Một số vấn đề về rủi ro trên thị trường thẻ thế giới và bài học cho VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 30)

Trên thế giới, hoạt động kinh doanh thẻ không ngừng phát triển, thẻ đã trở thành cơng cụ thanh tốn ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, tình hình sử dụng thẻ giả mạo, gian lận, trộm thông tin thẻ cũng gia tăng theo, gây tổn thất to lớn cho các ngân hàng, các tổ chức thẻ và chủ thẻ. Doanh số thẻ thanh toán bị lợi dụng gian lận trên thế giới đã rơi vào tình trạng báo động. Một số vấn đề có thể rút ra từ tình hình rủi ro trên thị trường thẻ thế giới như sau:

Thứ nhất, kỹ thuật ăn cắp thông tin tài khoản thẻ để sản xuất thẻ giả lợi dụng

chi tiêu ngày càng tinh vi hơn. Bọn tội phạm đã gắn thiết bị đọc vào ổ nuốt thẻ trên máy ATM nhằm ăn cắp thông tin tài khoản của khách hàng, từ đó dễ dàng sản xuất nhiều thẻ từ giả. Chúng cịn gắn một camera bé xíu cho phép quay cận cảnh bàn phím trên ATM để ăn cắp số PIN truy cập tài khoản của chủ thẻ. Nạn ăn cắp tài khoản kiểu trên đã được nhắc tới từ lâu ở Mỹ, phổ biến ở Malaysia từ nhiều năm trước, và gần đây đã lan sang Thái Lan. Bên cạnh lợi dụng ăn cắp thông tin khách hàng làm thẻ ATM giả, bọn tội phạm chủ yếu nhằm vào đối tượng thẻ tín dụng quốc tế. Điển hình trên thế giới có những tổ chức tội phạm thường cấu kết với nhân viên tại các ĐVCNT để lấy thơng tin trên thẻ của khách hàng khi thanh tốn. Bọn chúng dùng một thiết bị có khả năng đọc và ghi thông tin chứa trên dải từ của thẻ, nhất là thẻ của các du khách nước ngoàị Sau khi đã lấy được dữ liệu, những thông số ăn cắp được truyền sang dải từ của chiếc thẻ giả và đem đi rút tiền ở chỗ khác.

Do đó, khi sử dụng, những chi tiết của thẻ thật vẫn sẽ hiển thị qua hệ thống của ngân hàng và chấp nhận trong khi chủ thẻ không hề biết các giao dịch phát sinh.

Trên thế giới đã có loại tội phạm đặt ATM giả để ăn cắp dữ liệụ Với ngân hàng, việc lắp thêm máy ATM là rất phức tạp, nhưng với bọn tội phạm chỉ đơn giản đặt một ATM có bề ngồi giống hệt máy của ngân hàng, bên trong khơng có khoang đựng tiền mà chỉ có thiết bị đọc dữ liệu trên băng từ của thẻ.

Các quốc gia có tình trạng gian lận thẻ sớm bùng phát ở mức độ cao như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan vào những năm 1996 đã phải áp dụng các giải pháp

về mặt công nghệ thẻ một cách triệt để để hạn chế tình trạng gian lận thẻ. Một số giải pháp của ngân hàng nhà nước của các quốc gia này như sau:

 Malaysia: Từ ngày 01/01/2006 tất cả các thẻ tín dụng phát hành phải sử dụng cơng thệ thẻ Chip và tất cả các dữ liệu giao dịch phải được mã hóa khi truyền dữ liệu tới hệ thống của ngân hàng.

 Singapore : Từ ngày 01/07/2010 bắt buộc các thẻ phát hành phải sử dụng công nghệ Chip.

 Indonesia: Từ 01/01/2010 tất cả các thẻ tín dụng và thiết bị POS bắt buộc phải sử dụng tiêu chuẩn thẻ Chip.

Các thống kê về tình hình gian lận thẻ của Malaysia trước và sau khi áp dụng các giải pháp công nghệ thẻ như trên cho thấy các giải pháp đã thực sự có tác dụng một cách mạnh mẽ.Trước khi áp dụng công nghệ thẻ Chip tổng số tiền gian lận 3 tháng đầu năm của năm 2005 đối với các giao dịch nội địa tại Malaysia là 667.000 USD. Tuy nhiên, sau khi quốc gia này áp dụng quy định bắt buộc các ngân hàng sử dụng công nghệ thẻ Chip vào ngày 01/01/2006 thì tổng số tiền gian lận nội địa đã giảm xuống bằng 0. Ngoài ra sau khi chuyển đổi cơng nghệ thẻ, tình trạng gian lận thẻ đối với tất cả các loại giao dịch (quốc tế và nội địa) đã giảm 96%.

Có thể nhận thấy đứng trước tình trạng gian lận ở mức cao nhất trên thế giới (tỷ lệ gian lận của Malaysia giai đoạn 2004-2005 là 0,3% trên tổng doanh số thẻ), Malaysia đã phải áp dụng các giải pháp cứng rắn về mặt công nghệ thẻ để đẩy lùi tội phạm sử dụng thẻ giả. Các ngân hàng Malaysia đã chi khoảng 200 triệu ringett (52.63 triệu USD) để chuyển đổi từ công nghệ thẻ từ sang công nghệ thẻ Chip. Tuy nhiên, chi phí đầu tư lớn như vậy đã mang lại những hiệu quả caọ

Thứ hai, ngày nay cùng với sự phát triển rất nhanh của công nghệ tin học, các

tội phạm tin học (hacker) cũng ngày càng tăng. Chúng có thể xâm nhập vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, đường truyền dữ liệu của các chủ thể tham gia vào quá trình xử lý dữ liệu thẻ để đánh cắp thông tin tài khoản thẻ…gây tổn thất to lớn cho các đối tượng có liên quan.

Số lượng thông tin thẻ bị lộ ngày càng báo động. Số lượng vụ việc tin tặc tấn công các cơ sở dữ liệu thẻ của các tổ chức tài chính và hệ thống xử lý dữ liệu thẻ năm 2010 tăng kỷ lục với số lượng là 760 vụ trên toàn thế giớị Tuy nhiên số lượng

thẻ bị lộ cũng đã giảm mạnh từ 144 triệu thẻ năm 2009 xuống còn 4 triệu năm 2010. Sự sụt giảm số lượng thẻ bị lộ năm 2010 đạt được là do các tổ chức thẻ quốc tế đã đưa ra các quy định tăng cường mức độ bảo mật thông tin thẻ tại thị trường Mỹ.

Đối tượng và các quốc gia bị tin tặc tấn cơng cũng có xu hướng thay đổị Số lượng vụ việc lộ thông tin thẻ khơng cịn tập trung ở Mỹ mà đã lan rộng khắp các châu lục trên thế giớị Đặc biệt các thị trường thẻ có số lượng giao dịch thương mại điện tử tăng trưởng mạnh như HongKong, Hàn Quốc, Thái lan, Ấn Độ là những nơi có số lượng vụ việc lộ thơng tin thẻ tập trung. Chính xu hướng gian lận như trên đã thúc đẩy các quốc gia có ngành thương mại điện tử phát triển nhanh chóng áp dụng các quy định nhằm hạn chế rủi ro trong các giao dịch thương mại điện tử. Một số quy định của các nước trên thế giới như sau:

 Singapore : Từ ngày 01/07/2010 bắt buộc các ngân hàng phải sử dụng mật khẩu động (One-time password (OTP)) cho tất cả các giao dịch thương mại điện tử.

 Ấn Độ: Từ ngày 01/08/2009 bắt buộc ngân hàng phải tham gia các chương trình xác thực chủ thẻ đối với tất cả các giao dịch thương mại điện tử.

 Hong Kong: Từ ngày 01/07/2009 các ngân hàng phải thông báo cho khách hàng sau khi phát sinh các giao dịch thương mại điện tử có rủi ro caọ

 Hàn Quốc: Từ 01/01/2004 bắt buộc các ngân hàng phải tham gia chương trình xác thực chủ thẻ đối với giao dịch thương mại điện tử nội địạ

 New Zealand và Úc: Từ cuối năm 2012, bắt buộc các ngân hàng phát hành phải tham gia dịch vụ xác thực VbV của Visạ

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Sự ra đời và phát triển của thị trường thẻ phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và khả năng đáp ứng của công nghệ ngân hàng. Thẻ thanh tốn có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Ngày nay khi cơng nghệ tin học càng phát triển thì tội phạm trộm thông tin tài khoản, làm thẻ giả ngày càng tinh vi hơn. Do đó, các NHTM Việt Nam cần nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ sản xuất và xử lý dữ liệu trong công tác quản lý rủi rọ Cụ thể các ngân hàng cần chú trọng các vấn đề sau:

Thứ nhất, sớm chuẩn bị cở sở hạ tầng công nghệ và đầu tư hệ thống quản lý

thẻ cũng như các thiết bị chấp nhận thẻ đáp ứng theo chuẩn quốc tế nhằm hạn chế rủi ro về hoạt động kinh doanh thẻ.

Bên cạnh đó, q trình phát triển cơng nghệ là một quá trình phát triển liên tục. Do vậy, các ngân hàng cần phải liên tục cập nhật các tiến bộ về công nghệ thẻ trên thế giới để có các giải pháp kịp thời về mặt cơng nghệ nhằm tránh được những tổn thất do yếu tố công nghệ thẻ gây rạ

Thứ hai, trong chiến dịch phịng chống tội phạm, khơng chỉ các ngân hàng

phối hợp với nhau mà nên có sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng cũng như ý thức của cộng đồng. Cần thiết phải có một mơi trường pháp lý hồn thiện, cũng như có định hướng và hỗ trợ đầu tư của Chính phủ và vai trị chủ đạo trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ các NHTM trong việc hình thành và phát triển thị trường thẻ.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán, đưa ra các khái niệm cơ bản về thẻ thanh tốn, mơ tả đặc điểm thẻ, phân loại thẻ, những lợi ích khi sử dụng thẻ, các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán thẻ, và tóm tắt quy trình phát hành, sử dụng và thanh tốn thẻ.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng đề cập đến khái niệm về rủi ro và các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh thẻ trên phương diện lý thuyết; cùng với việc nghiên cứu một số rủi ro trên thị trường thẻ quốc tế. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh tốn thẻ.

Như vậy, thơng qua chương 1, luận văn đã trình bày cơ sơ lý luận để qua chương 2 chúng ta tiếp tục tìm hiểu về thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ ở Việt Nam và những rủi ro do yếu tố công nghệ xảy ra ở các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm vừa quạ

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO DO YẾU TỐ CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)