồn vốn thì ngân hàng phải đề ra nhiều chính sách khuyến khích tiền gửi như gửi tiền tiết kiệm giảm phí, tiết kiệm dự thưởng với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, Vietinbank phải chú trọng hơn nữa việc cải tiến, nghiên cứu, phát triển các hình thức huy động mới với lãi suất hợp lý kèm theo nhiều tiện ích để tạo sự tiện lợi cho khách hàng, vừa tăng trưởng nguồn vốn và bán chéo sản phẩm. Tuy nhiên, do các sản phẩm của ngân hàng là giống nhau và dễ sao chép nên ngân hàng cần phải tạo ra những sản phẩm đặc sắc, chất lượng, dễ nhớ, dễ triển khai.

Đa dạng hóa khách hàng ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau, các thành phần kinh tế khác nhau để phân tán rủi ro, củng cố khách hàng truyền thống, mở rộng có chọn lọc khách hàng mới.

Đối với nguồn tiền gửi thanh toán từ khối các khách hàng truyền thống như các DNNN, Tổng cơng ty, Tập đồn,…được xem là nguồn tiền gửi lớn, ổn định và chi phí thấp, NHCTVN cần tiếp tục thu hút, khai thác và gia tăng thơng qua việc chăm sóc, phục vụ thật tốt, có các chính sách ưu đãi phí đối với các khách hàng lớn này đồng thời lơi kéo các khách hàng mới có nguồn tiền lớn về mở tài khoản thanh toán tại VietinBank như: các Chi nhánh Kho bạc Nhà nước, các tập đồn tổng cơng ty Dầu khí, hàng khơng, Điện, than, bảo hiểm, …, một số nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ, nguồn vốn ODA trong thời gian chờ giải ngân, nguồn tài trợ từ các chương trình hợp tác quốc tế …; Hợp tác với các tổ chức cung cấp dịch vụ, hàng hố cơng cộng (điện, nước, trả lương…) để thu hút các khoản tiền thu dịch vụ. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác với các công ty bảo hiểm để làm dịch vụ bán bảo hiểm, thu phí đồng thời cung cấp các dịch vụ đầu tư cho các công ty bảo hiểm. Đây là nguồn vốn rẻ hết sức quan trọng vì nó sẽ quyết định đến giá cả đầu ra của sản phẩm tín dụng.

nhu cầu cho vay, NHCTVN có thể đầu tư mua GTCG do NHNN bán ra, đây là một khoản đầu tư mang lại lợi nhuận chắc chắn.

Bên cạnh đó, NHCTVN cần tăng cường các hoạt động ủy thác đầu tư và ủy thác cho vay. Với cách làm này, NHCTVN vừa có thể gia tăng được nguồn vốn huy động vừa có thể cân đối về kỳ hạn với hoạt động sử dụng vốn.

Nâng dần tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng trung dài hạn vì đây là nguồn vốn có tính ổn định cao. Trong huy động tiền gửi các Chi nhánh cần hướng khách hàng gửi tiền chọn kỳ hạn từ 12 tháng trở lên với lãi suất thả nổi để giảm ảnh hưởng rủi ro về lãi suất; tiếp tục nhận vốn tài trợ từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tích cực khai thác nguồn vốn dài hạn USD từ thị trường quốc tế thông qua kênh tái tài trợ và vay vốn quốc tế.

Riêng đối với các Chi nhánh cần điều chỉnh cơ cấu huy động vốn hợp lý, xác định thời hạn huy động phù hợp với kỳ hạn FTP để tối đa hóa giá bán vốn cho Hội sở chính nhằm đảm bảo có được một lãi suất biên rịng cao nhất. Căn cứ trên các hợp đồng tín dụng đã ký kết và kế hoạch kinh doanh đã được duyệt về lượng vốn cần cho vay trong kỳ kế hoạch, giá mua vốn FTP để xác định mức vốn cần huy động cũng như cơ cấu tương ứng với các kỳ hạn ngắn, trung dài hạn và trên cơ sở đó xác định lãi suất huy động tương ứng với từng loại nhằm có được lượng vốn và cơ cấu về thời hạn theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại NH TMCP công thương việt nam (Trang 69 - 71)