Những điểm mới của Basel III

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35)

1.4 Basel III

1.4.1 Những điểm mới của Basel III

Ngày 12/9/2010, nhóm các thống đốc ngân hàng trung ương và những người đứng đầu cơ quan thanh tra, giám sát từ 27 nước đã nhóm họp tại Basel (Thụy Sĩ) để thông qua các quy định mới về vốn và ấn định thời hạn để các ngân hàng thực hiện những quy định này. Basel III với nhiều đề xuất mới về vốn, đòn bẩy và các tiêu chuẩn về tính thanh khoản để củng cố các quy định, giám sát và quản rủi ro của ngành ngân hàng. Các tiêu chuẩn vốn và các vùng đệm vốn mới sẽ đòi hỏi các ngân hàng giữ vốn nhiều hơn và chất lượng cao hơn so với mức vốn theo quy định hiện

các yêu cầu về vốn tối thiểu dựa trên rủi ro và các biện pháp để đảm bảo đủ kinh phí được duy trì trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Nội dung mấu chốt của Basel III là quy định các ngân hàng phải tăng mức vốn dự trữ, đặc biệt là vốn của các cổ đơng hoặc của chủ sở hữu. Có như vậy, các ngân hàng mới có thể tự thốt khỏi khủng hoảng thay vì phải phụ thuộc vào các gói giải cứu của chính phủ và sẽ phải thận trọng hơn trong cấp phát tín dụng.

Theo quan điểm của Basel, chất lượng vốn tốt hơn vẫn chưa đủ. Rút kinh nghiệm từ bài học của cuộc khủng hoảng tài chính, Ủy ban Basel cho rằng khu vực ngân hàng cần nhiều vốn hơn nữa. Do đó, những tiêu chuẩn về hạn mức tối thiểu về vốn của các ngân hàng sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Theo quy định này, các ngân hàng phải duy trì mức vốn phù hợp trên mức vốn tối thiểu tùy vào mức độ rủi ro, mơ hình kinh doanh, điều kiện kinh tế. Khả năng đưa ra các quy định chặt chẽ về vốn của cơ quan giám sát quốc gia sẽ là yếu tố quan trọng trong các nguyên tắc của Basel III.

Theo Basel III, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8%, nhưng tỷ lệ của loại vốn có chất lượng cao được nâng lên, cụ thể: Tỷ lệ Vốn cấp 1 tăng từ 4% trong Basel II lên 6% trong Basel III, đồng thời tỷ lệ Vốn của cổ đông thường (common equity) cũng được tăng từ 2% lên 4,5%. Bên cạnh đó, những tài sản “Có” với chất lượng có vấn đề cũng sẽ được loại trừ dần khỏi vốn cấp 1 và vốn cấp 2, như các khoản đầu tư vượt quá giới hạn 15% vào các tổ chức tài chính. Đặc biệt, Basel III yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức 3%. Đây là tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản có cộng với các khoản mục ngoại bảng. Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel theo dõi biến động tỷ lệ đòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ địn bẩy.

1.4.2 Lộ trình áp dụng Basel III

Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn cùng với phương pháp giám sát an tồn vĩ mơ là sự thay đổi lịch sử trong quy định về hoạt động ngân hàng. Ủy ban Basel cùng các nhà lãnh đạo của các nước

G20 đã thống nhất rằng cuộc cải tổ này sẽ được triển khai sao cho không ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi kinh tế của các nước. Ngồi ra, sẽ cần có thời gian để đưa những tiêu chuẩn quốc tế mới vào những quy định riêng của các quốc gia. Theo tinh thần như vậy, BIS đã đưa ra một lộ trình để thực hiện bắt đầu từ tháng 1/2013 và hoàn thành vào năm 2019.

Hiệp ước Basel III được Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thông qua vào năm 2010 với lộ trình thực hiện là 3 năm (2013-2015), nhưng phải gia hạn đến năm 2019 do suy thối tồn cầu kéo dài. Hơn nữa, Basel 3 là tiêu chí điều chỉnh tự nguyện, các ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh các qui định về ngân hàng tùy theo tình hình thực tế của mỗi nước.

Bảng 1.7: Lộ trình cụ thể của việc thực thi Hiệp ước Basel III

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5 4.0 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5

Vốn đệm dự phòng 0,625 1.25 1,875 2,5

Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng

3,5 4 4,5 5,125 5,76 6,375 7%

Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn 20 40 60 80 100 100 Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5 5,5 6,0 6,0 6,0 6,0 6,0 Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8 8 8 8 8 8 8 Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng bắt buộc 8 8 8 8,625 9,125 9,875 10,5 Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không đủ tiêu chuẩn

Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013 Vốn dự phòng chống hiệu ứng

chu kỳ Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0% - 2,5%

Nguồn: Basel iii Compliance Professionals Association, 2013. Basel III Accord, [online] <http://www.basel-iii-accord.com/>

Tuy nhiên hiện tại Basel 3 đang bị các ngân hàng phê phán (kể cả các ngân hàng lớn tại Mỹ và châu Âu) với lập luận cho rằng, qui định đưa ra tại Basel 3 sẽ gây tổn thương cho các ngân hàng và nền kinh tế, việc tăng vốn dự phòng đối với tài sản cầm cố và tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ sẽ gây thương tổn cho các ngân hàng nhỏ. Basel 3 cũng bị phê phán là tác động tiêu cực đến tính ổn định của hệ thống tài chính, do nó thúc đẩy các ngân hàng liều lĩnh hơn, không xử lý được nguyên nhân của khủng hoảng. Đồng thời các Ngân hàng Châu Âu cũng lo ngại về qui định thắt chặt chứng khốn hóa tiền mặt, dự kiến sẽ bắt đầu áp dụng từ năm 2014. Do đó, Châu Âu và Mỹ đã nhiều lần trì hỗn thực thi các qui định này..

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong quá trình tồn tại, hoạt động các ngân hàng không thể không tập trung vào vấn đề quản trị rủi ro khi muốn tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy, vấn đề rủi ro ngân hàng ln được các nước phát triển đặc biệt chú trọng nghiên cứu, phân tích, thậm chí ngay cả khi nền kinh tế đang rất ổn định. Hiện nay các ngân hàng trên thế giới đang có xu hướng chung hướng đến việc tuân thủ Basel II - Hiệp ước của các nước thuộc G-10 thỏa thuận thống nhất về đo lường vốn và các tiêu chuẩn đủ vốn của ngân hàng được ký kết vào năm 2004, ra đời năm 2006.

Các nước trên thế giới hiện nay đều hướng đích đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn vốn của Basel II và mặc nhiên các tiêu chuẩn của Basel II được thừa nhận là sự thống nhất quốc tế về đo lường vốn và các tiêu chuẩn vốn

Những phương pháp như phương pháp chuẩn, phương pháp IRB cơ bản và nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản, phương pháp mơ hình nội bộ, phương pháp nâng cao đã trở nên quen thuộc tại nhiều quốc gia, trở thành những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quản trị rủi ro hiệu quả, giúp hạn chế phần nào tổn thất trong quá trình hoạt động của hệ thống NHTM.

Thỏa thuận Basel III là viên gạch nền móng của nỗ lực từ các nhà điều hành quốc tế theo sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009, nhằm đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng toàn cầu sẽ vững chắc hơn. Mặc dù bản dự thảo đã được công bố từ năm 2010 và theo lộ trình sẽ có bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2015, kể từ khi được đưa ra, Basel III đã gặp phải rất nhiều chỉ trích về sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

Sau 6 năm Việt Nam là thành viên của WTO, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu bước đầu. Môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam có những chuyển biến tích cực với những thành cơng đáng ghi nhận về khung điều tiết; quản trị nội bộ; tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Song đi sâu vào quá trình phát triển này cho thấy những bất cập chưa có tiền lệ nảy sinh, hệ thống ngân hàng Việt Nam dễ bị tổn thương trước các biến động của mơi trường bên trong và bên ngồi. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy hội nhập WTO là động lực hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, của ngân hàng nếu biết tận dụng có hiệu quả cơ hội và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tiến trình hội nhập là những khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để có thể sánh tầm với thế giới.

2.1.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động của NHTM 2.1.1.1 Số lượng ngân hàng gia tăng vượt bậc

Sau khi đổi mới, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hệ thống các NHTM VN đã có bước phát triển nhanh về mặt số lượng. Tính đến tháng 10/2012, hệ thống các NHTM Việt Nam có 39 NHTM, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh.

Bảng 2.1: Số lượng các Ngân hàng Việt Nam.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tổng hợp

có mạng lưới bao phủ đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt có NHTM đã xâydựng hệ thống các chi nhánh bao phủ đến tận huyện, thậm chí là tới các xã, liên xã; mạng lưới của hệ thống NHTM trải rộng khắp đến các vùng, miền của đất nước, qua đó ngày càng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.

2.1.1.2 Các ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ

Bên cạnh đó, dưới áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì đến năm 2010, vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng thương mại phải đạt 3.000 tỷ VND. Đến nay, các ngân hàng đã thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu, trong đó một số ngân hàng cịn có số vốn điều lệ khá cao như: VCB, BIDV, Viettinbank, Agribank, ACB..., các chi nhánh ngân hàng nước ngồi cũng dần tăng quy mơ vốn điều lệ để đảm bảo hoạt động từ trên 15 triệu USD.

Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của các nhóm TCTD tính đến 31/7/2012 (Đơn vị: tỷ đồng)

Nguồn: Số liệu cập nhật về hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến 31/7/2012 của NHNN

Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản, vốn điều lệ của các Ngân hàng thuộc NHNN (ĐVT: tỷ

đồng)

Nguồn: Banking and Human Resources Community: Bảng xếp hạng vốn điều lệ và tổng tài sản các Ngân hàng Quý I năm 2013.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tại thời điểm 15/6/2012, ở Việt Nam có 35 ngân hàng thương mại cổ phần với số vốn đăng ký là 167.238,8 tỷ đồng (~ 8 tỷ USD, chiếm 58,28% tổng vốn đăng ký của hệ thống); có 5 ngân hàng thương mại nhà nước với vốn đăng ký 90.178,7 tỷ đồng (~4,3 tỷ USD, chiếm 31,53%); có 4 ngân hàng liên doanh với vốn được cấp 457 triệu USD (chiếm 3,36%); và 5 ngân hàng có vốn 100% nước ngoài với vốn đăng ký 19.547 tỷ đồng (~0.93 tỷ USD, chiếm 6,82%). Nếu so với 1998, tổng số vốn đăng ký của 35 ngân hàng cổ phần tư nhân năm 2012 đã tăng 75 lần (trung bình 40%/năm). Nếu so sánh với mức tăng trưởng GDP cỡ 7%/năm thì đây là tốc độ tăng trưởng chóng mặt.

Biểu đồ 2.3: Vốn điều lệ của các NHTM Cổ Phần (ĐVT: tỷ đồng)

Nguồn: Banking and Human Resources Community: Bảng xếp hạng vốn điều lệ và tổng tài sản các Ngân hàng Quý I năm 2013.

2.1.1.3 Huy động và cung ứng vốn lớn cho nền kinh tế

Dư nợ cho vay tăng nhanh trong những năm vừa qua: Trên thực tế, hệ thống NHTM Việt Nam đã và đang đóng vai trị chi phối thị phần tín dụng (86,47% tồn hệ thống). Tính đến hết tháng 10/2012, dư nợ cho vay toàn ngành kinh tế đạt 2.939.892 tỷ đồng, đây là nguồn vốn đáng kể góp phần cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, cũng như góp phần xóa đói, giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội.

Biểu đồ 2.4: Tình hình huy động vốn và cho vay của các NHTM từ 2001–2012

38.40% 34% 31.10% 25.40% 53.90% 21.10% 37.73% 29.76% 25% 19.80% 47.60% 25.73% 11.00% 41.70% 25% 8.91% 36.50% 27.24% 33.20% 22.84% 28.70% 25.80% 32.10% 16% 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Dư nợ cho vay Huy động vốn

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay Tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Nguồn: Số liệu báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà Nước qua các năm.

Tín dụng năm 2012 tăng rất thấp 8,91%, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm sốt chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu.... Tuy nhiên, tại hội thảo “Hoạt động ngân hàng Việt Nam- Bức tranh toàn cảnh 2012 và

khuyến nghị chính sách 2013” ngày 25/12/2012, theo nghiên cứu của Học viện Ngân hàng đã đánh giá giữa mối tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và GDP (năm 2009 tăng trưởng tín dụng 37%-GDP 2009 đạt 5,23%; tăng trưởng tín dụng năm 2010 là 29%-GDP năm 2010 đạt 6,78%; tăng trưởng tín dụng năm 2011 tăng 11% - GDP năm 2011 là 5,89%, GDP 2012 là 5,02%), qua đó cho thấy mặc dù tăng trưởng tín dụng giảm nhưng nguồn vốn đã đi thực vào sản xuất hơn, hiệu quả dòng vốn tín dụng đã được tăng cao.

2.1.1.4 Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng:

Tái cơ cấu ngân hàng là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu kinh tế - một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Cuối năm 2011, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xác định 4 mục tiêu cơ bản của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là: 1- Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng; 2- Xây dựng hệ thống ngân hàng có đủ sức cạnh tranh trong và ngoài nước; 3- Cấu trúc lại cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng để bảo đảm cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế một cách hợp lý; 4- Hệ thống ngân hàng phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

Để thực hiện được 4 mục tiêu trên, đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành một số giải pháp như phân loại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thành 3 nhóm lớn để xác định mức rủi ro:

Nhóm thứ nhất gồm các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có năng

lực, quy mơ đủ lớn để tiếp tục phát triển thành những ngân hàng trụ cột trong hệ thống NHTM.

Nhóm thứ hai là các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh nhưng quy mơ

cịn nhỏ, khó có điều kiện để phát triển, mở rộng quy mô hơn nữa. Các tổ chức tín dụng loại này dự kiến sẽ được NHNN quy định lĩnh vực hoạt động để bảo đảm phù hợp với phân khúc của thị trường, nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh và bảo đảm an toàn cho toàn thể hệ thống.

Nhóm thứ ba là nhóm TCTD đang có tình hình tài chính khó khăn, buộc phải thực hiện tái cơ cấu bằng nhiều hình thức, như yêu cầu các ngân hàng lớn tham gia mua cổ phần, tham gia quản trị điều hành và cơ cấu lại các khoản mục đầu tư, mua lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)