Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)

Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu giải thích vì sao doanh nghiệp chọn dịch vụ BTT như là một nguồn tài trợ cho nhu cầu tài chính và các loại hình doanh nghiệp sử dụng dịch vụ BTT. Thật vậy, Soufani (2002) đã thực hiện kiểm định giả thuyết nhằm giải thích nguyên nhân doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ BTT. Tác giả sử dụng số liệu của 3.805 doanh nghiệp ở Anh thu thập từ cuộc khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ do Diễn đàn kinh tế tư nhân (Forum of Private Business) thực hiện, trong đó có 212 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ BTT chiếm tỷ lệ 6,16%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ BTT ở Anh chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ khi đo lường theo quy mô lao động hay doanh thu, có số năm thành lập chủ yếu từ 1 đến 5 năm, tập trung vào ngành sản xuất và thương mại, thuộc loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Ngồi ra, nghiên cứu cịn chỉ ra rằng doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng BTT càng nhiều khi giá trị nợ của doanh nghiệp

cao, mà vay vốn ngân hàng được ít, NHTM yêu cầu ít tài sản đảm bảo và khi khó khăn tài chính của doanh nghiệp tăng cao.

Leora Klapper (2008) sử dụng số liệu doanh thu BTT của 48 quốc gia trên thế giới để kiểm định một số giả thuyết. Kết quả cho thấy, lịch sử thơng tin tín dụng của doanh nghiệp là căn cứ để đánh giá sự thành công của giao dịch BTT, BTT hữu ích với những quốc gia có nhiều trường hợp thực hiện hợp đồng kém, tăng trưởng kinh tế có vai trị quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ BTT.

Bùi Kim Dung (2007) phân tích định tính thực trạng dịch vụ BTT tại Việt Nam, cho rằng sự phát triển của dịch vụ BTT ở Việt Nam là cần thiết vì nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao; các NHTM có vốn điều lệ tăng nhanh và đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp; hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vốn cao trong khi khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Tác giả cũng đã sử dụng số liệu thứ cấp để phân tích tình hình phát triển dịch vụ BTT trên thế giới và Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006, cho thấy dịch vụ BTT còn kém phát triển ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Lê Quang Ninh (2009) cũng nghiên cứu định tính thực trạng của dịch vụ BTT ở Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu tình hình doanh thu BTT của NHTM cổ phần Á Châu và NHTM cổ phần ngoại thương Việt Nam cho thấy số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ BTT cịn ít và doanh thu BTT chưa cao.

Tóm lại, qua bốn nghiên cứu nêu trên, hai nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Soufani và Klapper cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng quyết định sử dụng dịch vụ BTT của doanh nghiệp, có thể kể đến là quy mô, ngành nghề, số năm thành lập, nhu cầu sử dụng nợ, khó khăn tài chính của doanh nghiệp, yêu cầu tài sản đảm bảo của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1: “Cơ sở lý luận về dịch vụ BTT nội địa” đã cung cấp những vấn đề cơ bản nhất về dịch vụ BTT nội địa như: khái niệm về dịch vụ BTT và dịch vụ BTT nội địa là một trong những loại BTT mà đơn vị BTT cung cấp, nêu lên những chức năng của dịch vụ BTT. Hơn nữa, luận văn cung cấp từng bước cụ thể của quy trình BTT nội địa. Luận văn còn tập trung so sánh dịch vụ BTT nội địa với dịch vụ tài trợ các khoản phải thu và cho vay thông thường để làm rõ chức năng của các dịch vụ này. Khi sử dụng dịch vụ BTT nội địa, các bên tham gia nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ có được nhiều lợi ích cũng như gặp phải một số rủi ro nhất định. Luận văn cũng đã phân tích rõ.

Từ những lý luận về dịch vụ BTT và BTT nội địa, luận văn đã lược khảo một số nghiên cứu về thực trạng hoạt động của dịch vụ BTT nội địa tại Việt Nam.

Từ đó, luận văn đi tiếp chương 2 để phân tích tiềm năng phát triển hoạt động BTT ở Việt Nam, đo lường các nhân tố ảnh hưởng việc sử dụng dịch vụ BTT nội địa của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tìm ra những nguyên nhân hạn chế việc sử dụng dịch vụ BTT nội địa và từ đó đề xuất giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế đó ở chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Thực tiễn hoạt động bao thanh toán và bao thanh toán nội địa trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)