Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 88)

3.3 Giải pháp gia tăng sử dụng dịch vụ BTT nội địa từ phía các doanh nghiệp

3.3.2 Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh

Vấn đề thông tin của doanh nghiệp là nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp không được cung cấp dịch vụ BTT, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình trạng bất cân xứng thơng tin làm cho các NHTM ở thế chịu rủi ro cao hơn nên buộc phải đưa ra các điều kiện ràng buộc với các khách hàng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải trung thực trong khâu cung cấp thơng tin và có điều kiện thì cần thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính.

Mặt khác, doanh nghiệp cần ngày một nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh và uy tín của mình, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, gia tăng doanh thu. Doanh nghiệp cần có một chiến lược phát triển bền vững, bao gồm các chiến lược về sản phẩm, thị trường, chiến lược về phân phối, công nghệ, đào tạo cán bộ ...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những nguyên nhân cản trở sử phát triển của dịch vụ BTT nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã nêu ở cuối chương 2, chương 3 đã đi vào từng nhóm giải pháp từ phía nhà nước, từ phía đơn vị BTT và từ phía các doanh nghiệp nhằm khắc phục những mặt tồn tại đó.

Nhà nước hỗ trợ về mặt pháp lý, các đơn vị BTT nổ lực giới thiệu dịch vụ, chấp nhận lợi nhuận thấp trong thời gian đầu để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển hướng sử dụng dịch vụ BTT nội địa, tất cả cùng đồng lịng vì lợi ích của các bên tham gia thì dịch vụ BTT nội địa có thể phát triển xa hơn.

KẾT LUẬN

BTT là một sản phẩm có lịch sử phát triển rất lâu đời, được ứng dụng phổ biến trên thế giới, thể hiện nhiều ưu điểm hơn các sản phẩm tín dụng, BTT đem lại lợi ích cho nhà cung cấp, đơn vị BTT và cả bên mua hàng.

Bắt đầu cung cấp dịch vụ từ năm 2006 đến nay, trải qua 5 năm dịch vụ BTT nội địa vẫn chưa thực sự phát triển xứng tầm với quy mơ. Số ít NHTM cung cấp dịch vụ mang tính cầm chừng, doanh số BTT nội địa của Việt Nam năm 2010 giảm sút so với những năm trước đó. Luận văn đã tập trung phân tích tình hình thực tiễn hoạt động của dịch vụ BTT, đo lường các nhân tố ảnh hưởng việc sử dụng dịch vụ BTT nội địa để thấy tổng quan hoạt động dịch vụ này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Từ đó, luận văn tập trung phân tích nguyên nhân cản trở sự phát triển của dịch vụ này và đề ra các giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ BTT nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm giải pháp này tập trung từ ba phía: từ Nhà nước, từ các đơn vị cung cấp dịch vụ BTT và từ các doanh nghiệp.

Sự tồn tại của các vấn đề bất cập là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển. Giải quyết đồng bộ những vướng mắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế phát triển, trong đó có việc đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là hoạt động BTT nội địa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bùi Kim Dung (2007), “Phát triển nghiệp vụ BTT nội địa tại Việt Nam” – Luận văn thạc sỹ kinh tế.

2. Đào Văn Chung (2005), “Rủi ro trong hoạt động bao thanh tốn và biện pháp phịng ngừa”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 123.

3. Hội đồng quản trị ACB (22/04/2005), Quyết định số 99/NVQĐ-KDN.05 “Quy chế hoạt động BTT của NHTMCP Á Châu”.

4. Hội đồng quản trị VCB (22/7/2008), Quyết định số 243/QĐ-NHNT.THTT “Quy trình nghiệp vụ BTT của VCB”.

5. Lê Quang Ninh (2009), “Giải pháp phát triển nghiệp vụ BTT tại các NHTM Việt Nam”

6. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Báo cáo thường niên 2008, 2009,

2010.

7. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương, Báo cáo thường niên 2008,

2009, 2010.

8. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê

9. Nguyễn Phước Kinh Kha (2010), “Giải pháp phát triển nghiệp vụ BTT xuất khẩu tại các NHTM Việt Nam” – Luận văn thạc sỹ kinh tế.

10. Thống đốc NHNN: Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng.

11. Thống đốc NHNN: Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/1/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004.

12. Nguyễn Quỳnh Lan (2006), “Nghiệp vụ bao thanh tốn”. NXB Chính trị quốc gia

13. Đặng Thanh Nhàn (2007): “Cẩm nang về nghiệp vụ bao thanh toán factoring và forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế”, Nhà xuất bản thống kê.

Tiếng Anh

14. FCI, Annual review 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.

15. Hiệp hội BTT quốc tế: Những quy tắc chung về hoạt động BTT xuất nhập khẩu (“General Rules For International Factoring”, viết tắt là GRIF), ấn bản tháng 04/2010.

16. Klapper, Leora (2008), “The role of factoring for financing small and medium enterprises”, The World Bank.

17. Soufani, Khaled (2002), “On the determinants of factoring as a financing choice: evidence from the UK”, Journal of Economics and Business, 54.

PHỤ LỤC 1.1:

PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ BAO THANH TỐN NỘI ĐỊA CỦA DOANH NGHIỆP

1. Anh/chị đang làm việc cho doanh nghiệp (DN) thuộc ngành:

□ Sản xuất □ Thương mại □ Khác: .................................

2. Tính đến hiện tại, DN của anh/chị đã thành lập được bao nhiêu năm: ....................................................

3. Doanh thu 1 năm của DN anh/chị là: ..............................................triệu đồng.

4. Tỷ lệ nợ/ Tổng tài sản của DN anh chị là: .........................

5. Tính đến hiện tại, DN anh/chị có thể được ngân hàng cho vay với số tiền : ..............................................triệu đồng.

6. Giá trị còn lại của tài sản cố định của DN: .................................triệu đồng. 7. Doanh nghiệp anh/chị đã từng sử dụng dịch vụ BTT nội địa:

□ Có □ Chưa

8. DN anh/chị đã được ngân hàng cấp hạn mức bao thanh toán là bao nhiêu: ................................................................... đồng.

PHỤ LỤC 1.2:

CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ BAO THANH TỐN

FCI (Factoring chain international)

FCI chính thức được hình thành vào năm 1968, là hiệp hội bao thanh toán quốc tế lớn nhất hiện nay. FCI có 216 thành viên ở 62 quốc gia và vùng lãnh thổ, cung cấp cho những cơng ty bao thanh tốn hàng đầu những điều luật và quy trình thực hiện giao dịch bao thanh tốn quốc tế. Trụ sở của FCI đặt tại Hà Lan.

Quyền lợi khi gia nhập FCI:

FCI giúp đỡ và tạo điều kiện cho các thành viên được hưởng các lợi thế cạnh tranh trong dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế thơng qua:

• Mạng lưới các cơng ty bao thanh tốn hàng đầu thế giới.

• Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và hiệu quả, giúp cho các thành viên có thể hoạt động hiệu quả mà tốn ít chi phí.

• Khung pháp lý đáng tin cậy bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

• Các thủ tục chuẩn mực nhằm hướng tới duy trì một chất lượng tồn cầu. • Chương trình giảng dạy trọn gói.

• Chiến lược xúc tiến toàn cầu nhằm làm cho bao thanh toán quốc tế trở thành phương thức tài trợ được ưa chuộng.

Các yêu cầu của FCI đối với thành viên khi gia nhập hiệp hội. • Vốn chủ sở hữu phải lớn hơn 2 triệu USD.

• Phải trả phí thành viên hàng năm 6000- 7000 EUR. • Trả phí gia nhập 1 lần 23000 EUR.

của kiểm toán viên độc lập. Theo yêu cầu của thành viên, báo cáo thường niên sẽ được coi là tài liệu mật.

• Khi mới gia nhập các thành viên mới được gọi là thành viên cộng tác. Trong thời gian ba năm đầu tiên kể từ khi gia nhập các thành viên nộp đơn xin trở thành thành viên chính thức.

• Thành viên chính thức phải đáp ứng yêu cầu về doanh số bao thanh toán thực hiện với các thành viên khác của FCI trong năm trước đó hoặc trong 12 tháng liên tục gần nhất tối thiểu đạt 20 triệu EUR (nếu thực hiện cả 2 loại bao thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu, với điều kiện doanh số của mỗi loại bao thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu tối thiểu đạt 10 triệu EUR trở lên) hoặc 40 triệu EUR nếu chỉ thực hiện 1 loại bao thanh toán xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Nếu không đủ điều kiện trở thành thành viên chính thức sau 3 năm, Hiệp hội sẽ xem xét thành viên đó có đủ điều kiện tiếp tục làm thành viên cộng tác hay không. Để tiếp tục làm thành viên cộng tác, doanh số bao thanh toán thực hiện với các thành viên khác của Hiệp hội trong năm trước đó hoặc trong 12 tháng liên tục gần nhất tối thiểu phải đạt 5 triệu EUR.

• Các thành viên phải thường xuyên tham gia vào các hoạt động của Hiệp hội (hội nghị thường niên, các hội thảo đào tạo…)

IFG (International Factors Group)

IFG thành lập năm 1963, là hiệp hội bao thanh toán đầu tiên hỗ trợ cho hoạt động bao thanh tốn quốc tế thơng qua bao thanh toán hai tổ chức. Hiện nay IFG có 83 thành viên tại 48 quốc gia trên toàn cầu. Dịch vụ chính của IFG là hỗ trợ nghiệp vụ bao thanh toán hai tổ chức. Trụ sở của IFG đặt tại Bỉ.

Lợi ích khi gia nhập IFG:

• Có cơ hội tiếp cận với các chuyên gia hàng đầu của ngành dịch vụ bao thanh toán và các ngành liên quan khác như luật, bảo hiểm tín dụng, phần mềm, tư vấn…

• Có cơ hội được đào tạo tại các khoá đào tạo, các sự kiện giao lưu và học hỏi trực tiếp từ các thành viên khác của Hiệp hội.

Các yêu cầu của IFG đối với thành viên khi gia nhập hiệp hội. • Phải trả phí thành viên hàng năm 7500 EUR.

• Phải mua 10 cổ phiếu của Hiệp hội để trở thành thành viên chính thức (50 EUR/1 cổ phiếu).

• Gửi các báo cáo tài chính bằng tiếng Anh cho Ban thư ký và các thành viên khác trong hiệp hội ít nhất 1 lần/năm.

• Các thành viên phải tuân thủ cơ cấu hoa hồng/phí bao thanh tốn do Hiệp hội quy định. Nếu không phải giải trình cho Ban thư ký và các thành viên khác.

• Các thành viên phải bảo mật các thơng tin trong nội bộ Hiệp hội.

IFA (International Factors Association)

Hiệp hội bao thanh toán quốc tế IFA được thành lập năm 1999. Mục tiêu của hội là giúp đỡ cộng đồng bao thanh tốn bằng việc cung cấp thơng tin, mở các lớp huấn luyện, thúc đẩy giao dịch và là nguồn tư liệu cho các tổ chức hoạt động bao thanh toán. Nhiệm vụ của IFA là phổ biến thông tin về sự phát triển và thay đổi trong cộng đồng bao thanh toán, và tổ chức những cuộc gặp gỡ trao đổi kỹ năng và những hội nghị chuyên đề về bao thanh toán. Phương thức phổ biến thơng tin chính yếu là sử dụng trang web http://www.factoring.org. Tại trang web này, những tổ chức bao thanh tốn có thể sử dụng những dịch vụ được hiệp hội cung cấp, trao đổi thông tin với những tổ chức bao thanh toán khác, học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm. IFA cũng tổ chức những khóa huấn luyện và những hội nghị chuyên đề.

Không chỉ các thành viên hiệp hội mà tất cả những tổ chức đủ điều kiện đều có thể tham gia. IFA là nơi những tổ chức bao thanh toán gặp gỡ và trao đổi về bao thanh toán. Qua việc làm việc cùng nhau, các tổ chức bao thanh toán dễ dàng hơn trong việc trao đổi thơng tin và có một tiếng nói riêng trên thị trường bao thanh tốn quốc tế. Thành viên tham gia IFA là tất cả những ngân hàng và cơng ty tài chính làm nghiệp vụ mua bán hóa đơn và những khoản phải thu khác.

VỚI ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

Người HDKH: PGS. TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Học viên: DƯƠNG NGUYỄN THANH TÂM Thành công lớn nhất của đề tài là tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu mới – phương pháp định lượng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ bao thanh toán nội địa của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng mơ hình Logit - mơ hình có biến phụ thuộc dạng định tính, biến giả.

Mơ hình được xây dựng nhằm xác định nhân tố ảnh hưởng, kiểm định tương quan của các nhân tố đó đến quyết định sử dụng dịch vụ BTT nội địa. Kết quả xây dựng được một số thơng tin về doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ BTT nội địa trên mẫu khảo sát như: doanh thu, số năm thành lập, ngành nghề. Ngồi ra mơ hình đã chứng minh mối quan hệ giữa việc lựa chọn sử dụng BTT nội địa và các dịch vụ tín dụng khác từ NHTM. Doanh nghiệp có doanh thu càng tăng, có số năm thành lập ít hơn, tập trung vào ngành sản xuất, thương mại thì có nhu cầu sử dụng BTT nhiều hơn. Doanh nghiệp có thể vay vốn ít hơn, có ít tài sản đảm bảo hơn và có nhu cầu sử dụng nợ nhiều hơn thì sử dụng BTT nhiều hơn.

Từ kết quả đo lường trên, đề tài đã chỉ ra nguyên nhân cản trở sự phát triển của dịch vụ BTT nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp góp phần phát triển dịch vụ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)