Từ phía Nhà Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 64)

2.5 Những nguyên nhân cản trở việc phát triển dịch vụ BTT nội địa trên địa

2.5.1 Từ phía Nhà Nước

Một là, hành lang pháp lý cho hoạt động BTT tại Việt Nam chưa hoàn thiện.

Thể hiện ở khung pháp luật căn bản điều chỉnh nghiệp vụ BTT chỉ mới có Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN và chính văn bản pháp lý này bộc lộ nhiều vấn đề cần xem xét, cụ thể như sau:

+ Theo khái niệm từ quyết định 1096 : “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thơng qua việc mua các khoản phải thu...”. Khái niệm này bó hẹp chức năng của BTT, đưa đến cho người tìm hiểu về dịch vụ BTT một hiểu biết sai và chưa đầy đủ về dịch vụ này. Theo hiệp hội BTT FCI thì định nghĩa và chức năng của BTT được xem như một gói các dịch vụ nhỏ mà doanh nghiệp bán hàng có thể lựa chọn sử dụng, bao gồm: Kế toán sổ sách các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, phòng ngừa rủi ro nợ xấu, tài trợ cho người bán (bao gồm việc cho vay lẫn việc ứng trước tiền thanh toán). Và NHNN chỉ giới hạn dịch vụ BTT cung cấp cho hợp đồng mua bán hàng hóa.

+ Pháp luật khơng thừa nhận dịch vụ bao thanh tốn nếu khơng có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng phải trả nợ. Theo khoản 1d, điều 13 Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN thì “đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng đồng ý gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh tốn cho bên mua hàng và các bên có liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền địi nợ cho đơn vị bao thanh tốn và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh

toán. Bên mua hàng phải gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán về việc đã nhận được thơng báo và cam kết thực hiện việc thanh tốn cho đơn vị bao thanh toán”. Bản thân điều này đã gây khó khăn cho ngân hàng và các doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Thực ra quy định này chỉ nên nói rõ là người mua khi đến thời hạn thanh tốn thì khơng thanh tốn trực tiếp cho người bán mà thanh toán cho ngân hàng. Vấn đề then chốt ở đây là, người được tài trợ trong một giao dịch bao thanh toán là người bán, và việc thực hiện bao thanh tốn khơng làm tăng thêm nghĩa vụ của người mua. Với việc quy định trên đã làm phát sinh thêm nghĩa vụ của người mua phải gởi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán về việc đã nhận được thơng báo và cam kết thanh tốn cho đơn vị bao thanh toán như theo quy định.

+ Theo quyết định 1096, người đọc chưa thấy được thông tin về yêu cầu chuyển giao quyền đòi nợ từ người bán sang đơn vị BTT. Thực tế cho thấy, cần có quy định này đối với từng dịch vụ BTT cụ thể, ví dụ như BTT có truy đòi và BTT miễn truy đòi.

Hai là, dịch vụ BTT nội địa chưa thực sự phát triển vì chưa có sự hỗ trợ và khuyến khích phát triển từ Ngân hàng Nhà Nước. Hiện tại, một đơn vị khi có nhu cầu cung cấp dịch vụ BTT cần gửi văn bản xin phép và được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà Nước thì mới thực hiện cung cấp dịch vụ. Trong khi quan điểm của quyết định 1096 cho rằng BTT chỉ là hình thức cấp tín dụng mà việc cấp tín dụng là một dịch vụ cơ bản của NHTM cần thực hiện khi hoạt động, vậy mà cần phải xin phép lần nữa. Và thực tế cho thấy các đơn vị cung cấp dịch vụ BTT tại Việt Nam hiện nay đa số là các NHTM, chứ chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ BTT độc lập. Trong điều kiện số lượng doanh nghiệp bán hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ BTT tiềm năng nhiều như hiện tại, việc phát triển số lượng đơn vị cung ứng dịch vụ BTT là tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)