Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hạn chế nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 42)

1.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nƣớc và bài học cho Việt Nam

1.3.2. Bài học cho Việt Nam

Các mơ hình quản lý tài sản và kinh nghiệm áp dụng các mơ hình nói trên trong việc xử lý nợ xấu ở các nước châu Á sau khủng hoảng tài chính năm 1997, để từ đó

rút ra mơ hình thích hợp xử lý nợ có hiệu quả cho Việt Nam. Qua kinh nghiệm xử lý nợ của AMCs ở Thái Lan cho thấy, AMCs có vốn sở hữu nhà nước có hành vi rủi ro đạo đức cao nhất. Trong các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì mơ hình quản lý tài sản quốc doanh vẫn là ưu tiên lựa chọn. Khi khung pháp lý để xử lý nợ xấu vẫn cịn chưa mạnh thì quy trình xử lý nợ có thể được rút ngắn và rất phù hợp đối với các khoản nợ xấu mang tính hệ thống. Đồng thời, khi thị trường mua bán nợ ế ẩm thì AMCs quốc doanh sẽ là nơi lý tưởng để tiêu thụ nợ xấu ngân hàng. Hơn nữa, khi Chính phủ mua lại nợ xấu của ngân hàng thông qua các AMCs quốc doanh thì Chính phủ có thể dễ dàng áp đặt các điều kiện cần thiết cho việc tái cấu trúc các ngân hàng chất đầy nợ nần. Ngoài ra, kết quả hoạt động kinh doanh của 4 AMCs quốc doanh ở Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, và Thái Lan cũng chỉ ra rằng các tỷ số xử lý nợ xấu và tỷ số thu hồi tiền mặt tương đối cao trong các AMCs quốc doanh.

Đối với Việt Nam, cần có đánh giá tồn diện về khả năng thực hiện các biện pháp để tái cấu trúc và xử lý nợ xấu, trong đó bao gồm các vấn đề sau:

- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần được triển khai đồng bộ với xử lý nợ xấu bao gồm những nội dung liên quan đến kiểm kê đánh giá các khoản nợ, mua bán nợ xấu và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng tốt.

- Phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ngân hàng. Đây được coi là kênh huy động vốn hữu hiệu trong thời điểm nguồn lực nội tại của ngân hàng trong nước gặp khó khăn.

- Cần xây dựng mạng an tồn tài chính quốc gia, trong đó có phân định trách nhiệm và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các thành viên như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi.

Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã thực hiện. Tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như: Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; Hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất

động sản, trong khi thị trường này chưa thể phục hồi ngay; Xử lý nợ xấu khơng được gây tổn thất lớn cho Chính phủ và bản thân các ngân hàng. Với kinh nghiệm của các nước ở châu Á trong xử lý nợ xấu trên và những hàm ý cho Việt Nam, hy vọng rằng Việt Nam sẽ đưa ra cho mình giải pháp phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan về nợ xấu: khái niệm về nợ xấu; cách phân loại nợ bằng phương pháp định tính và định lượng chia nhóm nợ thành 5 nhóm, trong đó nợ xấu bao gồm nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5; cách trích lập dự phịng cụ thể và dự phòng chung; các dấu hiệu nhận biết nợ xấu; nguyên nhân dẫn đến nợ xấu; hậu quả của nợ xấu; mục tiêu xử lý nợ xấu; cơ sở lý luận về phòng ngừa và xử lý nợ xấu; nguyên tắc xử lý nợ xấu và bài học kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nước.

Cơ sở lý luận trình bày ở chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng nợ xấu ở chương 2 cũng như cơ sở để đề ra các giải pháp hạn chế nợ xấu của các ngân hàng thương mại niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam ở chương 3.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hạn chế nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)