2.3 Thực trạng hoạt động bao thanh toán nội địa trên địa bàn thành phố
2.3.4.1 Quy trình BTT nội địa của VCB
Tiếp nhận hồ sơ khách hàng bên bán yêu cầu sử dụng dịch vụ BTT nội địa và kiểm tra các điều kiện tác nghiệp: công việc này do chi nhánh quản lý bên bán thực hiện. Nội dung kiểm tra cụ thể như sau:
o Khoản phải thu có thể bao thanh tốn được.
o Chất lượng các khoản phải thu (trong quá khứ) tốt.
o Mặt hàng và quá trình giao hàng ít khả năng gây tranh chấp thương mại giữa Bên bán và Bên mua.
Xác định mức yêu cầu bảo đảm rủi ro tín dụng Bên mua: do bộ phận tác nghiệp BTT tại chi nhánh quản lý Bên bán thực hiện trên cơ sở
o Mức BĐRRTD Bên mua tham khảo tính trên cơ sở doanh thu bán hàng trả chậm trung bình trong một tháng (dự kiến trong vịng 12 tháng tới, có tính đến yếu tố mùa vụ của mặt hàng), điều kiện thanh toán (số ngày trả chậm) của giao dịch giữa Bên bán và Bên mua tương ứng.
Cơng thức tính:
Trong đó: + CL là Mức BĐRRTD Bên mua tham khảo
+ T là doanh số mua bán hàng theo tháng (có tính đến yếu tố mùa vụ của mặt hàng)
+ D là số ngày trả chậm
+ 1.5 là hệ số dự phòng cho trường hợp doanh số mua bán hàng thực tế phát sinh cao hơn dự kiến.
Gửi yêu cầu thẩm định Bên mua cho Bộ phận tác nghiệp BTT tại CN quản lý Bên mua.
Xác định Mức BĐRRTD Bên mua: do Bộ phận tác nghiệp BTT tại CN quản lý Bên mua Thực hiện: bằng giá trị nhỏ nhất của các mức tham khảo sau:
a) Yêu cầu của Bộ phận tác nghiệp BTT tại CN quản lý Bên bán;
b) Mức tham khảo tính trên cơ sở doanh thu mua hàng trả chậm trung bình trong tháng (dự kiến trong vịng 12 tháng tới, có tính đến yếu tố mùa vụ của mặt hàng), điều kiện thanh toán (số ngày trả chậm) của giao dịch giữaBên bán và Bên mua tương ứng;
c) Hạn mức BTT bên mua do bộ phận QHKH/QLRR cấp cho Bên mua còn được sử dụng.
a) Tùy thuộc kết quả thẩm định, có thể xác định thời điểm hết hiệu lực của Mức BĐRRTD Bên mua. Trường hợp không nêu thời điểm hết hiệu lực của Mức BĐRRTD Bên mua, mức BĐRRTD Bên mua có giá trị liên tục đến khi có thơng báo huỷ bỏ của CN quản lý Bên mua.
b) Lưu ý: Sau khi cấp Mức BĐRRTD Bên mua mà trong vịng 02 tháng liên tục khơng phát sinh giao dịch nào, bộ phận tác nghiệp BTT tự động huỷ bỏ Mức BĐRRTD Bên mua.
Xác định mức phí BĐRRTD Bên muan và Lập Báo cáo đề xuất cung cấp dịch vụ BĐRRTD Bên mua, gửi Thông báo kết quả thẩm định Bên mua cho Chi nhánh quản lý Bên bán.
Chi nhánh quản lý bên bán lập hợp đồng cung cấp dịch vụ BTT trong nước và thông báo đến khách hàng.
Chi nhánh quản lý bên bán nhận chuyển nhượng khoản phải thu. Bên mua xác nhận khoản phải thu
Bộ phận tác nghiệp BTT tại CN quản lý Bên bán và CN quản lý Bên mua ghi nhập và giám sát dữ liệu
CN quản lý Bên bán ghi nhập dữ liệu liên quan đến khoản phải thu Ứng trước
Thu nợ từ Bên mua hàng
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh của VCB được hoạt động BTT đóng vai trị là chi nhánh quản lý bên bán, là đầu mối quản lý khách hàng, chịu trách nhiệm marketing và bán sản phẩm, tiếp nhận hồ sơ khách hàng, cấp/điều chỉnh hạn mức BTT, theo dõi và quản lý hạn mức BTT của khách hàng, phối hợp với Phòng BTT tại Hội sở chính tiến hành thu nợ, kiểm tra khách hàng và cập nhật thông tin vào hệ thống thông tin BTT nội bộ. Đầu mối của chi nhánh liên lạc với Phòng BTT là Phòng Quan hệ khách hàng của chi nhánh.
Tuy nhiên, trong hoạt động BTT nội địa, VCB không lập danh sách khách hàng bên mua như ACB mà thực hiện quy trình BTT nội địa với hệ thống BTT hai
factors. Theo đó, hai factor lần lượt là chi nhánh bên mua hàng và chi nhánh bên bán hàng đều trực thuộc VCB. Như vậy, để có thể tham gia sử dụng dịch vụ BTT, bên mua hàng phải được sự đảm bảo rủi ro tín dụng từ một chi nhánh của VCB. Điều này có thể sẽ khơng phù hợp với các hệ thống các ngân hàng cổ phần nhưng với VCB, với lợi thế là NHTM hàng đầu về quy mơ, uy tín cũng như số lượng khách hàng doanh nghiệp, VCB tổ chức mơ hình hoạt động BTT như trên có tính khả thi cao.