Minh bạch thông tin ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66)

Một số quy định ở Việt Nam về việc các tổ chức tài chính phải thực hiện cơng khai minh bạch thông tin, cụ thể:

 Quyết định số 1407/2004/Qđ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước quy định các NHTM CP phải công bố công khai các thông tin trong báo cáo tài chính năm tại nơi đặt trụ sở chính và các địa điểm hoạt động, trên báo trung ương và địa phương 3 số liên tiếp. Đối với báo cáo tài chính năm, khi cơng khai các tổ chức này phải kèm theo kết luận của cơ quan kiểm toán độc lập. Bên cạnh đó, các ngân hàng này có trách nhiệm trả lời chất vấn khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà

nước, cổ đông, khách hàng và bạn hàng về những thông tin cung cấp. Thời hạn công bố những thông tin trên được ấn định trong thời hạn 120 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính.

 Công văn số 450/UBCK-PTTT năm 2006 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước về việc công bố thông tin của NHTM CP khi niêm yết cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Động thái này của Ủy ban chứng khoán nhà nước nhằm tăng cường tính minh bạch về thông tin của doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán, để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

 Luật Chứng khốn và thơng tư số 38/2007/TT-BTC năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khốn, cơng ty đại chúng

 Ngày 11/11/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 35/2011/TT- NHNN quy định việc công bố và cung cấp thông tin của NHNN Việt Nam.Theo đó sẽ cơng bố 5 chỉ tiêu quan trọng của các ngân hàng thương mại theo chuẩn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Điểm mới của thông tư là NHNN sẽ công bố 5/12 chỉ số cốt lõi trong Bộ chỉ số lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia theo tiêu chuẩn của IMF, gồm: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, dư nợ của từng lĩnh vực trong tổng dư nợ, chỉ số ROA (lợi nhuận trên tài sản) và ROE (lợi nhuận trên vốn đầu tư) của hệ thống ngân hàng Việt Nam. NHNN sẽ chủ động thông tin để người dân biết về tình hình diễn biến tiền tệ và ngân hàng.

Đồng thời, NHNN cũng quy định thời hạn và cơ quan chịu trách nhiệm cho công bố thông tin. Thông tư 35/2011 của NHNN cũng quy định cụ thể từng chỉ số, thông tin sẽ được công bố trong thời hạn bao lâu và do cơ quan nào chịu trách nhiệm. Hiện tại, hàng tháng, NHNN chỉ công bố số liệu ước tính về tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng huy động so với tháng trước đó và so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo thường niên của NHNN công bố dữ liệu hàng năm về tổng tín dụng, huy động tiền gửi và tổng phương tiện thanh toán nhưng thường được xuất bản chậm.

 Ngày 21/01/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN qui định việc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngồi (TCTD), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2013. Sự ra đời của Thông tư 02 đánh dấu bước ngoặt về cải cách môi trường pháp lý trong hoạt động của TCTD, giúp các TCTD cơ cấu lại toàn bộ nợ quá hạn và nợ nghi ngờ theo những tiêu chí chung, nâng cao khả năng ứng phó với những biến động về kinh tế và tài chính trong tương lai. So với các qui định trước đây, Thông tư 02 có một số thay đổi quan trọng với các qui định sát với chuẩn mực quốc tế Basel 2 như phạm vi tài sản có phải phân loại, định giá tài sản bảo đảm, sử dụng thơng tin tín dụng, tiêu chuẩn phân loại nợ, phản ánh đầy đủ hơn chất lượng tài sản của TCTD.

Sau khi Thông tư được ban hành, nhiều TCTD đã bắt tay vào việc tính tốn lại các khoản nợ và tiến hành phân loại nợ, để chính thức áp dụng từ ngày 01/6/2013. Trong quá trình chuẩn bị triển khai thực hiện, đã phát sinh một số vấn đề. Nếu áp dụng Thông tư này vào thực tế, tỉ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại (NHTM) có thể tăng từ 3-4% hiện nay lên 10-20%, thậm chí cao hơn. Tỉ lệ nợ xấu tăng cao cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn, điều kiện cho vay chặt chẽ hơn, ảnh hưởng đến khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế. Tính đến hết tháng 4/2013, tăng trưởng tín dụng chỉ 1,4% so với cuối 2012. Đây là mức thấp so với cùng kỳ, trong khi chỉ tiêu cả năm 2013 là 12%. Nguyên nhân chủ yếu là do sức mua yếu, nên hàng hóa tồn đọng, doanh nghiệp khơng thể mở rộng sản xuất và khơng có lý do xác đáng để vay vốn trong thời điểm này. Nếu áp dụng Thông tư 02 đúng thời hạn vào ngày 01/6 tới đây, hàng loạt doanh nghiệp sẽ bị ngân hàng cắt vốn do tỉ lệ nợ xấu tăng lên, nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, khơng thể trả được nợ đã vay từ các NHTM. Nhìn chung, các ý kiến đều đánh giá cao ý nghĩa của Thông tư 02, một bước tiến lớn trong việc bảo đảm các ngân hàng báo cáo chân thực hơn về tình hình trích lập dự phịng, giúp đánh giá tình hình nợ xấu của ngân hàng và doanh

nghiệp một cách chính xác hơn và rõ ràng hơn, nâng cao tính an tồn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế cũng như góp phần làm cho cộng đồng đầu tư tin tưởng rằng ngành ngân hàng đã thực sự minh bạch hơn. Tuy nhiên, thời hạn áp dụng Thông tư 02 nên được lùi lại và cần có lộ trình đề án thích hợp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi năng lực sản xuất. Theo đó, thời gian hiệu lực thi hành quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 02 sẽ được điều chỉnh từ ngày 01/06/2013 sang ngày 01/06/2014.

Trên thực tế hiện nay, tình trạng công bố thông tin của các TCTD thiếu tính chuyên nghiệp, nội dung thông tin báo cáo quý và năm niêm yết khá sơ sài. Đặc biệt đối với các thông tin báo cáo quý, nhiều NHTM chỉ đưa ra vẻn vẹn trong hai trang báo cáo cân đối kế toán và báo cáo thu nhập vắn tắt.

Hầu hết các TCTD công bố các báo tài chính quý của riêng công ty mẹ (trong khi các khoản lãi, lỗ của công ty con không được thể hiện). Một số cơng bố báo cáo tài chính cơng ty mẹ kèm báo cáo tài chính của một số cơng ty con thay vì báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn. điều này gây nên tình trạng loạn thơng tin cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư khơng có kiến thức sâu về kế tốn, tài chính.

Căn cứ theo thực trạng công bố thông tin của các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng, nhận thấy hệ thống các NHTM Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu theo Trụ cột 3 của Hiệp ước Basel II về việc thực hiện minh bạch hóa các thơng tin về rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, cấu trúc rủi ro,…

2.3 NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG

BASEL TRONG HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM 2.3.1 Những nguyên nhân thuộc về nội dung của Basel II 2.3.1.1 Nội dung Basel II Quá phức tạp

Một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc tiếp cận các quy tắc trong hiệp ước Basel chính sự khác biệt về ngôn ngữ. Ngôn ngữ được thể hiện trong hiệp ước

Basel là tiếng Anh, hồn tồn chưa có một tài liệu nghiên cứu hoặc dịch thuật chính thức nào về hiệp ước Basel bằng tiếng Việt. Vì vậy, cho dù rất nhiều chuyên gia quản lý ngân hàng muốn tiếp cận nhưng cũng rất khó khăn. Mỗi văn bản ban hành từ Ủy ban Basel kể cả là văn bản chính thức lẫn những văn bản bổ sung hướng dẫn thi hành đều có độ dài từ 400 đến hơn 500 trang giấy, những thuật ngữ được sử dụng cũng thật sự không dễ hiểu, là những từ mới và từ khó. Ngồi ra, một khối lượng đồ sộ các văn bản của Basle với nhiều cơng thức tính tốn phức tạp, chưa gần gũi với tình hình thực tế trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cùng là lý do để các chuyên gia chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu.

Mặt khác, một trong những khó khăn đối với việc vận dụng các phương pháp của Basel II vào hệ thống ngân hàng Việt Nam chính là độ phức tạp của mỗi phương pháp. Sự phức tạp này thể hiện ở cả trong cách tính tốn và vận dụng lẫn trong việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý khách hàng. Đối với phương pháp được coi là đơn giản và dễ áp dụng nhất - phương pháp chuẩn thì mỗi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng cũng phải được lưu trữ thông tin đầy đủ nhằm phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm khách hàng đó. Như vậy sẽ có rất nhiều hệ số rủi ro được áp dụng cho mỗi khách hàng với từng loại giao dịch khác nhau. Thực tế, mỗi ngân hàng có đến vài trăm ngàn khách hàng, mỗi khách hàng lại có vài trăm giao dịch các loại, vấn đề tính tốn nhu cầu vốn tối thiểu cho hoạt động của ngân hàng thực sự trở thành một bài tốn khơng đơn giản.

Đối với hai phương pháp còn lại là IRB cơ bản vào IRB nâng cao thì hai phương pháp này là quá phức tạp. Các cơng thức tính tốn hệ số rủi ro là những cơng thức dựa trên tốn học phức tạp bao gồm toán thống kê, xác suất và kinh tế lượng.

2.3.1.2 Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn

Một trong những khó khăn ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng Basel II vào hệ thống giám sát và quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam đó chính là chi phí vận hành theo toàn bộ chuẩn mực của Basel II quá lớn. Đối với các ngân hàng quốc tế lớn, họ đã áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro gần tương thích với Basel II và có thể tiết

kiệm chi phí thơng qua quy mơ hoạt động. đối với các nước đang phát triển, nhiều ngân hàng của các nước mới nổi sẽ gặp khó khăn, vì việc chuyển sang Basel II là rất tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí cố định liên quan đến việc nâng cấp ngân hàng. đây là một thách thức lớn đối với hệ thống tài chính Việt Nam. Theo ước tính, các NHTM cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu đô la Mỹ, tương đương với 160 tỷ đồng Việt Nam, khoảng 15% vốn điều lệ của các NHTM CP. Trong khi đó, nếu là ngân hàng cỡ lớn thì chi phí vận hành hệ thống Basel này có thể lên đến 200 triệu đôla Mỹ, tương đương với 4000 tỷ đồng Việt Nam, cao hơn mức vốn pháp định của các NHTM Nhà nước theo nghị định 141 của Chính phủ.

2.3.1.3 Yêu cầu của Basel II về vốn khá cao

Hiệp ước Basel II nhằm điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn ngân hàng hoạt động trên phạm vi nhiều quốc gia, vì vậy yêu cầu an toàn vốn là một trong những mục tiêu đặt ra hàng đầu đối với những ngân hàng này. Vốn này nhằm giảm thiểu đến mức tối đa khả năng xảy ra vỡ nợ đối với các ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trong Basel II vẫn giữ mức 8% nhưng trên thực tế, các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basle I bởi các ngân hàng phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Điều này sẽ cực kỳ bất lợi cho các ngân hàng Việt Nam vì rủi ro hoạt động thấp hơn các ngân hàng quốc tế lớn nhưng lại vẫn phải áp dụng chung một mức vốn dự phòng rủi ro hoạt động là 20% tổng doanh thu.

2.3.2 Những nguyên nhân trong nội tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam

2.3.2.1Chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện Basel II

Theo quy định trong hiệp ước Basel II, các NHTM được lựa chọn một trong ba phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng và tính tốn tỷ lệ an toàn vốn theo từng phương pháp với sự đồng ý của cơ quan giám sát và phù hợp với năng lực hiện tại của từng ngân hàng. Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn về việc thực hiện một trong ba phương pháp này cho các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

2.3.2.2 NHTM Việt Nam chưa đáp ứng điều kiện của Basel II

Hệ thống quản trị rủi ro hiện đại (ARMS- Advanced Risk Management Systems) được ứng dụng đặc biệt đối với các ngân hàng sử dụng phương pháp IRB nội bộ. Khi sử dụng phương pháp IRB cơ bản, các ngân hàng phải ước tính được xác suất vỡ nợ (PD), thiệt hại do vỡ nợ (LGD) dựa trên các đặc điểm về điều kiện tài chính, tài sản đảm bảo, năng lực hoạt động. Còn đối với phương pháp IRB nâng cao thì ngồi hai yếu tố này ra, các ngân hàng cịn cần ước tính được giá trị đáo hạn hiệu dụng M, và giá trị hoạt động khhi vỡ nợ EAD. Và những thông tin như vậy chỉ có thể tận dụng cùng với dữ liệu quá khứ để ước tính yêu cầu vốn cho các khoản vay đặc biệt và toàn bộ danh mục cho vay của ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng đều đã có hệ thống quản trị rủi ro tín dụng riêng cho mình và nếu cần thiết thì điều chỉnh cho phù hợp với phương pháp nâng cao nhưng để phát triển và sử dụng được một hệ thống quản trị rủi ro hiện đại như ARMS thì có rất ít ngân hàng lớn trên thế giới đủ khả năng làm được điều này, đó là một bài tốn khó cả về chi phí thực hiện lẫn hệ thống thông tin hỗ trợ và năng lực quản trị của các ngân hàng Yêu cầu về cơ sở dữ liệu đã vượt quá khả năng của rất nhiều ngân hàng. Do vậy, khơng có gì ngạc nhiên khi chỉ có một số ít ngân hàng hiện nay có thể áp dụng.

2.3.2.3 Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu

Theo các điều khoản và điều kiện về việc ứng dụng phương pháp nội bộ IRB, Ủy ban Basel yêu cầu sự duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay của mình theo đặc điểm, các xếp hạng, quy trình quản lý, hạng mức tín nhiệm… đạt được những tiêu chuẩn khắt khe này là một việc làm hồn tồn khơng dễ với các NHTM Việt Nam hiện nay.

Đặc biệt là khi muốn sử dụng được phương pháp nội bộ IRB, các ngân hàng phải duy trì thơng tin về xếp hạng tín nhiệm trong lịch sử của khách hàng bao gồm điểm số, ngày xếp hạng phương pháp xếp hạng và các thông tin quan trọng được sử dụng cho việc xếp hạng, người chịu trách nhiệm xếp hạng. Việc xác định người vay và các công cụ đã vỡ nợ, tần suất xuất hiện và chu kỳ xuất hiện của những kiểu vỡ nợ

giống nhau cũng cần được duy trì trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngân hàng.

2.3.2.4 Nguồn nhân lực

Một trong những khó khăn khi xem xét việc ứng dụng hiệp ước Basel II vào công tác quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam đó chính là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là vấn đề chung đối với tất cả các NHTM và kể cả đối với cơ quan giám sát NHTM như Ngân hàng Nhà nước. Thơng qua tìm hiểu những chuẩn mực Basel II trong chương I, có thể thấy rằng để nắm vững và vận dụng được các chuẩn mực này đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, giám sát ngân hàng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)