2.2. Tình hình hoạt động của các NHTM niêm yết
2.2.3. Tình hình huy động vốn
Tình hình huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của các NHTM niêm yết luôn tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2008-2013. Năm 2009 tăng 27%, năm 2010 tăng 36%, năm 2011 tăng 14%, năm 2012 tăng 18%. Đến thời điểm 30/06/2013 đạt 1.219.914 tỷ đồng tăng 6% so với cuối năm 2012. Năm 2011, năm 2012 mặc dù tốc độ huy động vốn vẫn tăng nhưng đã có phần chậm lại so với các năm trước do tình hình kinh tế vĩ mơ gặp khó khăn, doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng cao dẫn đến dòng vốn chu chuyển trong nền kinh tế bị tắc nghẽn, cá nhân thì giảm gửi tiết kiệm để có tiền cho việc tiêu dùng khi mà giá cả leo thang, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn nên phải tận dụng các nguồn huy động khác trong đó có khoản tiền gửi thanh tốn ở ngân hàng. Khi hàng tồn kho tăng cao, dòng vốn lưu chuyển chậm, nợ lương nhân viên, các doanh nghiệp nợ lẫn nhau, nguồn thu giảm sút nên vốn nhàn rỗi từ doanh nghiệp, dân cư không được như các năm trước cũng là điều dễ hiểu.
Các NHTM niêm yết huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn ngắn hạn, tỷ lệ vốn ngắn hạn/tổng vốn huy động năm 2008 chiếm tới 96%, năm 2009 chiếm 94%, năm 2010 chiếm 86%, năm 2011 chiếm 90%, năm 2012 chiếm 92%, thời điểm 30/06/2013 chiếm 92%. Về mặt lý thuyết, vốn ngắn hạn có tính thanh khoản cao hơn, thời hạn ngắn hơn nên tính tiện lợi cao và rủi ro cho khách hàng thấp, do đó ngân hàng sẽ trả lãi suất thấp hơn vốn trung dài hạn (bởi nguồn vốn trung dài hạn có tính thanh khoản thấp hơn, thời hạn dài hơn nên tính tiện lợi thấp và rủi ro cao hơn). Thế nhưng trong giai đoạn 2008-2013, có rất nhiều thời kỳ các ngân hàng gặp phải vấn đề thanh khoản đã cạnh tranh huy động vốn quyết liệt, lãi suất huy động ngắn hạn luôn cao hơn lãi suất dài hạn, diễn biến lãi suất thị trường, tình hình kinh tế ln biến động mạnh đã khiến cho người gửi tiền luôn chọn gửi kỳ hạn ngắn vừa linh hoạt trong việc sử dụng vốn của mình vừa được lãi cao hơn.
Thêm vào đó, nguồn vốn nhàn rỗi thường có thời gian ngắn, đây cũng là điều để giải thích cho nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần phải xem lại vấn đề huy động vốn, đưa ra các sản
phẩm tiền gửi cũng như phát hành giấy tờ có giá có thời hạn dài, lãi suất hấp dẫn để thu hút người gửi tiền giúp tăng nguồn vốn trung dài hạn từng bước giảm tỷ lệ nguồn vốn huy động ngắn hạn trên tổng vốn huy động, giúp cho rủi ro thanh khoản được giảm thiểu.
Bảng 2.6: Huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá
Đvt: tỷ đồng 2008 2009 2010 2011 2012 30/06/2013 Ngắn hạn 472,798 587,987 735,300 874,915 1,062,383 1,118,575 Trung hạn 21,335 33,501 107,585 77,544 64,363 81,291 Dài hạn 306 5,251 12,399 23,018 22,566 20,048 Tổng 494,439 626,739 855,284 975,477 1,149,312 1,219,914 Tốc độ tăng 27% 36% 14% 18% 6% Tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn/ tổng vốn huy động 96% 94% 86% 90% 92% 92%
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NHTM niêm yết